10 bước xây dựng kế hoạch marketing cho app giao đồ ăn

Thủy Nguyễn 14/04/2023

Xây dựng kế hoạch marketing cho app giao đồ ăn như thế nào để gia tăng độ nhận diện và tăng lượt hiển thị cũng như lượt tải ứng dụng là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp quan tâm. Tham khảo 10 bước làm marketing cho app food mà Bizfly chia sẻ dưới đây để tăng độ phủ sóng và gia tăng chuyển đổi cho ứng dụng di động của bạn.

Ứng dụng giao đồ ăn là gì? Các loại app giao đồ ăn

Ứng dụng giao đồ ăn là những ứng dụng cung cấp dịch vụ: giao đồ ăn, đi chợ hộ,... để phục vụ nhu cầu của người dùng. Hiện nay, loại ứng dụng này đã được phát triển thành 4 loại chính sau:

1. Từ cửa hàng đến thực khách (Restaurant-to-consumer)

Từ cửa hàng đến thực khách (Restaurant-to-consumer) là loại ứng dụng được xây dựng theo dạng D2C (direct to customer) dành riêng cho cửa hàng. Với mô hình này, nhà hàng sẽ có sẵn hệ thống giao hàng và đội ngũ tài xế. Như vậy, người dùng có thể đặt mua đồ ăn trực tiếp từ cửa hàng mà không cần qua các ứng dụng trung gian khác.

App giao đồ ăn từ cửa hàng đến thực khách có thể giúp nhà hàng loại bỏ toàn bộ các bước trung gian và hạn chế được những chi phí phát sinh cho các bên liên quan để giữ lại toàn bộ lợi nhuận.

Ứng dụng giao đồ ăn từ cửa hàng đến thực khách

Ứng dụng giao đồ ăn từ cửa hàng đến thực khách

2. Từ nền tảng đến thực khách (Platform-to-consumer)

Từ nền tảng đến thực khách là loại hình ứng dụng giao đồ ăn liên kết. Nhà hàng sẽ hợp tác với một số ứng dụng như: Shopee Food, Grab, Gojek, Beamin,... để bán đồ ăn. Những ứng dụng kể trên sẽ tổng hợp menu từ rất nhiều nhà hàng để người dùng tìm kiếm và lựa chọn. Loại ứng dụng này phù hợp với những nhà hàng nhỏ, mới phát triển và không có đội ngũ tài xế giao hàng.

Với loại ứng dụng này, nhà hàng cần trích % lợi nhuận (hoa hồng) trên mỗi đơn hàng giao thành công để chi trả phí marketing và tài xế cho nhà phát triển app.

3. Đi chợ hộ

Dịch vụ đi chợ hộ đặc biệt phát triển trên các ứng dụng như: Grab, Gojeck,... trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát. Hình thức hoạt động của dịch vụ đi chợ hộ như sau: Người dùng sẽ truy cập vào các app hỗ trợ đi chợ hộ và lựa chọn điểm mua thực phẩm. Sau đó order tài xế và sẽ nhận được nhu yếu phẩm sau khoảng 10 đến 30 phút đặt hàng.

Với loại hình này, các cửa hàng nhu yếu phẩm sẽ phải trích hoa hồng cho nhà phát triển app để trả phí quảng cáo và tài xế.

Dịch vụ đi chợ hộ trên app

Dịch vụ đi chợ hộ trên app

4. Phần ăn sơ chế sẵn (meal-kit)

Phần ăn sơ chế sẵn là loại hình ứng dụng giao đồ ăn đang rất phát triển hiện nay. Với loại hình này, người dùng chỉ cần mua các phần ăn được sơ chế sẵn và hoàn thiện bước cuối cùng tại nhà rồi bày ra đĩa. Những phần ăn sơ chế sẵn thường có 2 loại gồm: đồ ăn được làm sẵn chỉ cần hâm nóng lại và phần ăn đang ở dạng nguyên liệu người dùng cần chế biến lại theo công thức. Với loại thức ăn này, người dùng sẽ rút gọn được quá trình nấu nướng.

Kế hoạch marketing cho ứng dụng giao đồ ăn

Một kế hoạch marketing cho ứng dụng giao đồ ăn hoàn hảo cần được tiến hành dựa trên các bước sau đây:

Bước 1: Xác định người dùng mục tiêu

Để phát triển được một ứng dụng giao đồ ăn có hệ thống đơn giản, dễ hiểu, dễ thao tác nhưng không kém phần độc đáo để thu hút người dùng thì nhà phát triển trước hết cần phải xác định người dùng mục tiêu và nghiên cứu đối thủ. Khi xác định người dùng, doanh nghiệp cần đánh giá dựa trên các thông tin về nhân khẩu học như:

  • Độ tuổi
  • Sở thích
  • Giới tính
  • Địa điểm tiếp thị cụ thể
  • Món ăn yêu thích
  • Tệp người dùng dễ tiếp cận và tệp người dùng khó tiếp cận

Còn về đối thủ, doanh nghiệp cần ước lượng có bao nhiêu ứng dụng giao đồ ăn cần phải cạnh tranh? Đối thủ có những lợi thế gì và bản thân có những lợi thế gì? Khách hàng của đối thủ là những ai? Những yếu tố này sẽ giúp nhà phát triển thiết lập được thông điệp quảng cáo phù hợp cho app để thu hút được nhiều người dùng hơn.

Bước 2: Xác định USP

USP (Unique Selling Proposition) là những đề xuất, lợi thế bán hàng độc đáo cho ứng dụng. Lựa chọn USP phù hợp sẽ giúp ứng dụng nổi bật hơn và xây dựng được điểm nhấn trong mắt người dùng. USP cho ứng dụng bán đồ ăn có thể là các thông điệp liên quan đến giá cả, loại đồ ăn, tốc độ giao hàng, giảm giá, khuyến mãi,...

Lưu ý: Các USP cần được xây dựng dựa trên 3 yếu tố trọng điểm là:

  • Nhu cầu người dùng
  • Thế mạnh của ứng dụng
  • Điểm yếu của đối thủ
  • USP phải mang yếu tố thương hiệu để tăng nhận diện
  • Ngoài ra, doanh nghiệp cần căn cứ vào kênh marketing để lựa chọn USP phù hợp để truyền tải trọn vẹn lợi ích của ứng dụng đến với người dùng.

Ví dụ USP của ứng dụng giao đồ ăn Eat Sure

Ví dụ USP của ứng dụng giao đồ ăn Eat Sure

Bước 3: Xây dựng Landing page

Xây dựng Landing page để chuyển hướng khách hàng đến với ứng dụng hoặc trang đặt món là giải pháp marketing đang được nhiều nhà hàng áp dụng. Landing page sẽ giữ nhiệm vụ quảng cáo và xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng với ứng dụng. Trên trang Landing Page nên được tích hợp các nội dung sau:

  • Thông tin giới thiệu về ứng dụng.
  • Các lợi ích mà ứng dụng có thể mang lại cho người dùng.
  • Hướng dẫn tải xuống và cài đặt app.
  • Nút CTA điều hướng người dùng đến trang cài đặt.

Lưu ý: Khi tạo Landing Page, nhà phát triển nên tối ưu giao diện ở cả hai nền tảng là PC và mobile để đáp ứng được mọi hoàn cảnh sử dụng của người dùng.

Bước 4: Blog

Blog là nơi cho phép doanh nghiệp chia sẻ các thông tin thú vị về ứng dụng để gia tăng nhận thức thương hiệu với người dùng. Blog ứng dụng giao đồ ăn nên xây dựng nội dung xoay quanh đồ ăn, thức uống, chế độ dinh dưỡng, tin tức ẩm thực… hoặc nhà phát triển có thể nghiên cứu đối thủ và phân tích tệp người dùng để chọn được chủ đề phù hợp.

Ngoài ra, Blog nên được kết nối với trang web và trang tải app để tăng lượt truy cập cũng như lượt tải xuống.

Bước 5: Tối ưu hóa cửa hàng ứng dụng (ASO)

Tối ưu hóa ASO sẽ giúp ứng dụng gia tăng thứ hạng trên cửa hàng và thu hút được nhiều lượt cài đặt tự nhiên mà không cần trả tiền. ASO hoạt động tương tự như SEO, tuy nhiên quá trình tối ưu hóa của ASO lại đơn giản hơn nhiều vì chỉ cần tiến hành ở các thành phần sau:

  • Tối ưu tiêu đề: Tiêu đề ứng dụng là sự kết hợp giữa từ khóa và tên thương hiệu App để tăng lượt hiển thị.
  • Mô tả ứng dụng: Phần mô tả ứng dụng trên trang sản phẩm cần được thêm các từ khóa liên quan và tương thích với thuật toán app store để tăng khả năng xuất hiện khi cho app khi người dùng tìm kiếm. Ngoài ra, đoạn mô tả cần liệt kê đầy đủ các tính năng, lợi ích, công dụng và USP nổi bật của app để kích thích người dùng tải xuống.
  • Ảnh chụp màn hình và video xem trước: Hình minh họa và video đặc sắc, sinh động sẽ cung cấp nội dung bên trong ứng dụng với người dùng để thu hút lượt tải xuống.
  • Bản địa hóa ngôn ngữ: Ngôn ngữ phù hợp với từng địa điểm, lãnh thổ sẽ giúp gia tăng lượt tải.
  • Tối ưu đa từ khóa: Bằng cách phân chia danh mục chính và phụ, ứng dụng sẽ tăng khả năng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của người dùng.
  • Tối ưu đánh giá và xếp hạng: Điểm số xếp hạng cao và lượt đánh giá lớn sẽ giúp ứng dụng xuất hiện nhiều hơn trên các danh mục của cửa hàng ứng dụng. Do đó, doanh nghiệp có thể kêu gọi lượt đánh giá của người dùng để tối ưu mục này.

Xem thêm: ASO là gì? Cách tối ưu ASO giúp tăng khả năng hiển thị ứng dụng

Bước 6: Marketing qua mạng xã hội

Quảng cáo ứng dụng trên mạng xã hội sẽ giúp người dùng tăng nhận thức thương hiệu với ứng dụng và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. Dưới đây là một số phương án hiệu quả nhất:

  • Thuê Influencer marketing: Người nổi tiếng hoặc KOL có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội sẽ giúp tăng trưởng uy tín và giúp ứng dụng được nhiều người biết đến hơn. Doanh nghiệp có thể lên kế hoạch hợp tác và thuê những người này quảng cáo cho ứng dụng của mình thông qua: bài đăng mạng xã hội, video hoặc livestream,...

Thuê người nổi tiếng quảng cáo ứng dụng

Thuê người nổi tiếng quảng cáo ứng dụng

  • Chăm sóc khách hàng: Nhà phát triển app có thể lập tài khoản mạng xã hội cho ứng dụng trên các nền tảng như: Facebook, Instagram, Twitter,... để thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng. Kênh này sẽ được hoạt động với mục đích hỗ trợ người dùng muốn tìm hiểu thêm thông tin về ứng dụng hoặc cần hỗ trợ...

  • Khuyến mãi đặt hàng và tổ chức các cuộc thi: Thông báo về các chính sách khuyến mãi hoặc tổ chức cuộc thi trên mạng xã hội là cách hiệu quả để bạn chia sẻ ứng dụng của mình đến với nhiều người dùng hơn. Một vài cuộc thi như: chụp hình đồ ăn up lên mạng xã hội kèm hashtag, book đồ ăn kèm hashtag,... bức ảnh có lượt tương tác cao nhất sẽ được nhận một phần quà như: mã giảm giá hoặc miễn phí một món ăn.

Bước 7: Email marketing

Sử dụng email marketing để truyền tải các thông tin về ứng dụng là giải pháp quảng cáo tuyệt vời mà nhà phát triển app không nên bỏ qua. Dưới đây 2 cách dùng email hiệu quả nhất:

  • Gửi phiếu giảm giá hoặc thông tin ưu đãi: Thông tin đến khách hàng về các chương trình khuyến mãi và giảm giá khi đặt đồ ăn qua app sẽ thu hút được đông đảo người dùng truy cập app.
  • Cập nhật tin tức: Update các thông tin cập nhật về ứng dụng hoặc gửi các bài blog chia sẻ thú vị đến với người dùng thông qua email để duy trì tương tác là giải pháp rất hiệu quả.

Lưu ý: Nhà phát triển nên kiểm thử trước nội dung email bằng phương pháp A/B để đảm bảo nội dung giá trị với người dùng.

Bước 8: Tạo chương trình khách hàng thân thiết trong ứng dụng

Xây dựng chương trình tri ân khách hàng thân thiết như: quẹt thẻ tích điểm, gửi mã giảm giá cho khách hàng gắn bó lâu năm với ứng dụng,... sẽ giúp nhà phát triển app duy trì được mối quan hệ trung thành của người tiêu dùng. Ngoài ra, nhà phát triển app cũng nên bổ sung chiến lược quét thẻ ảo trong app và cho phép người dùng tích điểm để nhận được lợi ích khi mua hàng. Điều này sẽ giúp app tăng lượt tải xuống và thu hút được nhiều người dùng mới hơn.

Cung cấp ưu đãi tri ân khách hàng thân thiết

Cung cấp ưu đãi tri ân khách hàng thân thiết

Bước 9: Gửi thông báo với các ưu đãi và khuyến mãi đặc biệt

Các ứng dụng đặt đồ ăn nên xây dựng thường xuyên các chiến dịch ưu đãi và khuyến mãi để tri ân khách hàng vào những dịp đặc biệt. Doanh nghiệp cũng nên thông báo về các ưu đãi này trên website, mạng xã hội,... để người dùng không bỏ lỡ chúng. Các chiến dịch đặc biệt sẽ giúp ứng dụng giữ chân khách hàng và đảm bảo lượt tải xuống cũng như tương tác.

Bước 10: Xem xét quảng cáo trả phí

Đối với những nhà phát triển có ngân sách thì có thể sử dụng các chiến dịch quảng cáo trả phí để ứng dụng tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn. Với quảng cáo trả phí, doanh nghiệp nên bắt đầu chạy thử nghiệm với ngân sách nhỏ và chia đều cho các nền tảng để lựa chọn được nền tảng mang lại nhiều chuyển đổi hơn. Sau khi nhắm được mục tiêu phù hợp, doanh nghiệp mới bắt đầu đổ vốn cho nền tảng tối ưu nhất để mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn so với chi phí bỏ ra.

Như vậy, Bizfly đã tổng hợp 10 cách xây dựng kế hoạch marketing hiệu quả nhất cho ứng dụng giao đồ ăn trong bài viết trên. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích giúp các nhà phát triển app nâng cao lượt chuyển đổi cho ứng dụng của mình.

>> Thiết kế app đặt đồ ăn online giúp tăng trưởng doanh thu

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly