Bán hàng cá nhân là gì? Ưu, nhược điểm và vai trò của bán hàng cá nhân

Thủy Nguyễn 28/07/2021

Bán hàng cá nhân được sử dụng để tiếp cận và thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Vậy để nắm rõ kiến thức về bán hàng cá nhân và những ưu, nhược điểm và vai trò của bán hàng cá nhân thì mời bạn đọc thảm khảo bài viết được Bizfly chia sẻ ngay sau đây.

Bán hàng cá nhân là gì? 

Bán hàng cá nhân (Personal Sales) là một quá trình tập hợp các mối quan hệ giao tiếp, tương tác và trao đổi trực tiếp giữa người bán hàng và những khách hàng tiềm năng để thuyết phục và thúc đẩy thực hiện các hành vi mua hàng và gia tăng cơ hội bán được hàng trong tương lai. Thực tế cho thấy, bán hàng cá nhân là một quá trình giao tiếp khá phức tạp giữa người mua và người bán.

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? 

Vai trò của hình thức bán hàng cá nhân là gì? 

Các doanh nghiệp hay các tổ chức kinh doanh đều nhận định bán hàng cá nhân là hình thức quan trọng trong công việc của họ. Bởi tầm quan trọng của nó mang lại là rất lớn.

  • Bạn có thể dễ dàng khai thác những mong muốn, nhu cầu của khách hàng, hiểu được những vấn đề mà họ gặp phải cũng như những đánh giá của họ về sản phẩm, dịch vụ để doanh nghiệp có thể cải thiện và cung cấp những sản phẩm phù hợp.
  • Bán hàng cá nhân giúp tạo ra động lực để khuyến khích những bên trung gian chấp nhận gia tăng lượng mua và có sự nỗ lực hơn trong việc trưng bày các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Bán hàng cá nhân giúp xây dựng cầu nối giữa doanh nghiệp và các đối tượng khách hàng mục tiêu, vừa là bán hàng, vừa là kênh quảng cáo và có thể là kênh chăm sóc khách hàng nữa.
  • Ứng dụng bán hàng cá nhân giúp doanh nghiệp cung cấp những thông tin cần thiết về sản phẩm cho khách hàng để tránh những sai sót, rủi ro trong việc mua bán hay sử dụng.

Ưu, nhược điểm của hình thức bán hàng cá nhân 

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi vận dụng hình thức bán hàng cá nhân vào công việc kinh doanh cũng phải nắm rõ được những ưu & nhược điểm của hình thức này.

Ưu, nhược điểm của hình thức bán hàng cá nhân

Bán hàng cá nhân là hình thức kinh doanh hiệu quả

Ưu điểm 

  • Tương tác hai chiều: Thông qua sự tương tác của khách hàng trong quá trình giao dịch hàng hóa, người bán hàng có thể dễ dàng xác định được các tác động của thông điệp và giải quyết được các vấn đề cá nhân một cách kịp thời.
  • Dễ điều chỉnh thông điệp: Doanh nghiệp có thể dựa trên sự tương tác của khách hàng để điều chỉnh thông điệp hướng tới những vấn đề mà khách hàng quan tâm để phù hợp với mong muốn của họ.
  • Tập trung vào khách hàng: Trong quá trình giao tiếp và tương tác với khách hàng với hình thức bán hàng cá nhân, các nhiễu tạp xảy ra có thể được giảm thiểu, từ đó khách hàng có thể tập trung hơn vào những thông báo bán hàng.
  • Tham gia vào quyết định mua hàng: Người bán hàng có thể thông qua các mối quan hệ để trở thành đối tác thậm chí còn có khả năng tham gia chuyên sâu vào quá trình đưa ra quyết định mua sản phẩm của khách hàng.
  • Thu thập thông tin: Các đại diện bán hàng trong quá trình trao đổi với khách hàng dễ dàng thu thập được những thông tin phải hồi của khách hàng hoặc các thông tin có liên quan đến đối thủ cạnh tranh.

Nhược điểm 

  • Tính thống nhất: Cách hiểu và diễn đạt thông điệp của mỗi nhân viên  bán hàng là khác nhau dẫn đến việc thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải không được thống nhất.
  • Nảy sinh mâu thuẫn: Giữa các nhân viên bán hàng tại doanh nghiệp có thể phát sinh những mâu thuẫn và hiện tượng cạnh tranh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động doanh nghiệp.
  • Tốn kém: Các sản phẩm tiêu dùng phổ thông không thích hợp với hình thức bán hàng cá nhân bởi chi phí để thuê và vận hành đội ngũ bán hàng là rất cao.
  • Khó kiểm soát: Một số những hành vi tiêu cực có thể xảy ra khi sử dụng hình thức bán hàng cá nhân như nhân viên bán hàng che giấu doanh thu, báo giá sản phẩm cao hơn mức quy định, tiết lộ thông tin khách hàng cho đối thủ,..

Quy trình triển khai hình thức bán hàng cá nhân 

Bạn cũng có thể xem xét quy trình triển khai hình thức bán hàng cá nhân mà Bizfly chia sẻ phía dưới đây.

Quy trình triển khai hình thức bán hàng cá nhân

Các bước triển khai hình thức bán hàng cá nhân

Bước 1: Thăm dò, đánh giá và thiết lập quan hệ với khách hàng 

  • Thăm dò được xem là bước đầu tiên vô cùng quan trọng trong quá trình bán hàng hướng tới mục đích xác định các đối tượng khách hàng tiềm năng có mong muốn hoặc nhu cầu đối với sản phẩm.
  • Đánh giá là quá trình mà người bán tìm hiểu và phân tích khách hàng triển vọng như khối lượng kinh doanh, khả năng tài chính,.. để có thể xác định và phân loại các đối tượng khách hàng mục tiêu có thể theo đuổi.
  • Thiết lập mối quan hệ với khách hàng là cách mà người bán hàng tương tác và thu thập những thông tin cơ bản của khách hàng để xúc tiến quá trình tiếp xúc với người mua.

Đọc thêm: Cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng tối ưu cho doanh nghiệp

Bước 2: Tạo niềm tin trong khách hàng 

Các nhân viên bán hàng của doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng mối quan hệ mới với các đối tượng khách hàng bằng cách triển khai các cuộc gặp gỡ trực tiếp hoặc gọi điện thoại, nhắn tin. Sau đó chào hỏi khách hàng và gia tăng thêm niềm tin của họ đối với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Bước 3: Tìm hiểu nhu cầu khách hàng

Qua quá trình tiếp xúc, trò chuyện, tương tác và trao đổi với khách hàng, các nhân viên bán hàng của doanh nghiệp cần tìm hiểu được những sở thích, mối quan tâm, mong muốn và nhu cầu về loại sản phẩm của khách hàng. Từ đó cung ứng các sản phẩm phù hợp tương tự.

Bước 4: Giới thiệu sản phẩm 

Sau khi đã hiểu hơn nhu cầu của khách hàng, các nhân viên bán hàng cần khéo léo lồng ghép, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp và trình bày với khách hàng những lợi ích, công dụng và đặc tính của sản phẩm. Cuối cùng là chứng minh rằng sản phẩm này có khả năng thoả mãn được mong muốn của họ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần phải xử lý các phản hồi của người dùng một cách tích cực và có logic.

Quy trình triển khai hình thức bán hàng cá nhân

Giới thiệu và quảng bá sản phẩm

Bước 5: Chốt đơn 

Khi kết thúc quy trình bán hàng và giới thiệu sản phẩm, nhân viên bán hàng cần xác định được các đối tượng mua hàng và thời gian họ sẽ mua sản phẩm. Bước này đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế của người bán hàng để kích thích, thúc đẩy nhu cầu mua hàng của khách hàng và tiến hành chốt đơn.

Bước 6: Phục vụ khách hàng

Phục vụ khách hàng là giai đoạn cần thiết và quan trọng giúp thắt chặt được mối quan hệ giữa người mua và người bán. Tại bước này, nhân viên bán hàng cần phải hoàn chỉnh tất cả mọi chi tiết cần thiết trong việc bán hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng bằng cách giải quyết các vấn đề phát sinh và phục vụ nhu cầu khách hàng một cách hoàn hảo.

Với bài viết mà Bizfly chia sẻ, bạn có thể hiểu được một cách cụ thể bán hàng cá nhân là gì cũng như những thông tin hữu ích khác mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn đang lên kế hoạch cho các hoạt động kinh doanh của mình thì chiến lược bán hàng cá nhân là hình thức không thể bỏ qua. Ngoài ra, mọi người cũng đừng quên việc áp dụng các phần mềm quản lý bán hàng vào hoạt động bán hàng cá nhân để thu thập thông tin khách hàng, phân loại và đánh giá chất lượng nhé.

Vào tháng 7/2023, Bizfly có nghiên cứu và phát triển một sản phẩm quản lý bán hàng OneX với mục đích giúp doanh nghiệp SMEs và các cá nhân, chủ cửa hàng đang kinh doanh online có một công cụ hỗ trợ bán hàng toàn diện với khả năng ekset nối đa kênh, tích hợp AI và hệ sinh thái trọn bộ công cụ chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Mọi người có thể tìm hiểu thêm về công cụ hỗ trợ bán hàng này tại đây: https://bizfly.vn/giai-phap/giai-phap-quan-ly-ban-hang-bizshop.html

Các câu hỏi liên quan:

  • Có những kênh bán hàng cá nhân nào? Sau đây là những kênh bán hàng cá nhân phổ biến hiện nay: Bán hàng trực tiếp (đường phố, chợ, cửa hàng, sự kiện...), bán hàng online (website, mạng xã hội, thương mại điện tử, app...), bán hàng qua dịch vụ giao hàng (đại lý, shipper, bưu điện...).
  • Mục tiêu của bán hàng cá nhân là gì? Mục tiêu của bán hàng cá nhân đó là tạo ra doanh thu bằng cách kinh doanh sản phẩm và dịch vụ cho khách hàngm thu hút và giữ chân khách hàng hiện tại bằng việc tạo ra trải nghiệm mua sắm thú vị và tốt nhất cho khách hàng.
  • Để triển khai bán hàng cá nhân thì cần gì? Để triển khai bán hàng cá nhân thì mọi người cần xác định được sản phẩm và dịch vụ mà mình định bán, tìm kiếm và lựa chọn kênh bán hàng phù hợp, xác định khách hàng mục tiêu, phát triển kênh tiếp thị, chuẩn bị các công cụ bán hàng như chính sách giá, ưu đãi, giảm giá, hậu mãi...
  • Chiến lược marketing để thúc đẩy bán hàng cá nhân? Chiến lược Marketing thúc đẩy bán hàng cá nhân có thể bao gồm việc xây dựng thương hiệu, sử dụng quảng cáo và truyền thông, tạo nội dung chất lượng tăng tương tác trên mạng xã hội, triển khai chiến dịch email marketing hoặc sử dụng các công cụ tìm kiếm, quảng cáo trả phí để tăng lượng truy cập vào chiến dịch bán hàng.

Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly