Bounce rate là gì? Làm thế nào để cải thiện tỷ lệ thoát

Lê Khắc Thịnh Lê Khắc Thịnh
Chia sẻ bài viết

Bounce rate (tỷ lệ thoát) là chỉ số quan trọng trong phân tích website, giúp các nhà tiếp thị và quản trị website đánh giá hiệu quả của trang web, đồng thời cho biết mức độ hấp dẫn của nội dung trang web với người truy cập và nhiều hơn thế. Trong bài viết này hãy cùng Bizfly tìm kỹ hơn về Bounce rate và cách để cải thiện tỷ lệ thoát ngay phía dưới đây nhé!

Bounce rate là gì?

Bounce rate hay tỷ lệ thoát là tỷ lệ phần trăm khách truy cập rời khỏi trang web mà không thực hiện hành động nào, chẳng hạn như nhấp liên kết, điền biểu mẫu hoặc mua hàng.

Đối với website nếu có tỷ lệ bounce rate cao nghĩa là người dùng không tìm thấy thông tin họ đang tìm kiếm hoặc trải nghiệm người dùng (UX) kém. Ngược lại nếu bounce rate thấp cho thấy người dùng web tương tác nhiều hơn với nội dung của doanh nghiệp, việc  có thể cải thiện thứ hạng trên trang web các công cụ tìm kiếm. 

Bounce rate (tỷ lệ thoát) là tỷ lệ phần trăm khách truy cập rời khỏi trang web mà không thực hiện hành động nào
Bounce rate (tỷ lệ thoát) là tỷ lệ phần trăm khách truy cập rời khỏi trang web mà không thực hiện hành động nào

Phân biệt Bounce Rate và Exit Rate (Tỷ lệ thoát trang)

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa Bounce Rate và Exit Rate. Mặc dù cùng liên quan đến việc người dùng rời đi, chúng đo lường hai hành vi khác nhau:

  • Bounce Rate (Tỷ lệ thoát): Chỉ đo lường các phiên truy cập chỉ có một trang. Nó trả lời câu hỏi: "Bao nhiêu phần trăm người dùng đã rời đi ngay sau khi xem trang đầu tiên?"
  • Exit Rate (Tỷ lệ thoát trang): Đo lường tỷ lệ phần trăm số lần một trang cụ thể là trang cuối cùng trong một phiên, bất kể phiên đó có bao nhiêu lượt xem trang. Nó trả lời câu hỏi: "Trong số tất cả những người đã xem trang này, bao nhiêu phần trăm đã kết thúc phiên truy cập của họ tại đây?"

Ví dụ để dễ hiểu:

  • Phiên 1: Người dùng vào Trang A -> Thoát. Trang A có 1 Bounce, 1 Exit.
  • Phiên 2: Người dùng vào Trang A -> Trang B -> Thoát. Trang A không có Bounce. Trang B có 1 Exit.

Xem thêm ==> Bounce rate vs exit rate: Sự khác biệt, cách theo dõi và tối ưu hoá 

Bounce rate bao nhiêu là tốt?

Tỷ lệ thoát trang từ 40% trở xuống được coi là tốt, nếu tỷ lệ thoát trang từ 55% trở lên thì được coi là cao và doanh nghiệp cần tìm cách cải thiện để thu hút khách truy cập.

Theo HubSpot, tỷ lệ thoát trang trung bình cho hầu hết các trang là từ 26% đến 70%. Ngoài ra bounce rate trung bình cho một trang B2B là 56% và trang web B2C là 45%. Tuy nhiên mỗi trang web đều khác nhau và tỷ lệ thoát còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành, lĩnh vực của mỗi doanh nghiệp. 

Ví dụ như Amazon có tỷ lệ thoát khoảng 33% được xem là tỷ lệ tốt đối với ngành thương mại điện tử, hay các trang web tin tức như BBC, tỷ lệ thoát (bounce rate) khoảng 55% được coi là bounce rate khả quan.  

Doanh nghiệp cần lưu ý rằng tỷ lệ trên chỉ là tham khảo chung và không thể áp dụng cho mọi trang web. Doanh nghiệp phải xem xét các yếu tố khác, chẳng hạn như chất lượng nội dung trang web và trải nghiệm của người dùng trên trang web của bạn khi đánh giá tỷ lệ thoát. 

Tỷ lệ thoát trang trong Google Analytics 4 được tính như thế nào?

Trong Google Analytics 4 (GA4) tỷ lệ thoát được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm các phiên không tương tác. Nếu không đáp ứng bất kỳ tiêu chí nào sau đây thì phiên đó là phiên không tương tác hay bị thoát:

  • Thời gian tương tác dài hơn 10 giây 
  • Đã thực hiện hành động chuyển đổi
  • Có ít nhất 2 lượt xem trang

Một ví dụ để bạn dễ hình dung về cách tính tỷ lệ thoát trong GA4. Ví dụ, có tổng số 10 phiên truy cập, trong số này chỉ có 6 phiên tương tác. Lúc này, tỷ lệ thoát trong Google Analytics 4 sẽ là 40%. Cụ thể về công thức tính tỷ lệ thoát trong GA4 sẽ như sau:

Bounce Rate GA4 = [Số lần thoát : Tổng số phiên] x 100%  

Lưu ý, số lần thoát ở đây có thể hiểu là những phiên không tương tác.

Công thức tính tỷ lệ Bounce Rate của một trang web

Để tính tỷ lệ Bounce Rate cho một trang web bạn có thể áp dụng công thức sau:

Bounce Rate = Bounce (Tổng số lượt thoát của trang) : Entrance (Tổng số lượt truy cập trang)

Lưu ý, cả lượt Bounce và lượt Entrance đều phải được đo trên cùng 1 trang, trong cùng một thời điểm nhất định.

Công thức tính tỷ lệ Bounce Rate của toàn bộ website

Tương tự đối với tỷ lệ Bounce Rate của toàn bộ website cũng vậy. Công thức tính như sau:

Bounce Rate cho toàn bộ website = Bounce (Tổng số lượt thoát website) : Entrance (Tổng số lượt truy cập toàn bộ website)

Hãy nhớ rằng, tất cả các số liệu dùng để tính tỷ lệ thoát được đo trên tất cả các trang, trong cùng một thời điểm nhất định.

Công thức tính bounce rate trên một trang và toàn website
Công thức tính bounce rate trên một trang và toàn website

5 Nguyên nhân chính khiến Bounce Rate cao

Tỷ lệ thoát cao là một tín hiệu cho thấy có vấn đề tồn tại giữa trang web của bạn và kỳ vọng của người dùng. Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất được phân tích chi tiết.

 Nội dung không đáp ứng nhu cầu của người dùng

Nội dung không liên quan hoặc chất lượng thấp khiến khách truy cập thất vọng và họ rời khỏi trang web của bạn ngay lập tức. Các vấn đề chung về nội dung thường là: 

  • Tiêu đề gây hiểu lầm, không triển khai nội dung giống tiêu đề, khiến khách truy cập thất vọng rời đi.
  • Nội dung quá cũ và không được cập nhật thường xuyên, không đáp ứng nhu cầu thông tin cho người dùng truy cập. 
  • Nội dung quá dài gây nhàm chán hoặc nội dung quá dài không đủ chi tiết thỏa mãn sự tò mò của người đọc. 

Thiết kế giao diện (UI) lỗi thời và không hấp dẫn

Thiết kế đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng tích cực ban đầu. Một trang web không hấp dẫn về mặt thị giác có thể khiến khách truy cập rời bỏ và dẫn đến tỷ lệ thoát cao hơn. Các vấn đề thiết kế hình ảnh phổ biến:

  • Thiết kế xấu có thể khiến người dùng cảm thấy không đáng tin cậy, dẫn đến tỷ lệ thoát cao.
  • Phối màu không nhất quán, màu sắc chói mắt hoặc không đồng bộ gây khó chịu, làm người dùng dễ dàng rời bỏ trang.
  • Phông chữ khó đọc, không phù hợp làm giảm khả năng tiếp nhận thông tin, khiến người dùng không muốn ở lại.
  • Menu danh mục website không trực quan, hệ thống điều hướng kém và lộn xộn, nội dung không phân cấp rõ ràng khiến người dùng khó tìm kiếm thông tin.

Trải nghiệm người dùng (UX) kém

Tỷ lệ thoát cao có thể do trải nghiệm người dùng kém chẳng hạn như tốc độ tải trang chậm, điều hướng kém,.. Google đã phân tích khoảng 11 triệu trang web. Họ phát hiện ra rằng các trang web tải chậm là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thoát cao. Nếu trang web của bạn tải quá chậm hoặc thậm chí lâu hơn một vài giây, khách truy cập sẽ rời đi ngay lập tức.

Điều hướng kém có thể gây thất vọng cho người dùng, dẫn đến tỷ lệ thoát cao. Nguyên nhân thường gặp bao gồm liên kết bị lỗi, nội dung không còn tồn tại hoặc thiếu CTA rõ ràng. Khi không biết phải làm gì tiếp theo, người dùng dễ dàng rời bỏ trang. 

Lỗi kỹ thuật trên trang

Các lỗi kỹ thuật tạo ra những rào cản trực tiếp, ngăn cản người dùng tương tác với trang web của bạn. Một trong những lỗi phổ biến nhất là các liên kết bị hỏng hoặc trỏ đến nội dung không còn tồn tại. Khi người dùng nhấp vào một liên kết với kỳ vọng được dẫn đến một thông tin hữu ích nhưng lại gặp phải trang lỗi 404, trải nghiệm của họ sẽ bị gián đoạn đột ngột, gây ra sự khó chịu và thường dẫn đến việc họ thoát khỏi trang web hoàn toàn.

Quảng cáo và Pop-up quá nhiều

Việc lạm dụng quảng cáo và pop-up là một trong những cách nhanh nhất để làm phiền người dùng. Khi một khách truy cập vừa vào trang đã bị che khuất nội dung bởi các cửa sổ quảng cáo, họ sẽ cảm thấy trải nghiệm bị xâm phạm. Điều này không chỉ làm chậm tốc độ tải trang mà còn tạo ra một ấn tượng tiêu cực, khiến người dùng có xu hướng đóng ngay tab của bạn để tìm kiếm một trang web khác thân thiện hơn.

Cách cải thiện bounce rate

Để giảm tỷ lệ thoát, người dùng cần tập trung vào việc mang đến một trải nghiệm toàn diện và giá trị cho người dùng. Dưới đây là 8 phương pháp hiệu quả có thể áp dụng ngay.

Cải thiện tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Người dùng hiện đại rất thiếu kiên nhẫn; nếu một trang web tải quá chậm hoặc mất nhiều hơn vài giây, khách truy cập sẽ rời đi ngay lập tức.

Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần có một cách tiếp cận kỹ thuật toàn diện. Việc cải thiện tốc độ thường đòi hỏi tối ưu hóa mã nguồn, lựa chọn gói hosting mạnh mẽ hơn và xem xét lại toàn bộ kiến trúc trang web.

Cải thiện chỉ số readability (tính dễ đọc) 

Khách truy cập website thường muốn tìm kiếm thông tin nhanh chóng, nếu họ không thể tìm thấy những gì họ muốn ngay lập tức thì doanh nghiệp sẽ có tỷ lệ thoát cao. Dưới đây là một số cách giúp định dạng nội dung doanh nghiệp dễ đọc:

  • Sử dụng các tiêu đề phụ chia nội dung thành những phần dễ hiểu, giúp người đọc dễ dàng đọc lướt và hiểu nội dung của bạn.
  • Sử dụng khoảng trắng để tạo không gian thoáng cho nội dung 
  • Sử dụng các đoạn văn và câu văn ngắn và cố gắng chỉ viết một ý tưởng cho mỗi đoạn văn.
  • Sử dụng gạch đầu dòng để giải thích những điểm đáng chú ý, nổi bật giúp nội dung trở nên khoa học.

Chia sẻ nội dung sáng tạo và giá trị

Để cung cấp nội dung chất lượng cao, hấp dẫn và có giá trị với khách truy cập web, doanh nghiệp cần hiểu đối tượng mục tiêu của mình đang tìm kiếm điều gì, sau đó nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung, có kế hoạch nội dung tổng thể, rõ ràng. Đồng thời liên tục cập nhật, tối ưu hóa trang web để nội dung luôn mới.

Xây dựng liên kết nội bộ khoa học 

Cấu trúc liên kết nội bộ (internal link) vững chắc, được sắp xếp một cách hợp lý và logic chính là chìa khóa để cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng truy cập. Một số bí quyết giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược internal link cho website hiệu quả: 

  • Tạo liên kết nội bộ đến các trang có cùng chủ đề
  • Đặt liên kết nội bộ trên các trang có lưu lượng truy cập lớn 
  • Đa dạng Anchor Text cho liên kết nội bộ và liên kết bên ngoài trang
  • Xây dựng menu danh mục website có tính hệ thống, các trang quan trọng sẽ là trang chủ như trang sản phẩm/dịch vụ, trang giới thiệu, trang blog, các trang có nội dung chất lượng cao.  
Cấu trúc liên kết được sắp xếp hợp lý, hiệu quả là chìa khóa để giữ chân khách hàng
Cấu trúc liên kết được sắp xếp hợp lý, hiệu quả là chìa khóa để giữ chân khách hàng

Sử dụng CTA rõ ràng và hấp dẫn

CTA rõ ràng giúp người dùng hiểu được giá trị mà trang web mang lại dễ dàng, khuyến khích họ ở lại lâu hơn. Hơn nữa CTA hoạt động giống như một la bàn kỹ thuật số, hướng người dùng đến hành động mong muốn, đảm bảo hành trình trực tuyến diễn ra liền mạch và có mục đích. Để một CTA trở rõ ràng và hấp dẫn, cải thiện bounce rate doanh nghiệp cần lưu ý:

  • CTA có màu sắc tương phản và từ ngữ in đậm, rõ nét
  • CTA được đặt ở vị trí dễ nhìn như phía trên cùng landing page hoặc giữa nội dung, đảm bảo người dùng không bỏ lỡ.  
  • Sử dụng từ ngữ mạnh mẽ và trực tiếp để tạo động lực cho người dùng hành động
Thúc đẩy người dùng với CTA rõ ràng, hấp dẫn để giảm bounce rate hiệu quả
Thúc đẩy người dùng với CTA rõ ràng, hấp dẫn để giảm bounce rate hiệu quả

Tối ưu cho thiết bị di động

Ngày nay, phần lớn lưu lượng truy cập web đến từ các thiết bị di động. Nếu trang web của bạn hiển thị lộn xộn, chữ quá nhỏ, hoặc các nút khó bấm trên điện thoại, người dùng sẽ ngay lập tức thoát ra. Việc đảm bảo trang web có thiết kế đáp ứng (responsive), hoạt động mượt mà trên mọi kích thước màn hình là yêu cầu bắt buộc để mang lại trải nghiệm tốt và giữ chân người dùng.

Sử dụng hình ảnh và video hấp dẫn

Một trang toàn chữ sẽ rất nhàm chán và khó tiếp thu. Việc chèn các yếu tố đa phương tiện như hình ảnh chất lượng cao, infographic, biểu đồ và video có thể giúp chia nhỏ văn bản, minh họa cho các luận điểm và làm cho nội dung trở nên sinh động hơn. Video đặc biệt hiệu quả trong việc giữ chân người dùng ở lại trang lâu hơn, từ đó trực tiếp làm giảm tỷ lệ thoát.

Hạn chế Pop-up gây phiền nhiễu

Mặc dù pop-up có thể hiệu quả cho việc thu thập email hoặc thông báo khuyến mãi, nhưng việc lạm dụng chúng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây khó chịu. Nếu người dùng vừa vào trang đã bị một pop-up che hết màn hình, họ sẽ có xu hướng thoát ra ngay lập tức. Nếu cần sử dụng pop-up, hãy cân nhắc thiết lập chúng để xuất hiện sau khi người dùng đã ở trên trang một khoảng thời gian nhất định hoặc khi họ có ý định thoát (exit-intent).

Kết luận

Bounce Rate là một chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp nắm bắt chất lượng và hiệu quả của trang web. Bằng cách hiểu rõ bản chất, nguyên nhân gây ra tỷ lệ thoát cao và áp dụng các phương pháp cải thiện đã nêu, bạn có thể tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, giữ chân họ ở lại lâu hơn và đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình.

Lê Khắc Thịnh
Tác giả
Lê Khắc Thịnh

Với 17 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ thông tin, Lê Khắc Thịnh hiện là Giám đốc sản phẩm Bizfly Martech tại VCCorp. Anh chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển Bizmail, giải pháp Email Marketing chuyên sâu của Bizfly. 

Dưới sự dẫn dắt của anh, giải pháp Bizmail đã xuất sắc giành giải thưởng Sao Khuê 2023 cho lĩnh vực quảng cáo, tiếp thị và truyền thông số. Với vai trò là tác giả, anh thường xuyên chia sẻ các kiến thức chuyên môn về Martech và Email Marketing

Bài viết nổi bật

[Không thể bỏ qua] 100+ thống kê về Email Marketing năm 2025

Hơn 100 thống kê quan trọng dưới đây sẽ cung cấp những insight giá trị, giúp bạn nắm bắt xu hướng, so sánh với các benchmark trong ngành, và tối ưu chiến lược để đạt hiệu suất tối đa trong một bối cảnh số hóa không ngừng thay đổi.