Roas là gì? Tầm quan trọng và cách tối ưu chỉ số Roas

Thủy Nguyễn 01/11/2021

Chỉ số ROAS thấp phản ánh việc doanh nghiệp thực hiện các chiến lược quảng cáo của mình đang không hiệu quả, ảnh hưởng lớn tới kinh phí, là điều mà các doanh nghiệp luôn lo ngại. Vậy, Roas là gì và cách tối ưu tỷ lệ hoàn vốn chi tiêu quảng cáo như thế nào? Bizfly sẽ giúp bạn nắm vững thông tin quan trọng về chỉ số này trong bài viết sau. 

Roas là gì? 

Roas (Return on Advertising Spend) là tỉ lệ hoàn vốn từ quảng cáo, sử dụng để đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Roas cho biết số tiền thu được từ chiến dịch quảng cáo trên số tiền đã chi để thực hiện quảng cáo đó.

ROAS chỉ ra chiến dịch quảng cáo của bạn có đem lại lợi nhuận hay không. Nếu ROAS cao, tức là chiến dịch quảng cáo của bạn đang mang lại lợi nhuận tốt, có thể cân nhắc tăng chi phí quảng cáo để tăng doanh số. Ngược lại, nếu ROAS thấp, sẽ cần giảm chi phí quảng cáo hoặc tìm cách cải thiện.

Khái niệm Roas là gì

Khái niệm Roas là gì? 

Cách tính ROAS như thế nào?

Công thức tính ROAS được tính như sau: 

Roas = DT/CP

Trong đó:

  • DT: Tổng số doanh thu từ chiến dịch quảng cáo
  • CP: Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cho cho chiến dịch chạy quảng cáo.

Ví dụ: Nếu bạn chi tiêu 100 đồng để quảng cáo sản phẩm của mình và doanh thu mà bạn thu được từ chiến dịch quảng cáo đó là 500 đồng.

 ROAS = 500/100 = 5. Tức là, với một đồng quản cáo, bạn thu về được 5 đồng doanh thu => Quảng cáo hiệu quả. 

Chỉ số Roas luôn có sự biến động nhiều theo thời gian, vì thế, để tính chính xác được tỉ lệ này bạn cần tìm hiểu rõ thêm về CPA và CPC, 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới các chiến dịch quảng cáo và luôn có sự chênh lệch trong quá trình thực tế. 

Ngoài ra, ở một số chiến dịch quảng cáo, Roas còn bị ảnh hưởng bởi một số chi phí như xây dựng bảng biển, hoa hồng,... Vì thế, hãy luôn tạo thói quen thống kê và kiểm soát mọi nguồn chi phí quảng cáo phải bỏ ra trong một chiến dịch để có được con số chính xác nhất. 

Tầm quan trọng của chỉ số Roas 

Chỉ số Roas quan trọng đặc biệt đối với các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh online. Từ công thức bên trên, Roas thể hiện rõ số tiền mà bạn nhận được trên mỗi khoản chi phí quảng cáo bỏ ra. Dễ dàng cho bạn nhận thấy hiệu quả của chiến dịch mình đang chạy. Vì thế, đây luôn là chỉ số quan trọng để đánh giá tính khả thi của các chiến dịch quảng cáo vào thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp.

Theo dõi và tính toán tỉ lệ Roas sẽ giúp nhà quản trị và các marketer cải thiện khả năng lượt nhấp chuột, cải thiện tính nhận diện thương hiệu và tăng lưu lượng truy cập vào website. 

Phân biệt chỉ số Roas với ROI 

Từ công thức, chúng ta có thể dễ dàng thấy khi chỉ số ROAS sẽ tỉ lệ thuận với doanh thu. ROAS tăng doanh thu sẽ tăng và ngược lại. Tuy nhiên, một doanh nghiệp phát triển bền vững không chỉ phụ thuộc vào doanh thu. Con số lợi nhuận mới là điều quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Doanh thu cao, nhưng chi phí bỏ ra cũng cao thì lợi nhuận thu về vẫn thấp, chưa được tối ưu. 

Vì thế, người ta thường kết hợp chỉ số ROI để đưa ra những nhận xét rõ nét nhất về định hướng phát triển của doanh nghiệp. ROI được hiểu là lợi nhuận ròng sau khi doanh nghiệp trừ đi các chi phí phát sinh khác. Và là chỉ số có tính chất ngắn hạn. 

Xem thêm: Roi là gì? Cách đo lường, tối ưu chỉ số ROI trong Marketing

Hướng dẫn cách tối ưu chỉ số Roas hiệu quả  

Hướng dẫn cách tối ưu chỉ số Roas hiệu quả

Hướng dẫn cách tối ưu chỉ số Roas hiệu quả

Dưới đây là một số cách giúp bạn có thể cải thiện chỉ số ROAST hiệu quả với chi phí thấp nhất

Tăng chất lượng mẫu quảng cáo

Các mẫu quảng cáo chất lượng và hấp dẫn có khả năng thu hút các đối tượng khách hàng tiềm năng ghé thăm website và mua hàng. Để có thể gia tăng niềm tin cho khách hàng truy cập, bạn nên trích thêm những đánh giá, nhận xét của khách hàng đã mua sản phẩm và các con số thống kê cũng như các chỉ số có liên quan. Khi áp dụng cách này, bạn cần chú ý nêu lợi ích của sản phẩm bởi đó là điều khách hàng muốn nghe chứ không phải các tính năng mới.

Một mẫu quảng cáo chất lượng phải cho người dùng thấy được những giá trị thực, thay vì những con số ảo, tâng bốc thái quá về chất lượng sản phẩm so với thực tế. Bên cạnh đó, hãy sử dụng những câu hỏi liên quan trực tiếp đến vấn đề khách hàng có thể đang gặp phải và một số câu gợi mở sự tò mò ở phần cuối mẫu quảng cáo nhằm thu hút người dùng. 

Loại bỏ các từ khóa không hiệu quả 

Doanh nghiệp có thể giảm bớt một vài từ khóa không cần thiết bởi các từ khoá này có thể gây loãng các tệp khách hàng tiềm năng của mình. Mặt khác, với những từ khóa không đúng với khách hàng sẽ khiến chỉ số CPA, CPC tăng mà không đem lại hiệu quả. 

(CPA: Chi phí cho mỗi lượt tác động từ người dùng; CPC: Chi phí để có một đơn hàng)

Tối ưu trang đích (Landing page)

Đội ngũ marketing thường sử dụng Landing Page là bước cuối cùng thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Trong trang đích này, marketer sẽ thiết kế giao diện bắt mắt với nội dung ngắn gọn, rõ ràng, mang tính thuyết phục cao. Các tính năng đặt hàng, phím tắt để khách hàng để lại thông tin cũng cần nổi bật, giúp khách hàng thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng.

Mỗi nhóm khách hàng và từng chiến dịch quảng cáo nên áp dụng nhiều landing page khác nhau, để việc đo lường và đánh giá các chiến dịch chính xác nhất.

Tăng tốc độ tải trang, tối ưu hóa thiết bị di động

Tăng tốc độ tải trang web chính là một trong những yếu tố hàng đầu giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng hiệu quả đồng thời thúc đẩy họ nhanh chóng đưa ra được quyết định mua hàng. Một thống kê cho biết, nếu website tải chậm hơn 3 giây, tỉ lệ thoát trang sẽ rất cao. 

Để tối ưu tốc độ tải trang, tối ưu hóa thiết bị di động có thể thực hiện bằng cách tối giản nhất có thể những hiệu ứng rườm rà, tính năng không quan trọng có ở trang. Sử dụng hình ảnh nhỏ, video nhỏ vừa phải cũng là cách để cải thiện tốt vấn đề này. Bên cạnh đó, sử dụng thêm các công cụ kiểm tra như Google Analytic để kiểm tra tốc độ tải trang theo định kì và các chỉ số tương tác người dùng trên thiết bị di động. 

Qua bài viết được Bizfly chia sẻ trên đây, bạn đã nắm vững khái niệm Roas là gì và cách tối ưu chỉ số Roas. Hy vọng với những kiến thức này, bạn có thể ứng dụng nó vào những chiến dịch quảng cáo của mình một cách hiệu quả nhất. 

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly