Cách chọn CDP: 5 Tiêu chí chọn đúng CDP cho doanh nghiệp
- Lợi ích CDP đối với marketing & chuyển đổi số
- Lưu ý 5 tiêu chí chọn nền tảng CDP
- Xem xét khả năng thu thập và hợp nhất dữ liệu từ nhiều nguồn (Omnichannel)
- Phân khúc và tạo chân dung khách hàng chính xác (Customer Profiling)
- Liên thông và tích hợp dữ liệu trong hệ sinh thái Martech
- Khả năng cá nhân hóa theo thời gian thực (Real-time Personalization)
- Linh hoạt – Bảo mật – Khả năng mở rộng
- Các bước lựa chọn nền tảng CDP phù hợp với doanh nghiệp
- Bước 1: Lên kế hoạch xác định rõ mục tiêu CDP
- Bước 2: Rà soát & đánh giá hiện trạng dữ liệu và hạ tầng công nghệ hiện tại
- Bước 3: Lập danh sách chức năng CDP cần thiết theo theo ưu tiên
- Bước 4: So sánh các nhà cung cấp CDP theo bảng tiêu chí cụ thể
- Bước 5: Yêu cầu demo, thử nghiệm, lấy feedback đội ngũ trước khi ký hợp đồng
- So sánh các loại CDP phổ biến hiện nay
- Bizfly CDP – Giải pháp dữ liệu toàn diện cho eCommerce & SMEs
Cách chọn CDP đúng giúp doanh nghiệp tạo ra khác biệt lớn trong hiệu quả marketing, và chuyển đổi số của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thị trường có nhiều nhà cung cấp CDP với nhiều tính năng và chất lượng khác nhau, làm thế nào để chọn CDP phù hợp cho doanh nghiệp. Cùng Bizfly theo dõi chi tiết cách chọn phù hợp phần mềm cho doanh nghiệp.
Lợi ích CDP đối với marketing & chuyển đổi số

Hiện nay, việc ứng dụng CDP (Customer Data Platform) giúp doanh nghiệp quản lý và khai thác dữ liệu khách hàng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp có quy mô, mục tiêu và hệ thống khác nhau. Vì vậy, chọn đúng CDP là quyết định hiệu quả marketing và chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Khi tìm hiểu cách chọn CDP phù hợp, doanh nghiệp cần nắm được những lợi ích của CDP đối với marketing và chuyển đổi số. Nền tảng CDP hiệu quả sẽ giúp hợp nhất và tập hợp kho dữ liệu từ nhiều kênh, từ đó cá nhân hóa hành trình khách hàng, phân khúc chính xác và gửi đúng thông điệp vào đúng thời điểm giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao hiệu quả các chiến dịch marketing/
Chọn sai nền tảng CDP cho doanh nghiệp có thể gây tốn kém thời gian, công sức và tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra nếu hệ thống CDP không phù hợp có thể gây ra sự không đồng bộ, thiếu nhất quán, dữ liệu phân mảnh, khó khăn cho việc chăm sóc khách hàng.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp quản lý dữ liệu khách hàng marketing, tối ưu hiệu quả theo thời gian thực, Bizfly CDP là lựa chọn phù hợp để bắt đầu hành trình dữ liệu. Xem cách triển khai thực tế tại đây.
Lưu ý 5 tiêu chí chọn nền tảng CDP
Để việc triển khai CDP phù hợp ngay từ đầu, có 5 tiêu chí quan trọng giúp doanh nghiệp hiểu rõ cách chọn CDP hiệu quả, phù hợp với hệ thống Martech và mục tiêu kinh doanh.
Xem xét khả năng thu thập và hợp nhất dữ liệu từ nhiều nguồn (Omnichannel)
Tiêu chí đầu tiên cần cân nhắc khi tìm hiểu cách chọn CDP là khả năng thu thập và hợp nhất dữ liệu đa nguồn. Nền tảng CDP phù hợp cần hỗ trợ thu thập dữ liệu khách hàng từ tất cả các điểm chạm khách hàng với thương hiệu như website, ứng dụng, chatbot, mạng xã hội, email marketing, hệ thống POS, v.v. Việc hợp nhất và đồng bộ dữ liệu từ nhiều kênh và điểm bán trên cùng một hệ thống tập trung giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan, toàn diện về chân dung và hành trình khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp cũng dễ dàng cá nhân hóa nội dung, tối ưu hóa trải nghiệm và tăng hiệu quả chuyển đổi trong hành trình khách hàng.

Phân khúc và tạo chân dung khách hàng chính xác (Customer Profiling)
Phân khúc và tạo chân dung khách hàng là một trong số tính năng CDP. Do đó khi lựa chọn CDP phải đảm bảo phần mềm giúp phân nhóm khách hàng theo nhiều tiêu chí khác nhau như nhân khẩu học, hành vi truy cập, lịch sử mua hàng, tần suất tương tác… Khả năng tạo chân dung khách hàng 360 độ giúp đội ngũ marketing dễ dàng triển khai chiến lược cá nhân hóa tới đúng người – đúng thời điểm – đúng thông điệp, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và cải thiện giá trị vòng đời khách hàng.

Liên thông và tích hợp dữ liệu trong hệ sinh thái Martech
Tiêu chí tiếp theo cần xem xét đó là khả năng tích hợp với hệ sinh thái Martech sẵn có của doanh nghiệp. CDP hiện đại cần đảm bảo dễ dàng kết nối với các hệ thống như CRM, email automation, quảng cáo đa nền tảng (Google Ads, Facebook Ads…), hệ thống chăm sóc khách hàng, website hoặc các nền tảng thương mại điện tử. Việc tích hợp liền mạch giúp dữ liệu được khai thác và kích hoạt đồng bộ, từ đó tối ưu hóa hiệu quả các chiến dịch marketing.

Khả năng cá nhân hóa theo thời gian thực (Real-time Personalization)
Tiêu chí khác khi lựa chọn CDP là khả năng cá nhân hóa nội dung theo thời gian thực. Nền tảng CDP nên hỗ trợ phân tích hành vi khách hàng ngay khi họ đang tương tác, từ đó đưa ra các gợi ý, đề xuất sản phẩm, nội dung hoặc ưu đãi phù hợp đúng người và đúng thời điểm. Chân dung khách hàng được làm giàu thường xuyên và liên tục, giúp cho việc cá nhân hóa thuận tiện hơn. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm khách hàng và tăng khả năng chốt đơn, giữ chân khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Linh hoạt – Bảo mật – Khả năng mở rộng
CDP phù hợp với doanh nghiệp cần đảm bảo các yếu tố linh hoạt, bảo mật và khả năng mở rộng khi quy mô doanh nghiệp thay đổi. Nền tảng CDP cần dễ dàng tùy chỉnh theo nhu cầu đặc thù của từng doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định bảo mật dữ liệu như GDPR, ISO 27001. Ngoài ra, CDP nên có khả năng mở rộng về quy mô dữ liệu, người dùng và tích hợp hệ thống trong tương lai, giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững và không bị giới hạn bởi nền tảng công nghệ đã chọn.

Các bước lựa chọn nền tảng CDP phù hợp với doanh nghiệp
Việc lựa chọn đúng nền tảng CDP không chỉ phụ thuộc vào tính năng, mà còn đòi hỏi sự phù hợp với chiến lược, hạ tầng và đội ngũ nội bộ. Để tránh lãng phí và tối đa hóa hiệu quả khi triển khai Customer Data Platform (CDP), doanh nghiệp cần nắm rõ quy trình 5 bước dưới đây:

Bước 1: Lên kế hoạch xác định rõ mục tiêu CDP
Trước khi lựa chọn nền tảng CDP, doanh nghiệp cần lên kế hoạch rõ ràng với mục tiêu cụ thể và có thể đo lường được. Nguyên tắc đó có thể là:
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi?
- Cá nhân hóa hành trình khách hàng?
- Giảm chi phí quảng cáo?
- Tối ưu hóa phân khúc và phân tích dữ liệu?
Việc làm rõ mục tiêu doanh nghiệp ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp chọn CDP phù hợp với nhu cầu thực tế, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, thừa thiếu gây ra lãng phí. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác dữ liệu doanh nghiệp.

Bước 2: Rà soát & đánh giá hiện trạng dữ liệu và hạ tầng công nghệ hiện tại
Tiếp theo, doanh nghiệp cần rà soát lại hệ thống dữ liệu hiện có, câu hỏi có thể đặt ra khi lựa chọn phần mềm quản trị dữ liệu khách hàng là:
- Dữ liệu khách hàng đang lưu trữ ở đâu?
- Có bao nhiêu nguồn dữ liệu?
- Có bị phân mảnh không?
- Hạ tầng công nghệ có đủ mạnh để tích hợp CDP không?
Bước này giúp doanh nghiệp xác định mức độ sẵn sàng của tổ chức, đồng thời xác định loại CDP phù hợp với hệ sinh thái Martech hiện tại của doanh nghiệp. Nền tảng CDP mạnh cần có sự tương thích liền mạch và linh hoạt với hệ thống sẵn có.

Bước 3: Lập danh sách chức năng CDP cần thiết theo theo ưu tiên
Dựa trên mục tiêu đã xác định và thực trạng dữ liệu, doanh nghiệp cần xây dựng danh sách các yêu cầu chức năng của nền tảng CDP. Ưu tiên các tính năng như: hợp nhất dữ liệu từ nhiều kênh, phân khúc linh hoạt, cá nhân hóa real-time, khả năng kích hoạt chiến dịch, báo cáo phân tích thông minh, bảo mật dữ liệu… Việc sắp xếp chức năng theo thứ tự ưu tiên sẽ giúp quá trình chọn CDP trở nên rõ ràng, có cơ sở so sánh và đàm phán hiệu quả hơn với nhà cung cấp.

Bước 4: So sánh các nhà cung cấp CDP theo bảng tiêu chí cụ thể
Hiện nay, trên thị trường có nhiều doanh nghiệp và tổ chức cung cấp nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP) với các tính năng và đặc thù khác nhau. Do đó, để có thể lựa chọn đúng phần mềm phù hợp, doanh nghiệp cần có bảng so sánh đánh giá nhà cung cấp CDP dựa trên các yếu tố: tính năng, khả năng tích hợp, mức độ hỗ trợ kỹ thuật, khả năng mở rộng, giá thành, thời gian triển khai, độ uy tín… Sử dụng bảng so sánh chi tiết sẽ giúp bạn có cái nhìn trực quan, dễ dàng lọc ra nhà cung cấp nền tảng CDP phù hợp nhất. Cách này giúp doanh nghiệp tỉnh táo lựa chọn đúng phần mềm phù hợp cho doanh nghiệp, tránh rơi vào bẫy marketing hoặc chọn theo cảm tính.

Bước 5: Yêu cầu demo, thử nghiệm, lấy feedback đội ngũ trước khi ký hợp đồng
Trước khi tiến hành sử dụng phần mềm, doanh nghiệp có thể yêu cầu demo hoặc chạy thử một phần hệ thống trong thời gian ngắn (POC – Proof of Concept). Đội ngũ marketing, IT và vận hành trực tiếp sử dụng, trải nghiệm và phản hồi về tính dễ dùng, tốc độ xử lý, khả năng đồng bộ… Những phản hồi thực tế từ người dùng nội bộ sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá CDP khách quan hơn và ra quyết định chính xác. Bước này rất quan trọng sẽ quyết định mức độ phù hợp của phần mềm với doanh nghiệp, hạn chế rủi ro và đảm bảo tính khả thi khi triển khai ở quy mô lớn.

Bạn đang tìm cách chọn CDP tối ưu cho doanh nghiệp mình? Liên hệ đội ngũ tư vấn Bizfly CDP để được phân tích mục tiêu, đánh giá hiện trạng và nhận gợi ý nền tảng phù hợp nhất!
So sánh các loại CDP phổ biến hiện nay
Có nhiều loại CDP phổ biến trên thị trường, trong đó có CDP thuần và CDP trong hệ sinh thái lớn. Dưới đây là một số thông tin chi tiết:
CDP thuần (Packaged CDP)
CDP thuần là những nền tảng được phát triển độc lập với mục tiêu duy nhất là thu thập, hợp nhất và kích hoạt dữ liệu khách hàng từ nhiều kênh. Các phần mềm như Segment, Tealium, BlueConic… là ví dụ điển hình.
- Đặc điểm: Có sẵn tính năng cốt lõi của một CDP, dễ triển khai và sử dụng, không phụ thuộc vào các hệ thống khác.
- Phù hợp với: Doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn triển khai nhanh, ít nguồn lực kỹ thuật.
Xem thêm: Các loại CDP phổ biến
CDP trong hệ sinh thái lớn (Integrated CDP)
Đây là các nền tảng CDP được tích hợp trong hệ sinh thái phần mềm toàn diện như Salesforce, Adobe, Oracle. CDP là một phần trong hệ thống lớn gồm CRM, email marketing, automation, analytics,…
- Đặc điểm: Tích hợp sâu, khả năng cá nhân hóa mạnh, hỗ trợ omnichannel toàn diện.
- Phù hợp với: Tập đoàn lớn, doanh nghiệp đã dùng các sản phẩm thuộc hệ sinh thái tương ứng.
CDP tự xây dựng (In-house CDP)
CDP tự xây dựng là mô hình mà doanh nghiệp phát triển nền tảng CDP riêng, dựa trên hệ thống dữ liệu và hạ tầng công nghệ nội bộ.
- Đặc điểm: Tùy biến cao, toàn quyền kiểm soát dữ liệu, linh hoạt theo đặc thù doanh nghiệp.
- Phù hợp với: Doanh nghiệp công nghệ, startup lớn hoặc tổ chức có đội ngũ kỹ thuật mạnh và yêu cầu bảo mật dữ liệu cao.
Việc hiểu rõ đặc điểm của từng loại CDP là bước đầu tiên quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn trong hành trình chọn nền tảng CDP phù hợp với mục tiêu chuyển đổi số và tăng trưởng bền vững.
Tiêu chí |
CDP thuần (Packaged) |
CDP hệ sinh thái lớn (Salesforce, Adobe, Oracle…) |
CDP tự xây dựng (In-house) |
Mức độ sẵn sàng |
Cao – nền tảng hoàn chỉnh, triển khai nhanh |
Trung bình – tích hợp trong hệ sinh thái phức tạp |
Thấp – phải tự xây dựng từ đầu |
Tính linh hoạt / Tùy chỉnh |
Thấp đến trung bình – giới hạn bởi nhà cung cấp |
Trung bình – tùy thuộc hệ sinh thái |
Cao – tùy chỉnh theo nhu cầu riêng |
Chi phí triển khai ban đầu |
Trung bình |
Cao |
Cao |
Chi phí vận hành lâu dài |
Phụ thuộc vào quy mô dữ liệu và người dùng |
Rất cao nếu dùng trọn hệ sinh thái |
Có thể thấp nếu tối ưu tốt |
Yêu cầu kỹ thuật nội bộ |
Thấp – không cần nhiều nhân lực kỹ thuật |
Cao – cần IT hiểu rõ hệ sinh thái |
Rất cao – cần đội kỹ thuật chuyên sâu |
Tích hợp với hệ thống khác |
Tốt – thường có sẵn nhiều connector phổ biến |
Rất tốt trong hệ sinh thái riêng, khó tích hợp bên ngoài |
Tùy thuộc khả năng phát triển nội bộ |
Khả năng cá nhân hóa & real-time |
Tốt |
Xuất sắc nếu dùng trọn bộ công cụ |
Tùy khả năng xây dựng |
Khả năng mở rộng theo quy mô |
Có – nhưng giới hạn nếu doanh nghiệp phát triển mạnh |
Rất tốt – hỗ trợ quy mô lớn |
Cao nếu có kiến trúc dữ liệu tốt |
Mức độ kiểm soát dữ liệu |
Trung bình – dữ liệu qua nền tảng bên thứ ba |
Trung bình – phụ thuộc vào hệ sinh thái |
Cao – toàn quyền kiểm soát dữ liệu |
Phù hợp với ai? |
Doanh nghiệp SME, cần triển khai nhanh |
Tập đoàn lớn, đã dùng hệ sinh thái tương ứng |
Doanh nghiệp công nghệ, có đội IT mạnh, yêu cầu bảo mật cao |
Vẫn đang phân vân giữa các loại CDP? Liên hệ đội ngũ chuyên gia của Bizfly CDP để được tư vấn chọn nền tảng CDP phù hợp nhất với doanh nghiệp bạn – triển khai nhanh, hiệu quả cao, chi phí tối ưu.
Bizfly CDP – Giải pháp dữ liệu toàn diện cho eCommerce & SMEs
Với thị trường Việt Nam, nơi doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) chiếm phần lớn, việc chọn CDP phù hợp không chỉ phụ thuộc vào công nghệ, mà còn cần đến khả năng triển khai thực tế, hỗ trợ từ nhà cung cấp và chi phí hợp lý. Trong bối cảnh đó, Bizfly CDP nổi lên như một nền tảng CDP lý tưởng – được phát triển bởi VCCorp, tối ưu cho các doanh nghiệp eCommerce, bán lẻ, giáo dục và dịch vụ.
Bizfly CDP giúp doanh nghiệp thu thập – hợp nhất – phân tích – kích hoạt dữ liệu khách hàng đa kênh, từ đó nâng cao hiệu quả tiếp thị, tăng tỷ lệ chuyển đổi và cá nhân hóa hành trình khách hàng hiệu quả hơn.
Các tính năng nổi bật Bizfly CDP:
Bizfly CDP cung cấp đầy đủ các chức năng cốt lõi của một nền tảng Customer Data Platform hiện đại:
- Hợp nhất dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn như website, app, email, chatbot, POS, CRM… tạo chân dung 360° về từng khách hàng.
- Cá nhân hóa hành vi theo thời gian thực dựa trên hành vi duyệt web, mua hàng, phản hồi email, v.v.
- Tích hợp đa kênh giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai chiến dịch marketing trên nhiều nền tảng: quảng cáo, email, chatbot, Zalo, SMS…
- Phân khúc khách hàng thông minh theo điều kiện logic (If – Then – Else) phục vụ automation và chăm sóc đúng thời điểm.
Nhờ các tính năng này, Bizfly CDP giúp doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn tăng hiệu quả bán hàng, nâng cao trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng. Việc lựa chọn CDP phù hợp không đơn thuần là chọn một phần mềm, mà là quyết định mang tính chiến lược dữ liệu dài hạn cho toàn bộ hoạt động marketing, bán hàng và chăm sóc khách hàng.
Doanh nghiệp cần bắt đầu từ việc xác định mục tiêu kinh doanh, đánh giá hạ tầng hiện có, đưa ra tiêu chí chọn CDP cụ thể, và đảm bảo có đội ngũ sẵn sàng triển khai – bởi CDP chỉ hiệu quả khi được vận hành đúng cách và phục vụ đúng nhu cầu. Bạn đang tìm cách chọn CDP phù hợp với doanh nghiệp mình? Hãy để chuyên gia Bizfly đồng hành cùng bạn!
Bài viết nổi bật

CDP là gì? Lợi ích và triển khai CDP trong doanh nghiệp
9 Lợi ích của CDP mà doanh nghiệp không thể bỏ qua
9 trường hợp sử dụng CDP điển hình
Bài viết cùng tác giả
Xem tất cả

CDP Trong Marketing: Tìm hiểu CDP trong Marketing
