Cắt giảm nhân sự 2024: Lưu ý quan trọng doanh nghiệp cần biết để không phạm luật

Nhật Lệ 25/03/2024

Trong những năm gần đây, việc cắt giảm nhân sự đã trở thành một trong những phương pháp hiệu quả để doanh nghiệp tối ưu hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để tránh vi phạm pháp luật lao động, các công ty cần lưu ý và tuân thủ các quy định liên quan đến quá trình tinh giảm. Bạn hãy cùng Bizfly tìm hiểu ngay những thông tin này qua bài viết bên dưới nhé. 

Cắt giảm nhân sự là gì?

Cắt giảm nhân sự là quá trình doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với nhiều nhân viên cùng một lúc hoặc giảm số lượng nhân sự làm việc tại các phòng ban. Mục đích của việc cắt giảm có thể xuất phát từ việc công ty cần tối ưu hoá quy trình kinh doanh và sản xuất hoặc tối ưu hóa lợi nhuận.

Theo VnExpress kết quả thống kê tại thị trường Việt Nam vào năm 2023 cho thấy, có tới 79% các doanh nghiệp đã tiến hành cắt giảm chi phí tuyển dụng. Đồng thời, nhiều công ty đã quốc gia đã phải giảm đến 90% biên chế nhân sự để thích nghi với tình hình kinh tế khó khăn.

Cắt giảm nhân sự là gì?
Mục đích của việc cắt giảm xuất phát từ việc công ty cần tối ưu hoá quy trình

Bên cạnh đó, theo báo cáo về Lương và Thị trường Lao động năm 2024 của Navigos Search, 550 công ty và hơn 4.000 ứng viên đến từ 23 ngành nghề đã tiết lộ rằng 82% các doanh nghiệp gặp phải những ảnh hưởng tiêu cực do sự giảm sút của nhu cầu toàn cầu. 

Trước tình hình này, cắt giảm nhân sự trở thành biện pháp ứng phó chính mà 69% các doanh nghiệp đã và đang áp dụng. Có đến gần 53% số công ty đã quyết định ngừng tuyển dụng nhân viên mới. Làn sóng này được dự đoán sẽ không hạ nhiệt cho đến cuối năm 2024.

Những trường hợp doanh nghiệp được cắt giảm nhân sự

Theo Điều 42 của Bộ Luật Lao động 2019, có hai lý do chính để doanh nghiệp có thể cắt giảm số lượng nhân viên:

  • Thay đổi cơ cấu và công nghệ

- Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức và lao động.

- Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất hoặc kinh doanh liên quan đến ngành nghề hoặc lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Điều chỉnh sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

  • Lý do kinh tế

- Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế.

- Tuân thủ các chính sách và pháp luật của Nhà nước liên quan đến cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện các cam kết quốc tế.

Những trường hợp doanh nghiệp được cắt giảm nhân sự
Công ty cắt giảm nhân sự để sắp xếp lại cơ cấu tổ chức và lao động

Có những hình thức cắt giảm nhân sự nào?

Hiện nay, các doanh nghiệp có thể lựa chọn cắt giảm nhân viên bằng cách giảm số lượng nhân viên hoặc thu hẹp các bộ phận không đạt hiệu suất cao. 

Giảm số lượng nhân viên

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp thường cần đánh giá  năng lực làm việc định kỳ và quyết định cắt giảm số lượng nhân viên dựa trên các tiêu chí cụ thể. Mục tiêu là giảm số lượng nhân viên nhưng vẫn đảm bảo công việc được hoàn thành một cách hiệu quả.

Có những hình thức cắt giảm nhân sự nào?
Tinh giảm nhân sự thông qua việc giảm số lượng nhân viên

Việc đánh giá năng lực và khối lượng công việc của nhân viên giúp đảm bảo rằng công việc được phân chia một cách hợp lý. Đồng thời, những nhân viên còn lại có khả năng tiếp nhận phần công việc mà không làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của toàn phòng ban, tổ chức.

Giảm bộ phận không hoạt động

Một trong những phương thức cắt giảm nhân sự phổ biến là giảm bộ phận không hoạt động. Điều này có thể bao gồm việc hợp nhất hoặc loại bỏ các phòng ban hoặc đơn vị không đóng góp tích cực vào mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Có những hình thức cắt giảm nhân sự nào?
Tinh giảm nhân sự bằng cách cắt giảm phòng ban

Doanh nghiệp có thể quyết định giảm bớt hoặc loại bỏ các bộ phận này thông qua một số biện pháp như hợp nhất phòng ban, giảm số lượng nhân viên hoặc giải thể toàn bộ bộ phận đó. Quyết định này được thực hiện nhằm mục đích tối ưu hóa cấu trúc tổ chức và tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Quy trình cắt giảm nhân sự theo pháp luật

Quy trình cắt giảm nhân viên cần thực hiện theo quy trình cụ thể dựa trên những quy định của pháp luật. Bạn hãy cùng Bizfly tìm hiểu ngay nhé.

Lên kế hoạch cắt giảm nhân sự

Trong quá trình này, doanh nghiệp cần xây dựng một phương án cụ thể về việc sử dụng lao động, bao gồm:

  • Xác định số lượng và danh sách những nhân viên sẽ tiếp tục làm việc trong doanh nghiệp, bao gồm cả việc đào tạo lại nhân viên nếu cần thiết và chuyển đổi họ sang làm việc không trọn thời gian.
  • Xác định số lượng và danh sách những nhân viên đủ điều kiện nghỉ hưu.
  • Xác định số lượng và danh sách những nhân viên mà doanh nghiệp cần chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, nhân viên và các bên liên quan khác trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động.
  • Xác định các biện pháp cần thiết và nguồn tài chính để đảm bảo việc thực hiện phương án sử dụng lao động một cách hiệu quả.

Dưới đây là mẫu lên kế hoạch cắt giảm nhân sự mà bạn có thể tham khảo: 

KẾ HOẠCH CẮT GIẢM NHÂN SỰ

I. Tình hình chung về nhân sự:

II. Các phương án cắt giảm nhân sự

  1. Phân bổ lại nhân lực

STT

Họ và tên

Chức vụ hiện tại

Chức vụ luân chuyển

Ghi chú

         
         
         
  1. Nhân sự nghỉ việc

STT

Họ và tên

Chức vụ hiện tại

Loại nghỉ việc
(Tạm thời/ Vĩnh viễn)

Ghi chú

         
         
         
  1. Nhân sự nghỉ hưu sớm

STT

Họ và tên

Thời gian về hưu

Chi phí lương

Ghi chú

         
         
         


Trao đổi với công đoàn

Trước khi tiến hành thôi việc đối với 02 lao động trở lên, doanh nghiệp cần thông báo bằng văn bản đến Sở Lao động – Thương binh – Xã hội cấp tỉnh ít nhất 30 ngày. Ngoài ra, việc cắt giảm chỉ được thực hiện sau khi đã tiến hành trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà doanh nghiệp là thành viên.

Ra thông báo bằng văn bản

Sau khi đã thông báo đủ thời hạn trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, doanh nghiệp sẽ ra quyết định cho thôi việc và gửi thông báo đến người lao động. Thông báo này sẽ bao gồm các thông tin sau:

  • Thông tin về tên và địa chỉ của người sử dụng lao động cũng như thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Tổng số lao động trong doanh nghiệp và số lượng lao động được quyết định cho thôi việc.
  • Lý do cụ thể về quyết định cắt giảm nhân sự.
  • Kinh phí dự kiến mà doanh nghiệp sẽ chi trả cho trợ cấp mất việc.
Quy trình cắt giảm nhân sự theo pháp luật
Doanh nghiệp sẽ ra quyết định cho thôi việc và gửi thông báo

Thanh toán trợ cấp thất nghiệp cho người lao động 

Theo quy định pháp luật, người lao động có thể nhận được trợ cấp thất nghiệp từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp nếu mất việc làm mà không phải do lỗi của bản thân. Số tiền này dựa trên mức lương và thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nhờ đó, người lao động sẽ nhận được hỗ trợ tài chính trong thời gian tìm kiếm việc làm mới.

Quy trình cắt giảm nhân sự theo pháp luật
Doanh nghiệp sẽ tiến hành trả trợ cấp thất nghiệp

Những sai lầm cần tránh khi cắt giảm nhân sự để không phạm luật 

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp một số sai sót trong quá trình cắt giảm nhân viên. Cụ thể như sau.

Tính sai số lượng, quy mô sa thải nhân sự

Nếu doanh nghiệp thực hiện tinh giảm nhân sự quá mức, tình trạng thiếu hụt lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh là có thể xảy ra. Đặc biệt, việc cắt giảm nhân sự ở nhóm nhân viên chủ chốt, những người có năng suất lao động cao, có thể đưa doanh nghiệp vào tình huống rủi ro phá sản.

Để hạn chế tình trạng này, doanh nghiệp cần thực hiện một bản đánh giá tổng thể về hiệu suất và nhu cầu thực tế để xác định chính xác số lượng nhân viên cần thiết cho hoạt động sản xuất và kinh doanh. Bảng phân tích này bao gồm việc xem xét các kế hoạch phát triển dài hạn, dự báo về thị trường và tác động của công nghệ đến quy trình làm việc,...

Cắt giảm nhân sự hàng loạt

Danh tiếng của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng xấu nếu cắt giảm số lượng lớn nhân viên một cách máy móc, không tuân theo quy định của pháp luật. Để tránh tác động tiêu cực đến hình ảnh và danh tiếng khi cắt giảm số lượng lớn nhân viên, doanh nghiệp nên lập kế hoạch chi tiết, bao gồm lý do cắt giảm, số lượng và vị trí công việc bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, bạn có thể hỗ trợ tư vấn nghề nghiệp hoặc tìm kiếm việc làm mới cho nhân viên bị sa thải.

Không thông báo cho nhân sự

Việc không thông báo trước khi cắt giảm nhân sự có thể gây ra các hậu quả pháp lý và ảnh hưởng tiêu cực cho doanh nghiệp. Công ty sẽ bị phạt tiền và phải thực hiện các khoản bồi thường cho người lao động bị ảnh hưởng.

Ngược lại, thông báo trước cho nhân viên giúp giữ vững mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động. Từ đó, công ty sẽ giảm thiểu rủi ro về các vấn đề pháp lý và tranh chấp lao động sau này. Đồng thời, việc xử lý tinh giảm nhân sự một cách chuyên nghiệp cũng giúp bảo vệ hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trước công chúng.

Không thanh toán trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định của pháp luật, khi tinh giảm nhân sự, doanh nghiệp cần phải thanh toán trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Số tiền và thời gian thanh toán trợ cấp thất nghiệp được quy định cụ thể trong Luật Bảo hiểm xã hội và các quy định của Cơ quan Quản lý Lao động.

Những sai lầm cần tránh khi cắt giảm nhân sự để không phạm luật 
Doanh nghiệp cần phải thanh toán trợ cấp thất nghiệp

Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu những lưu ý khi cắt giảm nhân sự và quy trình cụ thể để không vi phạm pháp luật. Trước khi thực hiện quá trình tinh giảm, doanh nghiệp nên cân nhắc và đánh giá kỹ lưỡng để không đánh mất nhân viên có năng lực. Nếu bạn cần thêm thông tin nào khác, hãy liên hệ Bizfly để được hỗ trợ nhé.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly