Để doanh nghiệp đạt được mức tăng trưởng cao trong lợi nhuận, bên cạnh các hoạt động sản xuất và kinh doanh thì việc xây dựng một chiến lược đầu tư thông minh và phù hợp là cần thiết mà bất kể một nhà quản trị nào cũng cần quan tâm. Một chiến lược đầu tư có vai trò quan trọng sẽ luôn đảm bảo doanh nghiệp tạo ra được khoản lợi nhuận để phục vụ mục đích duy trì và phát triển kinh doanh tối ưu.
Bizfly sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm chiến lược đầu tư, nội dung cơ bản của một chiến lược và quy trình xây dựng một chiến lược đầu tư hiệu quả. Cùng các chuyên gia tìm hiểu trong bài viết sau.
Chiến lược đầu tư (Invesment Strategy) được hiểu là các nguyên tắc, hành vi được thiết kế để giúp cho các nhà đầu tư có thể lựa chọn các danh mục đầu tư một cách chính xác từ đó mang lại lợi nhuận tối ưu cho nhà quản trị. Việc xây dựng chiến lược đầu tư được hình thành dựa trên mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro hay nhu cầu vốn trong tương lai.
Khái niệm về chiến lược đầu tư
Hầu hết các nhà đầu tư đều lựa chọn việc chấp nhận rủi ro ở một số lựa chọn nào đó để đánh đổi kỳ vọng thu được lợi nhuận cao hơn. Ví dụ về chiến lược đầu tư:
Một nhân viên văn phòng đi làm nhân viên bình thường và nhận được mức lương hàng tháng là 15 triệu đồng. Trừ đi tất cả các khoản chi phí sinh hoạt hàng ngày thì nhân viên này còn dư 5 triệu đồng/tháng.
Lúc này nhân viên quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán để hy vọng có thể kiếm lời từ khoản tiền bỏ ra ban đầu. Đây là một chiến lược đầu tư khôn ngoan nhưng cũng đầy rủi ro khi thị trường chứng khoán bị biến động gây bất lợi cho người tham gia.
Các loại chiến lược đầu tư thường được các nhà đầu tư lựa chọn bao gồm chiến lược đầu tư thận trọng và chiến lược đầu tư có tính tích cực cao. Trong đó, các kế hoạch đầu tư thận trọng phản ánh cho các khoản đầu tư an toàn mang lại lợi nhuận ổn định và ít gặp phải rủi ro.
Kế hoạch đầu tư tích cực thường đề cập đến các khoản đầu tư mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên rủi ro gặp phải là vô cùng lớn, ví dụ như đầu tư cổ phiếu, trái phiếu hay quyền chọn…
So với các khoản đầu tư mang tính thận trọng, ổn định thì có rất nhiều nhà đầu tư lớn lại lựa chọn các kế hoạch đầu tư mang tính tích cực bởi vì các khoản đầu tư này thường có thời gian triển khai dài hơn. Một số nhà đầu tư có kinh nghiệm thường hay lựa chọn đầu tư vào các loại cổ phiếu riêng lẻ và tạo ra các danh mục đầu tư dựa theo từng phân tích về biến động giá cổ phiếu của từng công ty.
Nội dung cơ bản của một chiến lược đầu tư được thể hiện qua các nội dung như sau:
Quy trình xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả
Để xây dựng chiến lược đầu tư mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp, bạn cần triển khai theo 4 bước như sau.
Có thể thấy rằng việc xây dựng các chiến lược đầu tư sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp dễ dàng nhìn nhận ra các cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận cao đồng thời loại bỏ đi các danh mục đầu tư kém chất lượng. Càng hiểu rõ hơn về mục tiêu và định hướng phát triển của mình, các doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định đầu tư tốt hơn sao cho phù hợp với kỹ năng và năng lực thực hiện mà mình sở hữu.
Bài viết Bizfly chia sẻ trên đây đã giúp bạn nắm vững kiến thức về khái niệm chiến lược đầu tư, các nội dung cơ bản của một chiến lược cũng như quy trình xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả. Điều này sẽ giúp bạn thực hiện một kế hoạch đầu tư dài hạn và khai thác sinh lời dễ dàng trong tương lai.
>> Xem thêm: Chiến lược thâm nhập thị trường là gì và 7 chiến lược phổ biến
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại