Trade Marketing là thuật ngữ marketing phổ biến trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), tuy nhiên vẫn còn khá mới mẻ với thị trường Việt Nam hiện nay. Việc xây dựng các chiến lược Trade Marketing vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng các doanh nghiệp vận dụng đúng cách sẽ giúp khách hàng tiếp cận và trải nghiệm tốt về sản phẩm/dịch vụ.
Cùng các chuyên gia Bizfly tìm hiểu thuật ngữ Trade Marketing là gì và quy trình triển khai chiến lược Trade Marketing hiệu quả cùng các công cụ hỗ trợ triển khai tối ưu. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Trade Marketing hay Marketing tại điểm bán là quá trình mà doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp cho các đơn vị phân phối và bán lẻ sau đó đem đến tay người tiêu dùng. Thông qua hoạt động tiếp thị thương mại (trade marketing), doanh nghiệp thấu hiểu được khách hàng của mình từ đó gia tăng nhu cầu của các bên phân phối/nhà bán lẻ để tối ưu doanh số, lợi nhuận và thị phần của doanh nghiệp.
Trade Marketing là gì?
Để triển khai một chiến lược Trade Marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần trải qua 7 bước như sau.
Đây được xem là một trong những bước quan trọng nhất của quy trình triển khai chiến lược Trade Marketing bởi vì thông qua việc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ biết được khách hàng của mình là ai? Nhu cầu, mong muốn của khách hàng là gì? Đối thủ trực tiếp của mình là người như thế nào? Cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp khi thâm nhập thị trường là bao nhiêu?...
Sau khi đã tiến hành bước nghiên cứu thị trường để thấu hiểu hành vi và tâm lý của khách hàng, tiếp theo doanh nghiệp cần xem xét về xu hướng của thị trường hiện tại là như thế nào. Điều này giúp quá trình phát triển sản phẩm của doanh nghiệp không những có thể đáp ứng được nhu cầu mà khách hàng mong muốn mà còn nổi bật hơn những sản phẩm của đối thủ cùng phân khúc trên thị trường từ đó gia tăng hiệu quả bán hàng tốt hơn.
Bước tiếp theo trong quy trình triển khai chiến lược Trade Marketing sau khi đã nghiên cứu và nắm bắt xu hướng thị trường ở thời điểm hiện tại đó là cần thiết kế sản phẩm sao cho thật độc đáo và nổi bật để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Thiết kế sản phẩm độc đáo, ấn tượng
Ở bước này, doanh nghiệp cần định hình hệ thống bao bì, mẫu mã, hình dáng và màu sắc của sản phẩm sao cho vừa nổi bật vừa thể hiện được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp từ đó góp phần nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì thương hiệu là vấn đề vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Một doanh nghiệp có thương hiệu nổi bật sẽ giúp người dùng dễ dàng chọn lựa sản phẩm mà mình quan tâm. Ngoài ra, đối với các nhà bán lẻ thì họ luôn muốn trưng bày các sản phẩm của các doanh nghiệp có thương hiệu ấn tượng, nổi bật trên thị trường vì vậy để triển khai chiến lược trade marketing hiệu quả thì doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu cho riêng mình trong lòng khách hàng.
Một chiến lược Trade Marketing hiệu quả cần thu hút được các nhà bán lẻ và khách hàng quan tâm đến sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Vì vậy, cần phải xây dựng các chương trình ưu đãi dành cho các nhà bán lẻ, phân phối từ đó khuyến khích đối tác của doanh nghiệp tiến hành nhập hàng hóa của mình để bán hàng.
Để có thể tạo ra sức nóng cho sản phẩm của mình thì các doanh nghiệp cần phải triển khai xây dựng nhiều chiến lược quảng cáo theo từng thời điểm cụ thể của quy trình bán hàng từ đó nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng của tổ chức.
Việc xây dựng chiến lược Trade Marketing mang lại rất nhiều giá trị cho doanh nghiệp, vì vậy rất nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng chiến lược này để phục vụ mục đích nâng cao lợi nhuận kinh doanh. Sau đây là những yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược Trade Marketing mà mọi người cần quan tâm.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược Trade Marketing
Tại địa điểm bán hàng, vị trí để hàng hóa có vai trò cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến khả năng bán hàng của tổ chức. Việc trưng bày sản phẩm ở những vị trí khách hàng dễ dàng nhìn thấy được xem là cuộc chiến mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn sản phẩm của mình ở vị trí đẹp, thu hút. Vị trí được xem là mang lại doanh thu nhiều nhất cho doanh nghiệp đó là ở ngang tầm mắt của người tiêu dùng.
Việc theo dõi và đánh giá thói quen mua sắm của người tiêu dùng góp phần rất lớn đến sự thành công của một chiến lược Trade Marketing. Ví dụ như ở thị trường Việt Nam, người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm theo thứ tự đó là thông tin về nhãn hàng, chủng loại, bao bì, kích thước…
Vì vậy, dựa theo các thói quen mua sắm này, các doanh nghiệp có thể thiết kế khu vực trưng bày sản phẩm theo cách mà khách hàng mong muốn. Ngoài ra, yếu tố địa lý, vị trí cũng tác động không nhỏ đến xu hướng tiêu dùng của khách hàng hiện nay. Rất nhiều khách hàng thường xuyên mua sắm hàng hóa, sản phẩm khi đang trên đường tiện đi về nhà sau khi đi làm.
Để có thể thu hút khách hàng một cách hiệu quả thì các doanh nghiệp cần phải tạo ấn tượng với người mua hàng tại thời điểm đầu tiên họ tiếp xúc với sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Đây được xem là lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn so với đối thủ của mình.
Trên đây là những thông tin cơ bản về việc xây dựng các chiến lược Trade Marketing hiệu quả mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Qua đó mọi người đã phần nào hiểu rõ hơn về cách triển khai một kế hoạch trade marketing hiệu quả và đạt được các chỉ tiêu về tăng doanh số, thị phần và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Top ý tưởng marketing ấn tượng và sáng tạo cho các hoạt động marketing
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại