Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ thì khách hàng chính là điểm mấu chốt có tác động trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, với tư cách là một nhà lãnh đạo của doanh nghiệp thì điều cần thiết mà bạn nên thực hiện đó là xây dựng một Customer centric hiệu quả và áp dụng nó vào chính bộ máy tổ chức trong doanh nghiệp của bạn.
Trong bài viết sau, Bizfly sẽ giúp bạn hiểu rõ Customer centric là gì và cách triển khai chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm hiệu quả. Để từ đó doanh nghiệp duy trì được một tổ chức không chỉ nhấn mạnh vào khách hàng mà còn thúc đẩy triển vọng định hướng của họ.
Customer centric được hiểu là cách mà doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm để tìm tòi và sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ với mục đích mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thú vị nhất và tuyệt vời nhất. Đây được xem là cách kinh doanh có khả năng thúc đẩy những trải nghiệm tích cực cho khách hàng tại từng giai đoạn cụ thể trong quá trình mua hàng của họ.
Customer centric là gì?
Customer centric sẽ xây dựng lòng trung thành và sự hài lòng cho khách hàng, điều này sẽ giúp doanh nghiệp được giới thiệu bởi nhiều khách hàng hơn. Để có thể thực hiện Customer centric thành công trước hết doanh nghiệp bạn cần nắm rõ được tâm lý của khách hàng. Hơn nữa là thấu hiểu nhu cầu khách hàng để đưa ra các chiến lược tiếp thị và bản đồ hành trình hiệu quả.
Xem ngay bài viết "Nhu cầu khách hàng là gì? Cách xác định nhu cầu của khách hàng" để bỏ túi ngay những phương pháp xác định nhu cầu mà khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp từ đó đưa ra phương án phục vụ hiệu quả hơn.
Để nắm vững Customer centric là gì, bạn có thể tìm hiểu thêm về những lợi ích Customer centric có thể mang đến cho doanh nghiệp. Customer centric được coi là một thực thể sống vô cùng quan trọng quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp.
Khi một tổ chức quên mất khách hàng, xây dựng sản phẩm sai, đầu tư vào tài nguyên sai sẽ gây mất thiện cảm với khách hàng và dẫn đến thất bại. Ngược lại, nếu doanh nghiệp lắng nghe khách hàng, tạo ra được sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng và thấu hiểu mong muốn của họ sẽ được khách hàng đón nhận và ủng hộ thương hiệu doanh nghiệp.
Tìm hiểu về các chỉ số đo lường hiệu quả của chiến lược Customer centric cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Customer centric là gì.
Các chỉ số đo lường hiệu quả của chiến lược Customer centric
Tỷ lệ khách hàng rời đi (Churn Rate) hay phần trăm người dùng đăng ký đã huỷ hoặc không gia hạn đăng ký các dịch vụ tại doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể. Với tỷ lệ này, doanh nghiệp sẽ xác định được mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp. Những thay đổi đột ngột về Churn Rate sẽ là dấu hiệu để doanh nghiệp thay đổi các chiến lược trải nghiệm của khách hàng.
Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value) là những giá trị mà khách hàng mang lại cho doanh nghiệp trong suốt vòng đời của họ. Chỉ số này sẽ bắt đầu được tính kể từ lần khách hàng thực hiện mua hàng lần đầu tiên cho đến khi họ ngừng giao dịch và kết thúc hoạt động mua hàng đối với doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm thì lượng khách mà họ có được chính là thứ tài sản quý giá nhất. Chính vì vậy, những khách hàng có giá trị vòng đời cao là những khách hàng mang đến cho doanh nghiệp những nguồn lợi lớn.
Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng khách hàng (NPS) cho thấy khả năng khách hàng tiếp tục sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và thực hiện giới thiệu thương hiệu cho người thân, bạn bè. Doanh nghiệp có thể thực hiện khảo sát chỉ số này bằng câu hỏi đơn giản như “Bạn sẽ giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cho người thân, bạn bè chứ?”.
Khách hàng sẽ đưa ra câu trả lời của mình thông qua thang điểm từ 0 đến 10. Nếu đánh giá của họ từ 0 đến 5 sẽ cho thấy trải nghiệm của họ không tốt và sẽ rời bỏ doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không có động thái cải thiện.
Nếu thang điểm đánh giá từ 8 đến 10 thì chứng tỏ khách hàng đang có trải nghiệm tốt và sẵn sàng giới thiệu sản phẩm doanh nghiệp cho người khác. Chỉ số NPS càng cao thì số lượng khách hàng trung thành với doanh nghiệp sẽ càng lớn.
Xem thêm: Sự hài lòng của khách hàng và phương pháp đánh giá mức độ hài lòng khách hàng
Hiểu rõ hơn Customer centric là gì thì thật sự chưa đủ. Bạn cũng cần phải nắm rõ cách triển khai chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm cực hiệu quả trong phần nội dung được chia sẻ dưới đây.
Cách triển khai chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm hiệu quả
Nhân viên là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và cũng là người truyền tải chiến lược Customer centric của doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần tập trung đầu tư trong việc tuyển dụng và đào tạo kiến thức trải nghiệm chuyên sâu cho các nhân viên của mình để họ hiểu rõ hơn về chiến lược và tầm quan trọng của nó đối với trải nghiệm khách hàng là như thế nào.
Khách hàng không phải là những con số để doanh nghiệp tiến hành đo lường mà họ là tài sản quý giá đối với các doanh nghiệp. Chính vì vậy, thay vì phân tích họ trong các bản báo cáo kinh doanh thì doanh nghiệp nên xây dựng mối quan hệ với khách hàng lâu bền để nhận được những lợi ích lớn.
Việc áp dụng chiến lược Customer centric và yêu cầu quyền truy cập vào các thông tin, dữ liệu của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có thể hiểu một cách rõ ràng hơn về nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể có được cái nhìn tổng quan nhất và mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho các đối tượng khách hàng của mình.
Xem thêm: Data khách hàng là gì? Cách thu thập và khai thác data khách hàng
Chuyển đổi định hướng kinh doanh sang lấy khách hàng làm trung tâm hứa hẹn sẽ mang đến cho doanh nghiệp vô số những lợi ích to lớn với các nguồn lợi giúp phát triển doanh nghiệp hiệu quả. Qua bài viết Bizfly chia sẻ, bạn đã hiểu rõ Customer centric là gì và các nội dung liên quan khác để từ đó cải thiện được những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và gia tăng sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong tương lai.
Bạn đã sử dụng Bizfly CRM - Phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng chưa?
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp