Doanh nghiệp nên làm gì để “bùng nổ" doanh thu sau dịch?

Thủy Nguyễn 16/04/2020

Ở Trung Quốc đang diễn ra hiện tượng "chi tiêu bù" sau thời gian dài kìm nén do đại dịch Covid-19 gây ra. Kịch bản tương tự cũng sẽ xảy ra tại Việt Nam. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng, rất có thể doanh nghiệp sẽ đánh mất cơ hội "bùng nổ" doanh thu sau dịch.

Ở Trung Quốc đang diễn ra hiện tượng "chi tiêu bù" sau thời gian dài kìm nén do đại dịch Covid gây ra. Kịch bản tương tự có thể sẽ xảy ra tại Việt Nam, nhưng cầu không đáp ứng nổi cung. Nếu không có chiến thuật tiếp cận khách hàng kỹ càng, rất có thể doanh nghiệp sẽ đánh mất cơ hội "bùng nổ" doanh thu sau dịch.

"Chuẩn hóa dữ liệu" cần làm ngay và luôn"

Mất ít nhất 21 ngày để hình thành một thói quen" trong khi Covid 19 đã khiến một số tỉnh thành cách ly xã hội tới 3 tuần. Như vậy, dù dịch bệnh có được kiểm soát thì đại bộ phận người tiêu dùng cũng đã quen với việc mua sắm trực tuyến.

Covid-19 cũng khiến hành vi mua sắm đa kênh (omni-channel) ngày càng trở nên phổ biến và mua sắm trực tuyến đang trở thành thói quen. Chỉ với vài thao tác lướt và chạm, khách hàng giờ đây có thể truy cập mua hàng ở bất cứ kênh nào mà họ nhìn thấy: website, fanpage, qua lời mời của bạn bè, qua ứng dụng mua sắm bên thứ 3…

Hành trình mua hàng của khách hàng trên nền tảng digital ngày càng trở nên phức tạp nhưng cũng dễ dàng hơn bao giờ hết nếu nhãn hàng theo chân được khách hàng ở mọi điểm tiếp xúc. Dữ liệu đó không đơn thuần là thông tin liên lạc của khách hàng mà còn là mức độ thấu hiểu: khách hàng hứng thú với nội dung gì nhất, sản phẩm gì nhất, tại thời điểm nào họ sẵn sàng mua hàng, trên kênh nào, họ sẵn sàng chi tiêu với hạn mức bao nhiêu,...

doanh nghiệp cần làm gì sau dịch?

Khi hiểu dữ liệu và hiểu khách hàng, doanh nghiệp có thể xây dựng các chương trình chăm sóc phù hợp, marketing 0 đồng, hay tối ưu chi phí quảng cáo lâu dài.

Ông Nguyễn Tấn Triều, nguyên Lead Software Engineer, Tiki Corporation cho rằng: "Trong tương lai gần, sức mạnh dữ liệu sẽ góp phần "số hoá" các chiến dịch marketing để doanh nghiệp có thể tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, cá nhân hóa hành trình trải nghiệm với quy mô lớn hơn trong thời gian thực nhằm mang đến những kết quả kinh doanh vượt bậc".

Như vậy, việc chuẩn hóa dữ liệu không sớm thì muộn là điều mà doanh nghiệp nào cũng phải tiến hành nếu muốn tồn tại trong thời buổi công nghệ 4.0.

Trong "nguy" có "cơ", đại dịch covid ập đến khiến nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, nhân viên không có việc làm, lượng khách hàng giảm, doanh thu tụt dốc. Nhưng đây chính là giai đoạn tốt để doanh nghiệp chuẩn hóa dữ liệu data, đào tạo cho nhân sự tiếp cận với các công nghệ số. Chuẩn bị sẵn sàng để "bùng nổ sau dịch.

Chủ động sở hữu data

Trong một bài phỏng vấn gần đây, ông Tuấn Nguyễn - Phó Tổng GĐ VCCorp, Giám đốc Bizfly có chia sẻ: "Các doanh nghiệp nên xây dựng kênh riêng cho mình, chỉ sử dụng các bên thứ 3 như kênh dẫn khách, khi khách về vẫn phải lưu trữ và khai thác lại data một cách chủ động, cần convert khách từ các kênh kia về kênh mình tự xây dựng, để nhỡ khi Facebook trục trặc, sàn TMĐT bị đóng cửa hay bị chèn ép về mức chiết khấu thì vẫn còn kênh chủ động, không bị phụ thuộc vào họ".

Như vậy, nếu đang phụ thuộc hoàn toàn vào bên thứ 3 như sàn thương mại điện tử, các ứng dụng mua sắm. Doanh nghiệp cần sử dụng phần mềm CRM để thống kê lại các thông tin cơ bản của khách hàng. Bắt đầu xây dựng kho data dữ liệu và chuẩn hóa chúng ngay từ đầu bằng việc sử dụng các phần mềm đã được xây dựng sẵn.

Lưu trữ data tập trung. Coi data là tài sản cần được bảo vệ

Với những doanh nghiệp đã nắm trong tay data, nhưng chưa thể tận dụng tối đa sức mạnh của dữ liệu do được lưu trữ rải rác, khó khăn trong việc lọc trùng, phân tích toàn diện hành vi của khách hàng. Việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm khi chuẩn hóa dữ liệu là tập trung data về cùng một nơi. Việc lưu trữ ở đâu để đảm bảo an toàn, dễ dàng khai thác cũng là điều cần phải tính đến.

Đa số các doanh nghiệp hiện nay đều chọn giải pháp lưu trữ dữ liệu trên đám mây. Việc này giúp tiết kiệm tài nguyên lưu trữ, đồng thời có độ bảo mật cực cao. Không còn nỗi lo canh cánh máy tính bị tấn công mất hết dữ liệu, không cần đến các file excel nặng trịch lưu trên máy cá nhân, mỗi lần share file cho đồng nghiệp phải tải lên, down về mất thời gian.

Lưu trữ dữ liệu trên đám mây còn giúp dữ liệu được cập nhật với thời gian thực. Từ đó mang lại nhiều thế mạnh to lớn như: được thực hiện trong thời gian thực, cá nhân hoá, tự động hoá, ở một quy mô tiếp cận lớn hơn.

Công cụ nào giúp "chuẩn hóa dữ liệu" nhanh - gọn - đảm bảo?

BizCRM là một trong số ít các công cụ giúp chuẩn hóa dữ liệu nhanh, gọn, đảm bảo trên thị trường hiện nay với các tính năng nổi bật:

Tập trung dữ liệu, cho phép kết nối dữ liệu với các bên thứ 3

Nếu bạn đang sử dụng Oddo, Amax, Kiot Việt hay bất cứ một phần mềm quản lý bán hàng nào có mở cổng API thì BizCRM hoàn toàn có thể kết nối được để lấy dữ liệu tập trung về một nơi. Tương tự như vậy, BizCRM cũng lấy được dữ liệu khách hàng từ các kênh truyền thông như Facebook, Zalo, Lotus… Đặc biệt, toàn bộ dữ liệu sẽ được cập nhật theo thời gian thực nhờ tích hợp công nghệ lưu trữ điện toán đám mây.

Tích hợp công cụ automation

Marketing automation không còn xa lạ gì với dân marketer trong thời đại 4.0. Nếu như mỗi công cụ doanh nghiệp phải sử dụng của các bên khác nhau thì BizCRM có trọn bộ công cụ này. Từ Email marketing đến Chatbot, Popup hay Pushweb. Tất tần tật đều được kết nối với BizCRM.

Độ bảo mật cực cao

BizCRM dùng cùng một loại server với các website có độ truy cập khủng như Kenh14.vn, CafeF, CafeBiz… Đó chính là BizFly Cloud. Vì vậy, doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm về độ bảo mật dữ liệu.

doanh nghiệp cần làm gì sau dịch?

Chuẩn hóa dữ liệu ngay từ bây giờ để bắt sóng, bùng nổ doanh thu sau dịch. Sử dụng miễn phí BizCRM trong 15 ngày tại ĐÂY.

 
Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly