Gặp tình trạng giảm doanh số bán hàng cần làm gì? Lời khuyên từ chuyên gia

Thủy Nguyễn 20/07/2023

Gặp tình trạng giảm doanh số bán hàng cần làm gì là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt trong bối cảnh kinh tế khó khăn do biến động thị trường. Để tìm câu trả lời cho vấn đề nan giải này, trong bài viết dưới đây, Bizfly sẽ giới thiệu đến bạn những lời khuyên từ các chuyên gia trong ngành. Giúp bạn có những giải pháp thực tế và hiệu quả để cải thiện tình hình và tăng doanh số bán hàng.

Nắm bắt tâm lý đàm phán với khách hàng

Tâm lý là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng, như mong muốn, nhu cầu, niềm tin, kỳ vọng, cảm xúc… Đây là bước đầu tiên để giải quyết câu hỏi “Gặp tình trạng giảm doanh số bán hàng cần làm gì?”.Bằng cách nắm bắt được tâm lý giúp doanh nghiệp hiểu thêm lý do khách hàng từ chối sản phẩm, lý do khách hàng chọn đối thủ khác… Và để cải thiện tình trạng giảm doanh số thì cần nắm bắt tâm ký khách hàng thông qua các kỹ năng sau:

  • Lắng nghe khách hàng: Đây là kỹ năng quan trọng nhất trong đàm phán. Bạn cần phải lắng nghe để hiểu được nhu cầu, mong muốn, vấn đề và mục tiêu của khách hàng. Và tập trung vào những vấn đề đó tạo cảm giác được lắng nghe cho khách hàng
  • Tương tác thông minh: Giúp khai thác, khám phá thêm thông tin và tạo ra sự tương tác với khách hàng. Bạn cần phải đặt những câu hỏi mở để khuyến khích khách hàng chia sẻ thêm về nhu cầu, mong muốn, vấn đề và mục tiêu của họ. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt những câu hỏi giả định để kiểm tra sự ưu tiên, sự linh hoạt và sự chấp nhận của khách hàng.
  • Thể hiện sự quan tâm: Doanh nghiệp cần phải thể hiện sự quan tâm bằng cách chú ý đến những chi tiết nhỏ, ghi nhớ những thông tin cá nhân, gửi lời chúc mừng hay lời cảm ơn khi có dịp… Đừng quên thăm dò mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ và sản phẩm của công ty.

Hiểu được khách hàng là một trong những yếu tố quyết định thành công hay thất bại của một cuộc đàm phán. Sử dụng kỹ năng này một cách hợp lý giúp bạn tìm ra vấn đề và nâng cao doanh số bán hàng.

Hiểu rõ tâm lý và đàm phán hiệu quả với khách hàng

Hiểu rõ tâm lý và đàm phán hiệu quả với khách hàng

Đưa ra các kế hoạch, chiến lược lâu dài cụ thể

Kinh doanh để doanh số luôn nằm ở mức tăng trưởng hay ổn định thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một hướng đi lâu dài. Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch, chiến lược lâu dài để đối phó với bất cứ tình huống nào xảy ra và trách được câu hỏi “Gặp tình trạng giảm doanh số bán hàng cần làm gì?”.

Trong kế hoạch thì doanh nghiệp cần phân tích được thị trường của mình là gì. Đây là bước quan trọng nhất trong hoạch định chiến lược. Công việc cần làm sẽ là đánh giá nhu cầu, xu hướng, cơ hội đầu ra sản phẩm và khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. 

Sau đó cần biết được mục tiêu của doanh nghiệp. Ở đây mục tiêu sẽ xác định một cách dài hạn như: doanh số tăng đều trong tương lai, sản phẩm tiên phong, chủ lực của doanh nghiệp trong tương lai,...

Khai thác các kênh marketing

Doanh số bán hàng của doanh nghiệp, công ty giảm có thể đế từ khả năng quảng bá sản phẩm. Marketing tốt sẽ tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng giúp cải thiện tình trạng bán hàng. Ngoài ra tiếp thị khách hàng thường được được sử dụng như một liều thuốc để kích cầu mua sắm trở lại từ các khách hàng cũ. 

Nhưng trong thời buổi công nghệ số thì hình thức quảng cáo truyền thống không còn phù hợp nữa, chúng không mang lại hiệu quả cao như các hình thức số hóa bây giờ. Bạn có thể đầu tư vào các kênh Marketing Online như: SEO, Social Media Marketing, PPC, Affiliate Marketing,... Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh marketing thông qua livestream trên các nền tảng: Lazada, Shopee, Tik Tok Shop…Bạn có thể tham khảo thêm các cách quản lý đơn hàng trên các nền tảng điện tử tại Bizfly để biết nhiều hơn.

Nghiên cứu các chiến lược đã từng thực hiện

Áp dụng công thức cũ không phải là một ý tưởng tồi. Doanh nghiệp có thể biết được đâu là những chiến lược đã từng thành công trong quá khứ thông qua các công cụ đo lường và theo dõi hiệu suất. Khi doanh nghiệp không tìm ra hướng đi cũng như chiến lược hiệu quả thì có thể tham khảo áp dụng công thức cũ. Bởi vì những chiến lược này đều đã được kiểm chứng, đã thành công trên thực nghiệm, rủi ro thấp.

Ngoài ra thời gian triển sẽ giảm xuống do tiết kiệm quy trình nghiên cứu và phân tích, điều này rất phù hợp cho doanh nghiệp muốn kéo doanh số lên một cách nhanh chóng. Nhưng cần phải lưu ý rằng vào từng thời điểm thị hiếu người tiêu dùng sẽ khác nhau, nên khả năng thành công 100% là điều không thể.

Điều tra, nghiên cứu, áp dụng chiến lược trong quá khứ

Điều tra, nghiên cứu, áp dụng chiến lược trong quá khứ

Tập trung những khách hàng tiềm năng

Những khách hàng quan tâm, có nhu cầu và khả năng mua hàng của bạn chính là những đối tượng tiềm năng của bạn. Xác định được đối tượng tiềm năng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí tiếp thị vì không phải ai cũng có nhu cầu với sản phẩm của bạn.

Hiện nay, điều tra nhóm khách hàng tiềm năng không khó, doanh nghiệp có thể xác định qua các công cụ như Email Marketing, Google Analytics,...Ngoài ra có thể sử các chat bot thông minh để khai thác nhu cầu của khách hàng, hiện nay Bizfly đã và đang triển khai rất tốt hệ thống BizchatAI bạn có thể tham khảo.  Khi biết được đối tượng thì lúc này doanh nghiệp tiếp tục triển khai tiếp thị để thuyết phục họ mua sản phẩm của mình qua đó cảnh thiện doanh số bán hàng. 

Chăm sóc khách hàng cũ

Chăm sóc khách hàng cũ là cả một quá trình duy trì và phát triển mối quan hệ với những khách hàng đã mua hay sử dụng sản phẩm dịch vụ từ phía doanh nghiệp. Nếu chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng không tốt ảnh hưởng xấu đến độ hài lòng và tin tưởng đến từ khách hàng. Qua đó khả năng quay lại từ nhóm khách hàng này là khá thấp. 

Để cải thiện tình trạng này doanh nghiệp cần có quy trình xử lý, phản hồi, chăm sóc nhanh chóng và hiệu quả. Có thể thông qua các bài khảo sát, lấy ý kiến người dùng, dịch vụ trả lời nhanh chatbot, hỗ trợ miễn phí,...Từ đó có thể thu lại những kết quả tích cực như tăng tỷ lệ mua lại, tăng giá trị đơn hàng, giảm chi phí tiếp thị, tăng hiệu quả truyền thông.

Quan tâm, chăm sóc cải thiện mối quan hệ với khách hàng cũ

Quan tâm, chăm sóc cải thiện mối quan hệ với khách hàng cũ

Áp dụng công nghệ số

Đây cũng là phương pháp hiệu quả nhất để vực dậy doanh số cho công ty. Trong đó ứng dụng các phần mềm quản lý bán hàng online là lựa chọn hàng đầu. Những phần mềm này sẽ giúp doanh nghiệp quản lý được nhiều kênh bán hàng khác nhau, từ website, fanpage, shopee, lazada... Một số lợi ít nhanh khi nói về phần mềm quản lý, hỗ trợ bán hàng online như là:

  • Nâng cao hiệu quả và năng suất công việc: Doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ bởi phần mềm quản lý bán hàng online trong các công đoạn bán hàng, từ nhận đơn hàng, xử lý đơn hàng, vận chuyển, thanh toán… cho đến chăm sóc khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian và nhân sự, cũng như giảm thiểu những lỗi trong quá trình bán hàng.
  • Quản lý và theo dõi dữ liệu chính xác: Hiện nay, hầu hết các phần mềm đều có tích hợp các công cụ tính toán từ thủ công cho đế tự động nên việc tổng hợp phân tích dữ liệu sản phẩm, khách hàng vô cùng dễ dàng. Từ đó doanh nghiệp có thể khai thác các dữ liệu thu thập được  để ra các quyết định kinh doanh phù hợp và nhanh chóng.

Có thể thấy để trả lời cho câu hỏi “Gặp tình trạng giảm doanh số bán hàng cần làm gì?” thì có vô vàn cách giải quyết. Tuy nhiên việc triển khai nó chưa bao giờ dễ dàng, do đó phải cân nhắc và lựa chọn kỹ trước khi làm. Và nếu bạn có nhu cầu xây dựng và phát triển hệ thống bán hàng online hiện đại thì có thể đến với chuyên trang chuyển đổi số Bizfly trải nghiệm các dịch vụ này.

Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly