In-App Purchase là gì? Ưu và nhược điểm của In-App Purchase

Thủy Nguyễn 09/03/2023

Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại di động có thể bạn sẽ nghe tới thuật ngữ In-App Purchase. Vậy In-App Purchase là gì? Cách thức hoạt động như thế nào? Ưu nhược điểm và các ví dụ về In-App Purch In-App Purchase là gì? ase? Tất cả sẽ được Bizfly chia sẻ trong bài viết dưới đây.

In-App Purchase là gì?

In-App Purchase (Mua hàng trong ứng dụng - IAP) được hiểu là một tính năng trên ứng dụng điện thoại, cho phép người dùng được mua sắm các sản phẩm, dịch vụ hoặc tính năng bên trong ứng dụng. Thuật ngữ này cũng có thể được hiểu là chi phí để sử dụng app (ngoài phí tải app) mà nhà cung cấp yêu cầu người dùng phải trả một lần hoặc định kì.

Trước khi cài đặt ứng dụng, người dùng sẽ thường thấy thông báo “Mua hàng trong ứng dụng” (In-app purchases) bên cạnh nút “Nhận” (Get) đối với ứng dụng miễn phí hoặc nút giá ứng dụng đối với ứng dụng trả phí. Thông báo này cho biết rằng người dùng sẽ có thể trả tiền cho các tính năng, nội dung hoặc dịch vụ bổ sung trong một ứng dụng. Tất cả các giao dịch mua được trả cho cửa hàng ứng dụng.

Mua hàng trong ứng dụng - In-App Purchase

Mua hàng trong ứng dụng - In-App Purchase

Đa phần In-App Purchase được sử dụng khi người dùng mua sắm trò chơi trên app hoặc nâng cấp ứng dụng với đầy đủ chức năng hơn. Nhà cung cấp có khả năng theo dõi, kiểm soát In-App Purchase thường là nhà phát triển ứng dụng. Họ sẽ có chính sách, đạo luật để bảo vệ thông tin của người dùng nên mọi người có thể yên tâm sử dụng.

In-App Purchase mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Đặc biệt là nhà phát triển ứng dụng vì họ chính là đối tượng kiếm tiền từ dịch vụ này đồng thời quảng cáo các sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hành. Mặt khác, chính người dùng cũng được phục vụ, chăm sóc, tận hưởng nhiều tiện ích hơn nhờ tính năng sau khi trả phí cho ứng dụng.

Ứng dụng yêu cầu người dùng trả phí

Ứng dụng yêu cầu người dùng trả phí

Cách thức hoạt động của In-App Purchase

Cách thức hoạt động của In-App Purchase rất đơn giản, chúng dựa trên thông tin thanh toán trên các trang thanh toán điện tử. Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp trang này và người dùng sở hữu đa dạng các hình thức thanh toán khác nhau. Thông thường, phương thức thanh toán trên In-App Purchase sẽ thông qua thẻ tín dụng hoặc ghi nợ.

Xem thêm: Mobile app là gì? Tầm quan trọng của ứng dụng di động

Các loại mua hàng trong ứng dụng (In-App Purchase)

Có 4 loại mua hàng trong ứng dụng In-App Purchase bao gồm:

  • Đăng kí tự động gia hạn (Auto-renewable subscriptions): Đây là tính năng cho phép ứng dụng trừ tiền trực tiếp vào tài khoản của người dùng để gia hạn gói cước sử dụng định kì. Loại hình này giúp người dùng không bị quên đăng kí và tiết kiệm thời gian hiệu quả.
  • Đăng kí không tự gia hạn (Nonrenewing subscriptions): Loại hình đóng phí này chỉ có tác dụng trong thời gian nhất định và khi thời hạn đến, người dùng cần nhớ để đăng kí lại nếu không sẽ bị hủy gói cước.
  • Tiêu hao (Consumable): Hình thức này sẽ trừ dần đi số lần người dùng sử dụng tính năng của ứng dụng. Sau khi hết số lần được quy định ban đầu, ứng dụng sẽ không cho phép người dùng truy cập nữa.
  • Không tiêu hao (Non-consumable): Loại hình này cho phép người dùng được sử dụng vĩnh viễn, không giới hạn số lần và thời gian.

Ưu nhược điểm của In-App Purchase

Ưu điểm

Có rất nhiều lợi ích từ In-App Purchase mà doanh nghiệp cần biết đó là:

  • Mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, từ doanh nghiệp, nhà phát triển ứng dụng đến khách hàng.
  • Đa dạng hình thức thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng đồng thời kết nối với nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Là hình thức giao dịch hợp pháp, uy tín.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì In-App Purchase cũng có một số hạn chế mà mọi người nên cân nhắc:

  • Quá dễ dàng sử dụng: Nghe thì có vẻ là một ưu điểm nhưng nếu In-App Purchase có đối tượng sử dụng là các em nhỏ thì cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm vì rất khó có thể kiểm soát được con mình đã mua những gì.
  • Tính bảo mật: Tuy In-App Purchase có tính bảo mật cao nhưng cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, không thể biết được trong tương lai có vấn đề gì trong việc lưu trữ thông tin hay không và những rủi ro có thể xảy đến bất kì lúc nào.

Ví dụ về In-App Purchase

Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng thêm In-App Purchase vào chức năng hoạt động của nó. Lợi nhuận thu về từ loại hình này giúp tăng doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp. Một ví dụ nổi bật nhất có thể kể đến là Tinder. Đây là một ứng dụng hẹn hò phổ biến cho phép người dùng sử dụng miễn phí hoàn toàn.

Khi người dùng vuốt sang trái để tìm đối tượng và một người khác quẹt sang phải thì cặp đôi được hình thành và có thể trò chuyện cùng nhau. Tinder sẽ miễn phí số lần vuốt trong một khoảng thời gian nhất định nên nếu người dùng muốn gặp gỡ nhiều người hơn thì cần trả phí.

In-App Purchase trong ứng dụng Tinder

In-App Purchase trong ứng dụng Tinder

Ngoài ra, Youtube cũng là một ứng dụng tính phí có thể bạn chưa biết. Nền tảng video nổi tiếng này có thêm tính năng đặc biệt cho phép người dùng được xem nhiều video hơn và hoàn toàn không có quảng cáo. Vấn đề quảng cáo trên Youtube có thể mang đến phiền phức với khá nhiều người, và bằng cách trả phí để nâng cấp tài khoản, người dùng sẽ không bị gián đoạn khi đang xem một video yêu thích.

Như vậy, Bizfly đã cung cấp những thông tin về In-App Purchase. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại thông minh, đây cũng là khái niệm đang dần quen thuộc trong cuộc sống. Chúc mọi người thu được nhiều lợi ích từ In-App Purchase.

>> In-app marketing là gì? Cách tận dụng In-app marketing để phát triển doanh nghiệp

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly