10 bước lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả, tối ưu cho doanh nghiệp

Thủy Nguyễn 06/08/2021

Lập kế hoạch kinh doanh có vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp hoạch định và phát triển doanh nghiệp tối ưu nhất. Cùng Bizfly đi tìm hiểu 10 bước lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả trong nội dung bài viết dưới đây.

Bước 1: Xác định mục tiêu lập kế hoạch kinh doanh

Bước đầu tiên cũng là quan trọng nhất khi lập kế hoạch kinh doanh đó là phải xác định được mục tiêu kinh doanh. Hãy xác định các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của doanh nghiệp, bao gồm cả mục tiêu tài chính và phi tài chính. Liệt kê càng chi tiết thì việc xây dựng kế hoạch và triển khai sẽ trở nên rõ ràng hơn.

Đừng ngại khi nảy ra một ý tưởng kinh doanh điên rồ bởi không ai có thể đánh thuế ước mơ của bạn. Điều quan trọng nhất vẫn là làm cách nào để có thể biến ước mơ thành sự thật mới quan trọng. Chính vì vậy, khi đặt mục tiêu không nên quá cứng nhắc sẽ mất đi tính sáng tạo tuy nhiên mục tiêu cần phải đo lường được cũng như có tính thực tế, không quá viển vông.

Xác định ý tưởng và mục tiêu kinh doanh là bước đầu khi lập kế hoạch kinh doanh

Xác định ý tưởng và mục tiêu kinh doanh là bước đầu khi lập kế hoạch kinh doanh

Bước 2: Nghiên cứu thị trường

"Thường trường cũng như chiến trường", muốn chiến thắng trong kinh doanh đòi hỏi mọi người phải hiểu rõ mọi yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh. Ở bước thứ hai này của quá trình lập kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ cần phải phân tích thị trường để hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh, nhu cầu thị trường, khách hàng tiềm năng cũng như xu hướng kinh doanh...Dựa trên những số liệu nghiên cúu này, đưa ra những đánh giá về tiềm năng, lợi thế và thách thức của sản phẩm cũng như định hướng kế hoạch kinh doanh.

Bước 3: Phân tích SWOT - Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức 

SWOT là một mô hình giúp doanh nghiệp có thể phân tích được xem mình có những điểm mạnh gì có thể cạnh tranh với đối thủ, những điểm yếu cần khắc phục cũng như các cơ hội và thách thức sẽ phải trải qua từ đó đưa ra được chiến lược phát triển phù hợp.

Khi đã hiểu rõ được tiềm năng của doanh nghiệp, bạn sẽ không bị mất thời gian sa lầy vào những kế hoạch không đem lại giá trị, bất khả thi. Ví dụ như sau khi phân tích SWOT, bạn nhận ra được rằng mình sẽ phù hợp với những sản phẩm giá rẻ, chất lượng trung binh vậy thì khi lập kế hoạch kinh doanh sẽ phải tập trung vào chiến lược giá thay vì tập trung chất lượng.

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp

Bước 4: Thiết lập chiến lược kinh doanh 

Sau khi có ý tưởng và xác định được biểu đồ SWOT, thì bạn cần thiết lập được mô hình kinh doanh. Ở bước tiếp theo khi lập kế hoạch kinh doanh này, doanh nghiệp cần tìm thêm cho mình những người có cùng chí hướng để kế hoạch kinh doanh của mình được triển khai hiệu quả.

Mô hình kinh doanh được phân chia cụ thể, có hệ thống cùng sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên sẽ giúp doanh nghiệp vừa gia tăng lợi nhuận và giảm chi phí cũng như phát triển toàn diện hơn.

Bước 5: Xây dựng chiến lược Marketing 

Để khả năng tiêu thụ sản phẩm được hiệu quả và thu về lợi nhuận cao, khi lập kế hoạch kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược marketing. Chiến lược này bao gồm: truyền thông, quảng cáo, quảng bá thương hiệu,... được thực hiện lâu dài và linh hoạt để có thể tiếp cận và mở rộng tối đa thị trường cũng như nguồn khách hàng tiềm năng.

=> Xem thêmChiến lược Marketing và 6 ví dụ điển hình từ các thương hiệu nổi tiếng

Bước 6: Lên kế hoạch quản lý nhân sự

Khi hoạt động kinh doanh phát triển, nhân sự sẽ có thể tăng trưởng quy mô từ hàng chục cho đến hàng trăm người. Lúc này khi lập kế hoạch kinh doanh, bạn cần phải có kế hoạch quản lý nhân sự để hướng dẫn, đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên.

Lập kế hoạch quản lý nhân sự

Lập kế hoạch quản lý nhân sự 

Bước 7: Lập kế hoạch quản lý tài chính

Sau khi lên kế hoạch nhân sự, mọi người cần xác định nguồn lực tài chính cần thiết để triển khai kế hoạch kinh doanh. Bao gồm dự báo doanh thu, chi phí, lãi suất, dòng tiền, nguồn vốn, v.v. Việc quản lý dòng tiền là vô cùng quan trọng, nếu không kiểm soát một cách hợp lý doanh nghiệp sẽ rất dễ có thể bị lỗ.

Bước 8: Triển khai kế hoạch 

Ở bước cuối này doanh nghiệp chỉ việc triển khai kế hoạch. Hãy đảm bảo rằng, bảy bước trước đó phải được thực hiện theo đúng quy trình. Nếu có thay đổi, thì phải phù hợp với tình hình và điều kiện tại thời điểm đó để bản kế hoạch không bị bỏ dở giữa chừng.

Ngoài việc nắm rõ được các bước lập kế hoạch kinh doanh nói trên, bản kế hoạch cần được trình bày một cách logic, ngắn gọn nhưng đủ ý và dễ hiểu, tránh cho người đọc cảm thấy khó hiểu khi phải đọc bản kế hoạch quá dài và không có trọng tâm. Ngôn từ cần phù hợp với trình độ hiểu biết của người tiếp nhận.

Bước 9: Theo dõi và đánh giá

Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh và triển khai, mọi người cần định kỳ tiến hành theo dõi và đánh giá quá trình này. So sánh kết quả thực tế đạt được với các chỉ số đo lường đêf ra nhằm đánh giá hiệu quả của kết hoạch. Nếu như cần thiết thì cần có điều chỉnh kế hoạch để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.

Bước 10: Định hướng dài hạn

Sau khi có kết quả đánh giá, mọi người cần xem xét các cơ hội mới, thay đổi chiến lược hoặc phát triển các kế hoạch dài hạn để đưa ra định hướng dài hạn cho doanh nghiệp. Ở bước này, cần lập kế hoạch chi tiết và xem xét tính khả thi để triển khai trong thời gian tới. Cuối cùng, sau mọi người cần thảo luận với các nhân viên về kế hoạch kinh doanh để đảm bảo mọi người trong công ty có thể cùng hiểu và biết về kế hoạch.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp. Với những kiến thức mà Bizfly chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong việc hoàn thiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly