Micro influencer là gì? Lưu ý khi triển khai Micro Influencer

Thủy Nguyễn 29/09/2021

Influencer Marketing được xem là loại hình truyền thông vượt trội mang lại những hiệu quả tích cực cho các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay. Tuy là một xu thế truyền thông nổi bật nhưng ngân sách để thuê người nổi tiếng hay các ngôi sao “hot” hiện nay thì lại không hề nhỏ

Và để tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả truyền thông lớn, Micro influencer chính là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho các doanh nghiệp.

Cùng Bizfly tìm hiểu Micro influencer là gì cũng như sự khác nhau giữa Micro Influencer với KOL trong bài viết sau.

Micro Influencer là gì? 

Micro influencer là thuật ngữ chỉ một nhóm người có lượng người hâm mộ không quá lớn nhưng lại có tầm ảnh hưởng tương đối trong cộng đồng.

Micro Influencer là gì

Micro Influencer là gì? 

Họ có thể là một streamer, sinh viên, vlogger hay chỉ là những cá nhân bình thường có phong cách nổi trội và thường xuyên đăng tải những nội dung, hình ảnh có liên quan đến sở thích hay lĩnh vực chuyên môn của mình trên mạng xã hội.

Vì thường xuyên chia sẻ cuộc sống của mình, các Micro influencer cũng có một lượng người yêu thích nhất định. Tuy không lớn như người nổi tiếng nhưng mức độ tương tác của họ tốt hơn nhiều so với người nổi tiếng.

Bizfly cung cấp bộ giải pháp chuyển đổi số (chatbot, CRM, Email Marketing và thiết kế website​...) giúp doanh nghiệp tăng trưởng 100% doanh thu, tiết kiệm 50% chi phí

KHÁM PHÁ NGAY

Ưu điểm và nhược điểm của Micro Influencer 

Để có thể hiểu rõ hơn khái niệm Micro influencer là gì, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về những ưu và nhược điểm của Micro influencer.

Ưu điểm

Ưu điểm và nhược điểm của Micro Influencer

Ưu điểm và nhược điểm của Micro Influencer 

  • Độ chân thực cao: Công việc của Micro influencer là chia sẻ những vấn đề hàng ngày trong cuộc sống của họ. Vì vậy, những nội dung giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ mà họ đề cập sẽ có tính chân thực và thân thiện hơn đối với người xem. Điều này giúp người xem thêm tin tưởng và nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng.
  • Tiết kiệm chi phí quảng bá: So với các chiến dịch truyền thông hoặc thuê người nổi tiếng thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được lượng lớn chi phí quảng bá thương hiệu khi hợp tác với các Micro influencer.
  • Tập trung chính xác vào khách hàng tiềm năng: Micro influencer tuy không có lượng fans đông đảo nhưng các sản phẩm, dịch vụ mà họ giới thiệu sẽ dễ dàng kết nối và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người tiêu dùng. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao được tỷ lệ bán hàng thông qua chiến dịch một cách hiệu quả hơn.

Nhược điểm

  • Chỉ số theo dõi và quan tâm không có thực: Nhiều Micro influencer hoạt động trên mạng xã hội vì muốn đánh bóng tên tuổi mà mua các tương tác ảo. Điều này cho thấy tuy họ có lượng fans lớn nhưng tỷ lệ tương tác lại không cao.
  • Khó quản lý nhiều Micro influencer cùng lúc: Khi thực hiện một chiến dịch Marketing, doanh nghiệp sẽ cần đến rất nhiều Micro influencer. Điều này khiến cho việc kiểm soát số lượng, chất lượng Micro influencer là vô cùng khó khăn.
  • Thông điệp không nhất quán: Cách truyền đạt thông điểm của các Micro influencer sẽ khác nhau nếu doanh nghiệp không có một bản kế hoạch cụ thể. Điều này khiến cho nội dung không đồng nhất và làm giảm hiệu quả của chiến dịch.

Xem thêm: Influence Marketing là gì và các tiêu chí đánh giá hiệu quả

Sự khác nhau giữa Micro Influencer và KOL 

Nhiều người khi tìm hiểu Micro influencer là gì thường hay nhầm lẫn với KOL (người có ý kiến quyết định). Bởi nhiệm vụ chung của họ đều là dùng sức ảnh hưởng và mức độ nổi tiếng của mình để có thể thay đổi suy nghĩ, thúc đẩy quyết định mua hàng của người dùng.

Sự khác nhau giữa Micro Influencer và KOL

Sự khác nhau giữa Micro Influencer và KOL 

Nhưng thực tế đây là hai phạm trù khác biệt hoàn toàn

  • KOL là những người có kiến thức chuyên môn, am hiểu hoặc dẫn đầu một lĩnh vực nào đó. Và họ sẽ chỉ nhận quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu có liên quan tới chuyên môn, lĩnh vực của họ.
  • Micro influencer là những người có tầm ảnh hưởng đến một bộ phận người dùng mục tiêu nhất định được các doanh nghiệp, nhãn hàng lựa chọn để thúc đẩy nhu cầu mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, nhãn hàng đó cung cấp.

Lưu ý khi triển khai Micro Influencer hiệu quả 

Khi tiến hành triển khai Micro influencer, bạn cần lưu ý một vài điểm cơ bản sau đây.

Tỷ lệ tương tác của Micro Influencer 

Các doanh nghiệp khi tìm kiếm Micro influencer thì đều cần phải lưu ý đến tỷ lệ tương tác trên profile của họ.

Khi triển khai Micro Influencer cần quan tâm đến tỷ lệ tương tác

Khi triển khai Micro Influencer cần quan tâm đến tỷ lệ tương tác

Bởi nhiều tương tác ảo, follow ảo mà Micro influencer mua về sẽ không thể mang lại được hiệu quả gì cho doanh số của doanh nghiệp mà còn gây tốn chi phí, tốn thời gian mà còn tốn nhiều công sức.

Thông điệp truyền thông phải thống nhất 

Việc thiếu thống nhất hoặc không chính xác trong việc truyền tải thông điệp truyền thông sẽ khiến hiệu quả chiến dịch đi xuống. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải làm việc với từng người, các nội dung hiển thị phải được duyệt kỹ để đảm bảo tính thống nhất.

Sử dụng đúng thời điểm 

Để tránh được những sự cố không đáng có, doanh nghiệp cần phải quản lý và theo dõi công việc của nhiều Micro influencer cùng lúc một cách tốt nhất.

Triển khai Micro influencer cần đúng thời điểm

Triển khai Micro influencer cần đúng thời điểm

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải thật sáng suốt khi xác định Micro influencer hợp tác sao cho phù hợp nhất chiến dịch Marketing của mình.

Lượng follow của Micro Influencer 

Nhiều tài khoản của Micro influencer đã sẵn sàng bỏ một khoản chi phí nhỏ để mua lượng follow ảo nhằm đánh bóng tên tuổi hoặc thu hút các booking quảng cáo từ các nhãn hàng, thương hiệu. Do đó khi lựa chọn Micro influencer để hợp tác, bạn cần phải chắt lọc thật kỹ và cẩn thận.

Tuy Micro influencer có lượng người hâm mộ không quá lớn nhưng khả năng tương tác và kết nối người dùng của họ lại mang đến hiệu quả bán hàng lớn cho doanh nghiệp. Qua bài viết Bizfly chia sẻ, bạn đã hiểu được Micro influencer là gì cũng như những ưu, nhược điểm của nó để cân nhắc đưa ra quyết định phù hợp nhất với ngân sách và quy mô doanh nghiệp của mình.

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly