Mô hình 7s là gì? Lợi ích, thành phần cơ bản và cách áp dụng mô hình

Thủy Nguyễn 14/10/2022

Là giải pháp “sinh sau đẻ muộn” nhưng mô hình 7s vẫn nhận được rất nhiều quan tâm của các công ty, doanh nghiệp trên thế giới kể cả Việt Nam. Vậy, 7s là mô hình gì? Tại sao lại có sức hút đến vậy? Cùng Bizfly tìm hiểu kỹ hơn về mô hình này ngay sau đây. 

Mô hình 7s là gì?

Mô hình 7s là mô hình quản lý doanh nghiệp mô phỏng ngắn gọn cách tổng hợp các vấn đề thực tiễn trong một bộ máy hoạt động của tổ chức, công ty và doanh nghiệp. Nó nhấn mạnh vào nguồn lực (yếu tố mềm) thay vì các yếu tố hữu hình như: cơ sở hạ tầng, vốn, máy móc,...Và 7s là từ viết tắt của các cụm từ tiếng Anh bắt đầu bằng chữ ‘S” bao gồm: Strategy: chiến lược, Shared values: giá trị được chia sẻ, Systems: hệ thống, Structure: cấu trúc, Staff: nhân viên, Style: phong cách và Skills: kỹ năng.

Mô hình 7s là gì

Mô hình 7s là gì?

Tất cả 7 yếu tố trên có thể liên kết với nhau và sự thay đổi của một yếu tố sẽ đòi hỏi các yếu tố còn lại cũng phải thay đổi để duy trì hoạt động cho doanh nghiệp. Mô hình này ra đời từ những năm 80 bởi hai chuyên gia tư vấn thiết kế là Robert Waterman và Tom Peters thuộc tổ chức tư vấn McKinsey & Company.

Vì sao doanh nghiệp nên áp dụng mô hình 7s?

Hiện nay, rất nhiều công ty, doanh nghiệp áp dụng mô hình 7s bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích như: 

  • Hỗ trợ thúc đẩy thay đổi tổ chức
  • Tạo điều kiện sáp nhập giữa các công ty
  • Định hình các yếu tố cần thay đổi trong tương lai nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực
  • Tìm ra giải pháp tốt nhất cho một chiến dịch nào đó của doanh nghiệp
  • Theo dõi các vấn đề về hiệu suất trong doanh nghiệp để thay đổi hoặc cải thiện
  • Định hình khung tham chiếu giúp doanh nghiệp nhìn rõ hơn về những ảnh hưởng khi thay đổi hệ thống quản lý
  • Xây dựng sợi dây gắn kết để đến gần hơn với mục tiêu đã đề ra
  • Áp dụng cho đội nhóm hoặc dự án để tìm ra lỗ hổng và xử lý chúng nhanh chóng hơn.

Có thể bạn quan tâm: MBO là gì? 6 bước của quy trình quản trị theo mục tiêu tối ưu

Các nhân tố cơ bản trong mô hình 7s

Doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về bảy nhân tố trong mô hình 7s của McKinsey như sau:

Các nhân tố cơ bản trong mô hình 7s

Các nhân tố cơ bản trong mô hình 7s

  • Chiến lược: Chiến lược chính là mục tiêu và tầm nhìn để doanh nghiệp định hướng mục tiêu phát triển. Đồng thời, khi có một chiến lược cụ thể tổ chức có thể loại bỏ nhiều nhất các nhân tố tiêu cực có thể ảnh hưởng đến dự án hoặc quá trình hoạt động của mình. Ngoài ra, chiến lược còn giúp doanh nghiệp giữ vững và xây dựng lợi thế cạnh tranh trước đối thủ.
  • Cấu trúc: Cấu trúc là sơ đồ tổ chức của các phòng ban, bộ phận để doanh nghiệp quản lý, điều hành và thúc đẩy hợp tác giữa các bộ phận một cách khoa học nhất. Nhân tố này sẽ tạo nên sự gắn kết giúp bộ máy công ty làm việc đoàn kết, trơn tru và hiệu quả hơn.
  • Hệ thống: Hệ thống là nhân tố cứng của mô hình 7s và là nội dung, hoạt động, thủ tục hay các luồng thông tin mà bộ máy doanh nghiệp có thể giải quyết. Hay hiểu đơn giản hơn hệ thống là cách nhân sự trong bộ máy công ty giải quyết và thực hiện công việc được giao. 
  • Kỹ năng: Kỹ năng thường bao gồm khả năng và năng lực. Hiểu đơn giản là những khả năng mà nhân viên trong doanh nghiệp có thể thực hiện tốt nhất. Khi thay đổi tổ chức, các công ty cần tìm ra kỹ năng mà một nhân viên, đội nhóm cần phải có để củng cố chiến lược hoặc cấu trúc mới. 
  • Phong cách: Trong mô hình 7s nhân tố phong cách sẽ đào sâu vào phong cách lãnh đạo, quản lý, các hành động và giá trị biểu tượng của lãnh đạo công ty. Từ đó định hình khung phong cách của một tập thể doanh nghiệp. 
  • Giá trị chia sẻ: Đây là những giá trị, tiêu chuẩn và tất cả các hình thức của đạo đức doanh nghiệp. Và yếu tố then chốt nhất trong giá trị chia sẻ chính là nét đẹp văn hóa, tầm nhìn và bản sắc văn hóa của doanh nghiệp bởi chúng sẽ định hình chuẩn mực cũng như tiêu chuẩn hướng hành vi của nhân viên công ty. 
  • Yếu tố nhân viên: Yếu tố nhân viên trong mô hình 7s thường phản ánh đến: số lượng nhân viên, năng lực của họ và nhiệm vụ công việc họ cần hoàn thành.  Đồng thời, doanh nghiệp cần phác họa các giải pháp tuyển dụng, đào tạo, động viên và khen thưởng để nâng cao chất lượng nhân sự. 

Khi nào nên áp dụng mô hình 7s?

Các nhà lãnh đạo có thể áp dụng mô hình 7s cho doanh nghiệp của mình trong rất nhiều thời điểm, cụ thể: 

Khi nào nên áp dụng mô hình 7s?

Khi nào nên áp dụng mô hình 7s?

  • Ứng dụng 7s khi công ty, doanh nghiệp cần đánh giá tính khả thi cho một chiến dịch, dự án hay kế hoạch nào đó. Đồng thời, đo lường những rủi ro, bất trắc có thể xảy ra để tránh, thay đổi hoặc cải thiện chúng. 
  • Kiểm tra, đánh giá chất lượng công việc và hoạt động giữa các bộ phận trong công ty để cải thiện hiệu quả, hiệu suất theo mong muốn. 
  • Phân tích tình hình hoạt động hiện tại để tìm ra những tiềm năng và xác định vấn đề không nhất quán. Từ đó, điều chỉnh lại hoạt động để bộ máy vận hành của tổ chức luôn trơn tru, đạt hiệu quả cao nhất. 
  • Kiểm tra các tác động có thể gây ảnh hưởng hoặc làm thay đổi hoạt động của bộ máy tổ chức. Từ đó, lãnh đạo có thể sắp xếp lại quy trình làm việc giữa các phòng ban sao cho hợp lý nhất.

Hiện nay, mô hình 7s được ví như “cỗ máy tạo ra sự hòa điệu trong tổ chức”. Vậy nên các công ty, doanh nghiệp nên áp dụng mô hình này để xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai. Hãy vạch ra nhu cầu của doanh nghiệp để áp dụng mô hình này một cách thông minh nhất.

Xem thêm: Những xu hướng quản lý doanh nghiệp hiện đại trong thời kỳ công nghệ 4.0

Bạn đã sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp BizCRM chưa?
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly