Một thuật ngữ mới trong lĩnh vực Marketing có khả năng mang lại những giá trị lợi ích nhất định cho doanh nghiệp, chính là Neuromarketing.
Cùng Bizfly tìm hiểu bài viết tổng hợp sau để có thể hiểu rõ hơn Neuromarketing là gì cùng những nội dung hấp dẫn của xu hướng tiếp thị trong tương lai.
Neuromarketing là gì?
Neuromarketing là một lĩnh vực mới trong ngành tiếp thị xuất hiện vào năm 2002. Và được các nhà tiếp thị ưu tiên ứng dụng trong việc nghiên cứu hành vi của người dùng để nhanh chóng và dễ dàng đạt được hiệu quả tiếp thị.
Neuromarketing là gì?
Điều này giúp doanh nghiệp có thể kịp thời tiến hành cải thiện hoặc thay đổi các chiến lược tiếp thị sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng. Đồng thời mang lại hiệu quả cao về doanh thu cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực bán hàng và quảng cáo.
Bizfly cung cấp bộ giải pháp chuyển đổi số (chatbot, CRM, Email Marketing và thiết kế website...) giúp doanh nghiệp tăng trưởng 100% doanh thu, tiết kiệm 50% chi phí
Lợi ích khi sử dụng Neuromarketing là gì?
Neuromarketing được nhiều doanh nghiệp đánh giá tốt và lựa chọn sử dụng cũng như áp dụng trong các chiến lược tiếp thị của mình. Bởi những lợi ích mà nó mang lại có thể dễ dàng thấy được sau đây.
Lợi ích khi sử dụng Neuromarketing là gì?
- Neuromarketing là phương pháp thăm dò tâm trí của khách hàng một cách hiệu quả mà không đòi hỏi họ phải tham gia trực tiếp vào chiến dịch. Sự ra đời của Neuromarketing đã giúp các doanh nghiệp có thể thực hiện các mục tiêu trong chiến lược tiếp thị một cách dễ dàng và tiết kiệm.
- Neuromarketing có khả năng giúp doanh nghiệp thu thập được những thông tin có liên quan đến các chức năng và cấu trúc não của khách hàng như lý luận, trí nhớ hay đưa ra quyết định,... trước khi họ mua hàng. Doanh nghiệp áp dụng Neuromarketing trong tiếp thị sẽ nhanh chóng định vị thương hiệu, lấy được lòng trung thành và sự tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp.
- Neuromarketing giúp giảm thiểu được những thất bại, rủi ro có liên quan đến các hoạt động Marketing một cách đáng kể. Đồng thời nâng cao được khả năng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Xem thêm: Các xu hướng truyền thông xã hội dự đoán bùng nổ năm 2021
Ưu và nhược điểm của Neuromarketing
Tìm hiểu thêm về ưu, nhược điểm của Neuromarketing cũng chính là cách tốt nhất để bạn có thể nắm bắt chi tiết nhất khái niệm Neuromarketing là gì.
Ưu điểm
Ưu và nhược điểm của Neuromarketing
- Với khả năng lấp đầy khoảng trống giữa các phương pháp tiếp thị truyền thống và tiếp thị thần kinh, Neuromarketing giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt và hiểu về các hành vi của khách hàng một cách rõ ràng hơn.
- Nhờ sự trợ giúp từ các câu trả lời khảo sát, Neuromarketing không chỉ giúp lấy được những dữ liệu, thông tin cá nhân mà còn quan sát được các biểu cảm, chuyển động của khách hàng.
- Thông qua việc cung cấp chất lượng sản phẩm với giá thành thấp hơn sẽ khiến cho giá trị của Neuromarketing trở nên vô cùng hữu ích trong việc hạ giá nghiên cứu.
- Ứng dụng Neuromarketing trong chiến lược tiếp thị giúp gia tăng mức độ uy tín của các kết quả đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm hiểu suy nghĩ và mô hình ra quyết định của khách hàng.
Nhược điểm
- Một số người cho rằng, áp dụng Neuromarketing là việc xâm nhập vào não bộ người tiêu dùng. Điều này có thể khiến thông tin bị rò rỉ và thiếu đi sự riêng tư.
- Neuromarketing đòi hỏi về các kỹ năng cụ thể cao hơn các hình thức khác để đạt được kết quả như mong muốn.
- Chi phí sử dụng Neuromarketing và các vấn đề có liên quan thì khá tốn kém.
- Neuromarketing yêu cầu các liên kết, cộng tác thích hợp từ nhiều luồng khác nhau như hoạt động tiếp thị, tâm lý học và thần kinh học.
Một số ứng dụng khi sử dụng Neuromarketing
Bạn có thể tìm hiểu thêm về một vài những ứng dụng khi sử dụng Neuromarketing được Bizfly chia sẻ sau.
Sử dụng màu sắc
Cảm xúc của khách hàng sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố màu sắc. Màu xanh dương phù hợp với các thương hiệu cần chất lượng và sự uy tín bởi nó mang đến cảm giác tin cậy.
Neuromarketing mang đến khă năng kích thích thị giác mạnh mẽ của khách hàng
Màu đỏ mang đến cảm xúc nhiệt huyết, kích thích đam mê, năng lượng. Doanh nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ của khoa học thị giác màu sắc khi ứng dụng phương pháp Neuromarketing hiệu quả.
Đánh giá việc bỏ lỡ thông tin
Trong tiếp thị ứng dụng Neuromarketing, con người thường có xu hướng bỏ lỡ các thông tin, sản phẩm hay mất đi những thứ họ thích. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng thúc đẩy nhu cầu mua của khách hàng, các chiến lược Marketing sẽ được thực hiện hiệu quả hơn.
Đánh giá hài lòng của khách hàng
Khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường, đánh giá hài lòng chính là một trong những yếu tố cần thiết đối với doanh nghiệp. Đối với những người làm quảng cáo, mức độ kích thích hoặc gắn kết cảm xúc của khách hàng liên quan đến sản phẩm sẽ cung cấp cho họ những dữ liệu vô cùng quý giá.
Với Neuromarketing, doanh nghiệp có thể đánh giá hài lòng của khách hàng
Và sự hài lòng của khách hàng sẽ cho thấy được sự tương quan trong việc đánh giá vẻ đẹp và kích thích các mạch thần kinh.
Thiết kế bao bì sản phẩm
Cách thiết kế bao bì sản phẩm cũng có thể tác động được đến hành vi và quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, khách hàng sẽ để lại những đánh giá tích cực cho các mẫu bì đẹp, tiêu cực cho các mẫu bì không bắt mắt và trung tính với các mẫu bì không quá nổi bật.
Dự đoán hiệu quả của quảng cáo
Trong những năm trở lại đây, Neuromarketing có khả năng khai thác được những tiềm năng của dự đoán hiệu quả quảng cáo về các thói quen và hành vi của người tiêu dùng.
Neuromarketing giúp doanh nghiệp dự đoán hiệu quả các chiến dịch quảng cáo
Ứng dụng điều này, doanh nghiệp có thể tiến hành so sánh hiệu quả của các chiến dịch trước khi sản phẩm được ra mắt để chọn ra quảng cáo có khả năng khơi gợi hoạt động của não nhiều nhất.
Với những nội dung hữu ích được Bizfly chia sẻ, bạn đã có thể nắm rõ được Neuromarketing là gì cùng lợi ích, ưu nhược điểm và những ứng dụng của nó. Từ đó, bạn có thể áp dụng Neuromarketing vào các chiến dịch tiếp thị để nhận được những lợi ích và hiệu quả tuyệt vời cho doanh nghiệp của mình.
Bài viết nổi bật

9 cách quản lý data khách hàng hiệu quả trong thời đại AI
9 cách thu thập email khách hàng tiềm năng hiệu quả
Bài viết cùng tác giả
Xem tất cả