Nhận diện khách hàng là một trong những kỹ năng then chốt giúp tăng doanh thu nhanh chóng cho doanh nghiệp của bạn. Câu nói “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” chính là để nói về kỹ năng này. Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững không chỉ cần có sản phẩm tốt mà cần có các dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp.
Cùng Bizfly tìm hiểu về kỹ năng nhận diện khách hàng giúp tăng doanh thu nhanh chóng ngay trong bài viết sau đây.
Nhận diện khách hàng là hoạt động mà doanh nghiệp sẽ phải phác họa chân dung khách hàng tiềm năng, mô tả thói quen và nhu cầu của họ. Để nhận diện khách hàng, bạn cần sử dụng các yếu tố sau: số lượng, tần suất mua hàng; hồ sơ dữ liệu,... Từ đó có thể tìm ra danh sách khách hàng tiềm năng và các khách hàng cần quan tâm.
Nhận diện khách hàng là gì?
Kỹ năng nhận diện khách hàng có tầm quan trọng nhất định đối với sự phát triển của một doanh nghiệp nào đó. Và không thể phủ nhận vai trò của khách hàng đối với doanh thu của doanh nghiệp. Trong thời đại mới, một doanh nghiệp được xem là khôn ngoan khi biết mình đang đứng ở đâu, cần gì và muốn gì. Chứ không phải một doanh nghiệp chỉ tập trung vào tìm kiếm nguồn khách hàng mới hay phục vụ hết cho tất cả các nhóm khách hàng.
Việc tập trung vào danh sách khách hàng tiềm năng sẽ cho phép doanh nghiệp đó chỉ nhận diện nhóm khách hàng có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm. Khai thác, thu hút nhóm khách hàng tiềm năng mới cũng tương đương như việc doanh nghiệp đang chăm sóc cho khách hàng cũ vậy.
Để nhận diện khách hàng một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần học hỏi và nghiên cứu các phương pháp nhận diện sau.
Đối với các khách hàng phóng khoáng, họ sẽ sẵn sàng rút hầu bao để mua sản phẩm của bạn một cách nhanh chóng và dứt khoát. Họ thường là những người có quyền, có tiền nên sẽ rất bận rộn và không muốn tốn quá nhiều thời gian vào bất kỳ việc gì cả. Cách tốt nhất để bán hàng hiệu quả đối với khách hàng như này là nói ngắn gọn, dễ hiểu, tập trung giải đáp thắc mắc của họ.
Nhận diện khách hàng theo đặc điểm tính cách phóng khoáng
Nếu như bạn gặp khách hàng kỹ tính, bạn cần có phương pháp khác trong khi trao đổi với họ. Đây là dạng khách hàng thường đặt nhiều câu hỏi và phân tích câu trả lời của bạn cho đến khi hài lòng thì mới quyết định mua hàng. Với khách hàng kỹ tính, bạn nên kiên trì giải đáp thắc mắc của họ theo cách trả lời của các chuyên gia, điều đó sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong bán hàng.
Doanh nghiệp có thể nhận diện khách hàng thông qua đặc điểm tâm lý của họ. Đối với các khách hàng lịch sự, họ thường khá tế nhị trong giao tiếp nên sẽ cảm thấy khó chịu khi bạn cố hối thúc họ mua hàng. Kiểu khách hàng này sẽ mua sản phẩm của bạn nếu như họ cảm thấy có thể tin tưởng vì vậy trong khi giao tiếp và trao đổi về sản phẩm, bạn cần có thái độ nhiệt tình và chân thành sẽ có hiệu quả hơn bao giờ hết.
Sự xuất hiện của internet đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng trên mọi miền Tổ quốc, chuyển từ mua hàng trực tiếp sang mua hàng online. Khi muốn mua một món hàng nào nó, khách hàng sẽ tìm kiếm thông tin của sản phẩm và xem các ý kiến từ những người mua hàng trước đó. Nếu như hài lòng hoặc không hài lòng về sản phẩm mà họ nhận được, khách hàng có thể chia sẻ thông tin lên các diễn đàn hoặc hội nhóm.
Vậy tại sao các doanh nghiệp không tận dụng cơ hội này để nhận diện khách hàng tiềm năng cho mình? Nhờ vào sự giúp đỡ của các trang mạng xã hội mà người bán hàng có thể quan sát hành vi mua hàng và các vấn đề tiềm ẩn khác nhằm tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng.
Nghe có vẻ vô lý nhưng doanh nghiệp mới hoàn toàn có thể nhận diện khách hàng tiềm năng thông qua đối thủ cạnh tranh của họ. Tuy nhiên việc làm này đòi hỏi kỹ năng cao và ít có doanh nghiệp nào làm được. Cách thức nhận diện này yêu cầu đòi hỏi về sự tương đồng về chất lượng, loại hàng và mục tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp của bạn và của đối thủ.
Nhận diện khách hàng thông qua đối thủ cạnh tranh
Tuy nhiên, với phương pháp nhận diện này, bạn có thể học được nhiều thứ từ đối thủ cạnh tranh của mình:
Học hỏi kinh nghiệm bằng cách trò chuyện, giao tiếp với nhân viên kinh doanh của đối thủ. Từ đó, ta có thể hiểu được phương thức bán hàng, mô hình thị trường, giá thành sản phẩm, thông tin khách hàng,...
Mô hình BANT sẽ bao gồm các yếu tố sau:
Phần mềm CRM được cải biến vào năm 2011 và hội tụ đầy đủ các tính năng cần thiết cho một doanh nghiệp trong công tác quản trị khách hàng. Các phân hệ trong phần mềm sẽ đem lại sự thuận tiện cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong công tác quản lý các phân hệ: Quản lý dự án, CRM; Nhân sự (Employees), Quản lý bán hàng (Sales and invoicing), Mạng xã hội,...
Các phân hệ này sẽ được liên kết với nhau và có thể làm việc cùng một lúc cho nhiều thao tác trên cùng một nền tảng; giúp đảm bảo tính chính xác và thông suốt cho doanh nghiệp.
Với nhiều tính năng như vậy, giờ đây doanh nghiệp hoàn toàn có thể nhận diện khách hàng của mình một cách dễ dàng và nhanh chóng. Truy cập vào Bizfly để đọc thêm nhiều bài viết hay về các lĩnh vực trong kinh doanh có thể bạn chưa biết
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại