OOH hay quảng cáo ngoài trời đóng vai trò tương tự như các chiến dịch quảng cáo marketing, tùy thuộc vào vị trí địa lý và ngành hàng mà người làm tiếp thị sẽ thiết kế những bảng quảng cáo mang tính chất đặc trưng.
Trong bài viết dưới đây, Bizfly sẽ khai thác chi tiết khái niệm quảng cáo ngoài trời (OOH) là gì và các loại hình phổ biến được nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn hiện nay.
OOH là gì?
OOH hay Out Of Home được dịch là bên ngoài nhà. Trong lĩnh vực tiếp thị, khi nhắc tới quảng cáo OOH tức là nhắc đến hình thức quảng cáo ngoài trời như pano, biển quảng cáo, quảng cáo trên phương tiện giao thông (taxi, xe bus), billboard…Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng thấy loại hình quảng cáo này xuất hiện trong siêu thị, trung tâm thương mại, thang máy cũng được xếp vào kênh OOH.
Khái niệm OOH là gì?
Vì sao nên sử dụng OOH trong Marketing?
Dưới đây là các lý do tại sao nên sử dụng OOH trong Marketing:
Nâng cao nhận thức thương hiệu
Là hình thức quảng cáo ngoài trời và diễn ra liên tục 24/7, OOH rất dễ thu hút sự chú ý của công chúng. Dễ dàng thấy khi so sánh với quảng cáo truyền hình thì OOH chiếm ưu thế hơn hẳn. Nếu việc quảng cáo trên truyền hình tiêu tốn nhiều kinh phí và dễ dàng bị người xem quên lãng sau 2 tuần kết thúc chiến dịch thì với OOH có tới 36% số người có thể nhớ lại được quảng cáo khi chiến dịch kết thúc và 35% số người nhớ lại sau 6 tuần.
OOH thúc đẩy hành động
Khi người tiêu dùng xuống đường, họ sẽ nhìn thấy rất nhiều biển quảng cáo ngoài trời. Theo như nghiên cứu, tâm lý của người tiêu dùng sau mỗi buổi hoạt động ngoài trời thường sẽ tích cực hơn, do đó công ty thường sử dụng điều này để thu hút khách hàng.
OOH giúp dễ dàng sáng tạo và phát triển thương hiệu
OOH cho phép doanh nghiệp thỏa sức sáng tạo và phát triển thương hiệu. Địa điểm cụ thể, chủ động thời gian và ngữ cảnh linh hoạt là một trong những ưu điểm chính giúp hình thức quảng cáo này thu hút khách hàng dễ dàng. Ngoài ra OOH còn giúp tạo ra nhận thức tức thời, mở rộng độ phủ và nâng cao uy tín thương hiệu.
OOH giúp dễ dàng sáng tạo và phát triển thương hiệu
Hướng tới nhóm khách hàng đa dạng
OOH hướng tới đa dạng tập khách hàng, từ người lao động, khách du lịch đến dân văn phòng, sinh viên…, đáp ứng mục tiêu của người tiêu dùng trong quá trình mua sắm. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo ai cũng có thể thấy sự hiện diện của thương hiệu quảng cáo.
Vai trò của quảng cáo OOH đối với doanh nghiệp
Vai trò của quảng cáo OOH đối với doanh nghiệp:
- Quảng bá thương hiệu bền vững và liên tục
- Việc sử dụng quảng cáo OOH là một trong những phương pháp gây ấn tượng và duy trì nhận diện thương hiệu với người tiêu dùng thông qua việc lặp đi lặp lại hình ảnh quảng cáo theo thời gian, lâu dần sẽ ghi được dấu ấn trong tâm trí khách hàng về dịch vụ và thương hiệu, từ đó thúc đẩy hành vi mua hàng.
- Kết nối thương hiệu với khách hàng bận rộn
- Người tiêu dùng ngày nay bận rộn hơn so với trước đây. Họ thường tối ưu hóa thời gian của mình để dành thời gian cho công việc nhiều hơn, Vì thế, lựa chọn phù hợp nhất để “tấn công” khách hàng tiềm năng chính là quảng cáo OOH, nhờ thế người tiêu dùng mới có thể nhận thấy khi đi trên đường một cách dễ dàng.
Ưu điểm và nhược điểm của OOH
Các ưu điểm và nhược điểm của OOH.
Ưu điểm và nhược điểm của OOH
Ưu điểm
- OOH là kênh quảng cáo quốc gia khi có thể tiếp cận được số lượng khách hàng lớn và đa dạng. Do đặt ở vị trí nhiều người qua lại nên bất kể giới tính, tuổi tác, thu nhập và sở thích mọi người đều có thể xem và nhận nội dung được truyền qua OOH.
- Sáu nhóm quảng cáo OOH khác nhau về cách thức truyền tải, phương thức phân phối, cách trích dẫn, vị trí xuất hiện và phải phù hợp với hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề hoạt động.
- OOH ngày càng trở nên sáng tạo, sử dụng thiết kế độc đáo, màu sắc tươi sáng và văn bản ấn tượng để thể hiện sinh động thông điệp và hình ảnh nhằm mục đích thu hút sự chú ý của mọi người.
- Quảng cáo OOH luôn xuất hiện ở đường phố, các bảng hiệu gần như hoạt động 24/7, kể cả ngày nghỉ và lễ. Quảng cáo di động thông thường được nhìn thấy ở nhiều lĩnh vực khác nhau, gây ảnh hưởng, kích thích tới trí nhớ của người tiêu dùng.
- So với các kênh quảng cáo có thể tắt hay nhắn bỏ qua như quảng cáo trực tuyến, quảng cáo truyền hình, thì OOH chính là một ưu điểm khi bắt buộc bạn phải nhìn trên các đoạn đường mà bạn đi qua hàng ngày.
- Giá thành của OOH tương đối đắt, tuy nhiên nếu tính toán kỹ thì CPM không hề đắt. Ví dụ như: Chi phí để thuê một bảng quảng cáo tại một ngã tư ở trung tâm thành phố Hà Nội là gần 1,2 tỷ nhân dân tệ mỗi năm. Lưu lượng giao thông được tính toán tại các nút giao thông này là 2 triệu vòng trên ngày. Có thể thấy CPM quảng cáo sẽ là: 1,2 tỷ / 365 ngày / 2 triệu lượt x 1000 = 1553 đồng trên 1000 lượt hiển thị.
Nhược điểm
- Việc quảng cáo bằng hình thức OOH rất dễ khiến người đi đường lướt một cách nhanh chóng bởi khoảng thời gian tiếp xúc với quảng cáo là vô cùng ngắn, rất khó để ghi nhớ toàn bộ thông tin, trừ khi nó là biển quảng cáo trên đoạn đường cố định mà ngày nào bạn cũng đi qua.
- Với số lượng người tiếp cận lớn, sẽ rất khó khăn trong việc thiết kế nội dung và hình ảnh với tất cả mọi người. Điều này sẽ khiến cho ấn tượng của khách hàng với thương hiệu của bạn sẽ khác đi và họ nghĩ rằng sản phẩm của bạn không phù hợp với họ.
- Bạn không thể cân đong đo đếm một cách chính xác số lượng người đi qua vị trí quảng cáo và nhìn thấy, chưa kể nhóm người này liệu có thể trở thành khách hàng tiềm năng được hay không.
- Ngày nay, quảng cáo OOH của các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn phải chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, với rất nhiều luật cấm và quy định nên rất khó để phá cách, sáng tạo.
- Do hoạt động ở môi trường bên ngoài trong một khoảng thời gian dài nên OOH chịu ảnh hưởng của thời tiết là chuyện bình thường. Điều này khiến cho quảng cáo bị cũ, bạc màu, hư hỏng…
Các loại hình quảng cáo OOH phổ biến tại Việt Nam
Các loại hình quảng cáo OOH phổ biến tại Việt Nam
Các loại hình quảng cáo OOH phổ biến tại Việt Nam bao gồm:
-
Billboard: Hay tấm biển quảng cáo lớn có kích thước xấp xỉ 250 m2, thường xuất hiện ở đường ra sân bay, đường quốc lộ, các con phố lớn.
-
Street furniture: Có kích thước nhỏ hơn so với Billboard. Tuy nhiên loại hình này có số lượng lớn và vị trí thể hiện đa dạng như: nhà chờ xe bus, vỉa hè, biển hộp đèn ở giải phân cách…
-
Transfit: Là loại hình quảng cáo xuất hiện trên các phương tiện giao thông như: xe bus, taxi, tàu điện…. Lợi thế của loại hình này là có thể triển khai trên một số lượng lớn cùng một lúc với thời gian hoạt động gần như cả ngày và phạm vi rộng rãi.
-
Roadshow: Là hình thức quảng cáo trên đường phố, xe máy hoặc xe đạp. Đội ngũ PB, PG của công ty sẽ mặc đồng phục có in logo thương hiệu và thu hút sự chú ý của mọi người với mày sắc vô cùng dễ thấy.
Những yếu tố ảnh hưởng đến OOH
Có 4 yếu tố cơ bản ảnh hướng tới OOH, đó là:
- Việc đặt OOH bị ảnh hưởng bởi các tiêu chuẩn nhỏ hơn: Lưu lượng giao thông, tốc độ giao thông, bối cảnh và hướng đi, đèn giao thông, số làn đường, tầm nhìn và chướng ngại vật, yếu tố đánh lạc hướng thị giác, khu vực xung quanh bảng quảng cáo, khoảng cách giữa các điểm đặt quảng cáo.
- Quá trình sản xuất biển quảng cáo: Kích thước, hình thức quảng cáo, hệ thống ánh sáng.
- Thiết kế và nội dung của biển quảng cáo: thông tin, màu sắc, hình ảnh, độ tương phản, kiểu chữ, khả năng đọc và hiển thị.
- Tần suất quảng cáo: Thời gian và số lượng quảng cáo.
OOH là lĩnh vực truyền thông phổ biến với nhiều doanh nghiệp. Tuy đứng trước sức ép cạnh tranh lớn từ các kênh truyền thông lớn như báo chí/truyền hình và Internet, OOH vẫn giữ vững phong độ và vị trí của mình trong mắt các nhà đầu tư.