Pageview là gì? 7 cách tăng pageview hiệu quả cho website của doanh nghiệp

Thủy Nguyễn 10/05/2024

Pageview đóng vai trò thước đo quan trọng cho thấy hiệu quả hoạt động của website. Vậy Pageview là gì? Làm thế nào để đạt được chỉ số pageview cao? Hãy cùng Bizfly tìm hiểu ngay qua bài viết sau. 

Pageview là gì?

Pageview hay còn được gọi là lượt xem trang, đây là thuật ngữ dùng để ghi lại số lần một trang web được tải và hiển thị trong trình duyệt của người dùng. Những thông tin này sẽ được kiểm tra và đo lường bằng những công cụ theo dõi website như Google analytics.

Thông thường, những chỉ số này sẽ được đo bằng từng phiên. Trong đó, phiên (session) là một nhóm lượt xem trang và các tương tác khác mà người dùng thực hiện trên trang web trong một khoảng thời gian nhất định (mặc định là 30 phút). Mỗi lượt xem trang đều thuộc về một phiên, nhưng một phiên có thể bao gồm nhiều lượt xem trang.

Một người dùng có thể tạo ra nhiều pageview khi họ truy cập vào nhiều trang khác nhau trên trang web hoặc tải lại trang nhiều lần.

Pageview hay còn được gọi là lượt xem trang
Pageview hay còn được gọi là lượt xem trang

Phân loại Pageview

Pageview được phân chia thành 2 loại:

Unique pageviews

Unique pageview hay số lần xem trang duy nhất là tổng số lần xem trang được tạo bởi cùng một người dùng trong cùng một phiên (tức là số phiên trong đó trang đó được xem một hoặc nhiều lần). 

Giới hạn thời gian cho một phiên nhất định là 24 giờ. Điều này có nghĩa là nếu người dùng truy cập một trang nhiều lần thì trang đó sẽ chỉ được tính là một lần xem trang duy nhất.

Unique pageview là thước đo chính xác về mức độ phổ biến của trang vì chúng loại trừ các lượt truy cập lặp lại của cùng một người dùng.

Ví dụ, nếu bạn truy cập vào https://bizfly.vn/techblog.html một lần trong ngày hôm nay, Google Analytics sẽ tính đây là một khách truy cập duy nhất. Nếu hôm nay bạn quay lại trang này thêm 20 lần nữa, hệ thống cũng sẽ chỉ ghi nhận 1 unique pageviews. Trừ trường hợp bạn truy cập URL này từ một máy tính hoặc thiết bị, trình duyệt khác mới được tính là 1 unique pageviews mới.

Pageviews - Số lượt xem trang

Số lượt xem trang được định nghĩa là tổng số lần nội dung đó được xem trong một khoảng thời gian nhất định, ngay cả khi chúng đến từ cùng một người dùng. 

Chẳng hạn, nếu người dùng truy cập một trang ba lần thì trang đó sẽ được tính là ba lần xem trang.

Pageview được phân chia thành 2 loại chính
Pageview được phân chia thành 2 loại chính 

Pageview tăng cao mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Lượt xem trang đóng vai trò là thước đo mức độ quan tâm đến nội dung và ưu đãi của khách hàng. Số lượt xem trang cao cho thấy rằng một trang web đang thu hút đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả, cho dù thông qua tìm kiếm không phải trả tiền, quảng cáo hay các phương tiện khác.

  • Thúc đẩy làm SEO

Hiện nay, Google đánh giá rất cao website có nội dung hữu ích, mang lại giá trị cho người dùng. Nhiều lượt xem trang hơn là cách để cho Google biết rằng trang web của bạn đang hấp dẫn và tăng cường SEO cho trang web của bạn. 

  • Gia tăng độ nhận diện thương hiệu

Khi càng nhiều người truy cập website của bạn, thương hiệu của bạn sẽ được biết đến rộng rãi hơn, giúp bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng và xây dựng uy tín thương hiệu.

  • Gia tăng chuyển đổi trên website 

Số lượng người truy cập vào website của bạn tăng cao, đồng nghĩa với việc nhiều người quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, gia tăng chuyển đổi của khách hàng. 

Một số lợi ích nổi bật khi pageview tăng cao
Một số lợi ích nổi bật khi pageview tăng cao 

Cách tăng pageview cho website hiệu quả

Pageview đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp. Để tăng chỉ số pageview, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:

Nghiên cứu từ khóa

Việc phân tích các từ khóa được sử dụng khi truy cập vào các trang web có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa nội dung, thu hút traffic chất lượng và thúc đẩy hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. 

Một số công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa như: Google Search Console, Ahrefs, SEMrush, Moz,... Các công cụ này còn hỗ trợ bạn kiểm tra và đo lường từ khóa, gợi ý từ khóa và nội dung liên quan. Qua đó giúp doanh nghiệp chọn được từ khóa phù hợp, tối ưu từ khóa và tăng pageview hiệu quả. 

Tập trung vào Evergreen content

Evergreen content thường viết về những hướng dẫn, những bài viết nghiên cứu, phỏng vấn của chuyên gia, giải thích, so sánh,.. đây là thông tin cơ bản, có giá trị trong thời gian dài, nhiều người quan tâm.

Một số cách để tập trung vào evergreen content để tăng pageview:

  • Tối ưu hóa SEO: Sử dụng công cụ từ khóa để tìm hiểu các từ khóa mà người dùng thường tìm kiếm và tối ưu hóa nội dung dựa trên những từ khóa đó.
  • Xây dựng liên kết: Tạo liên kết từ nội dung evergreen đến các bài viết khác trên trang web. Tăng khả năng người đọc tiếp tục duyệt qua các bài viết khác và tăng lượng truy cập trang web.
  • Chia sẻ trên trang mạng xã hội: Tạo các bài đăng, sử dụng hình ảnh, tiêu đề hấp dẫn để thu hút người đọc. Đặt liên kết đến nội dung trên trang web của bạn tại các bài đăng để tạo lưu lượng truy cập.
  • Quảng cáo trực tuyến: Sử dụng các nền tảng quảng cáo như Google Ads để đưa nội dung của bạn tiếp cận tới một lượng lớn người dùng tiềm năng.
Tập trung vào evergreen content để tăng pageview hiệu quả
Tập trung vào evergreen content để tăng pageview hiệu quả

Tối ưu hóa website (SEO Web)

Tối ưu hóa website (SEO Web) để tăng pageview bằng cách:

  • Chèn keyword: Sử dụng keyword phù hợp và mật độ keyword hợp lý trong nội dung website.
  • Link nội bộ: Tạo hệ thống liên kết nội bộ hiệu quả để hỗ trợ SEO và trải nghiệm người dùng.
  • Thẻ meta: Sử dụng thẻ meta title, meta description và thẻ heading để cung cấp thông tin cho công cụ tìm kiếm về nội dung website.
  • Tối ưu hóa ảnh: Sử dụng tên ảnh, alt text và caption phù hợp để tối ưu hóa ảnh cho SEO.

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Điều này sẽ giúp doanh nghiệp thu hút người dùng dành nhiều thời gian hơn để khám phá nội dung, tương tác với các tính năng và thực hiện hành động mong muốn. Qua đó, doanh nghiệp có thể gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, giảm tỷ lệ thoát trang và nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng. Doanh nghiệp có thể nâng cao trải nghiệm người dùng bằng cách:

  • Tối ưu hóa tốc độ tải trang: Thời gian tải trang web quyết định mức độ tương tác của người dùng. Trang web nhanh hơn thường giúp pageviews tăng lên vì người dùng có nhiều khả năng đọc nội dung trang web hơn. Một trang web tải chậm khiến người dùng rời khỏi trang web, ngay cả trước khi tính năng theo dõi trang bắt đầu hoạt động.

Một số cách giúp tối ưu hoá tốc độ tải trang:

  • Hình ảnh được tối ưu hóa cao, tải nhanh
  • Ít plugin hệ thống quản lý nội dung
  • Hosting lưu trữ
  • Thân thiện với thiết bị di động: Hơn 50% lưu lượng truy cập web toàn cầu và hơn 90% người dùng truy cập internet qua thiết bị di động. Đảm bảo trang web thân thiện với thiết bị di động sẽ dẫn đến nhiều lượt xem trang hơn và trải nghiệm người dùng tốt hơn.
  • Thiết kế giao diện (UI) và trải nghiệm người dùng (UX) tốt: Cần có giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng.
  • Khắc phục các lỗi: Trang web cần được kiểm tra và khắc phục lỗi thường xuyên để đảm bảo hoạt động tốt.
Nâng cao trải nghiệm người dùng là cách để tăng pageview
Nâng cao trải nghiệm người dùng là cách để tăng pageview

Tiếp thị qua email 

Để tăng chỉ số Pageview và có được lượng traffic hiệu quả, bạn có thể gửi những bài quảng cáo có đường dẫn về trang web của sản phẩm tới những người tiêu dùng qua email marketing. 

Những email này phải đáp ứng những tiêu chí như: Nội dung giá trị và hấp dẫn, thiết kế email đẹp mắt và chuyên nghiệp,.. để gia tăng sự quan tâm của khách hàng.

Để tăng chỉ số pageview và có lượng traffic hiệu quả, bạn có thể gửi email cho người dùng
Để tăng chỉ số pageview và có lượng traffic hiệu quả, bạn có thể gửi email cho người dùng

Thay đổi dựa trên trải nghiệm người dùng

Nghiên cứu của Google cho thấy tốc độ tải trang nhanh hơn 1 giây có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 22% và Adobe đã chỉ ra rằng 89% người mua hàng trực tuyến có khả năng quay lại trang web có trải nghiệm người dùng tốt. 

Để cải thiện và tăng pageview, doanh nghiệp có thể thực hiện một số thay đổi sau:

  • Nghiên cứu người dùng: Thực hiện khảo sát, phỏng vấn và thử nghiệm người dùng để hiểu nhu cầu, mong muốn của họ từ đó tạo lập và phát triển trang web phù hợp nhất người dùng.
  • Tối ưu hóa tốc độ tải trang: Tăng tốc độ tải trang không quá 3-5 giây để cải thiện hiệu suất và trải nghiệm người dùng.
  • Thiết kế giao diện thân thiện: Trình bày bố cục khoa học, các yếu tố như tiêu đề, phông chữ, màu sắc, CTA phải được đồng nhất.
  • Tạo nội dung chất lượng: Cung cấp nội dung hữu ích, hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu của người dùng.
  • Đảm bảo tính tương thích trên nhiều thiết bị: Thiết kế trang web hiển thị tốt trên mọi thiết bị, bao gồm máy tính để bàn, máy tính bảng và điện thoại di động. 

Hướng dẫn cách xem chỉ số pageview trong Google Analytics 4

Có 2 cách xem pageview trong Google Analytics 4 chính như sau:

Pages and Screens Report

Đây là báo cáo chi tiết được tạo sẵn hiển thị dữ liệu về các trang mà người dùng đã truy cập trên trang web của bạn và màn hình mà người dùng đã mở trên ứng dụng dành cho thiết bị di động. 

Nó cho phép bạn biết mọi người đang xem gì trên cả trang web và ứng dụng của bạn. 'Page' đề cập đến các trang riêng lẻ trên trang web, trong khi 'Screens' đề cập đến các màn hình riêng lẻ trên ứng dụng dành cho thiết bị di động.

Bước 1: Mở ứng dụng di động Google Analytics → Từ trên cùng bên trái, nhấn vào Reports.

Bước 2: Tại màn hình này, bạn lần lượt chọn các mục theo thứ tự: Life cycle → Engagement → Pages and Screens. 

Lúc này, hệ thống sẽ chuyển bạn đến giao diện Pages and Screens.

Bảng bên dưới là biểu đồ chi tiết về views (lượt xem), Users (người dùng), Views per user (Lượt xem trên mỗi người dùng)... Lưu ý, views sẽ bao gồm cả số lần xem trang và số lần xem màn hình.

Bạn cũng có thể lọc báo cáo bằng thanh tìm kiếm. Hãy điền vào đây những URL cụ thể hoặc từ khoá mà bạn muốn kiểm tra. Lúc này, hệ thống sẽ trả về kết quả của nhóm URL hoặc nhóm từ khoá bạn yêu cầu lúc trước.

Báo cáo theo sự kiện

Báo cáo sự kiện chứa dữ liệu về tất cả các sự kiện mà người dùng đã tương tác trên trang web của bạn. Đây là nơi bạn có thể tìm thấy tổng số lượt xem trên tất cả các trang trên trang web của mình.

Bước 1: Để tìm báo cáo sự kiện, bạn mở trình đơn bên trái trong trang tổng quan GA4 rồi chọn Report.

Bước 2: Để kiểm tra thông số chi tiết, bạn click chuột vào các mục theo thứ tự: Life Cycle → Engagement → Events

Lúc này, hệ thống sẽ đưa bạn đến báo cáo sự kiện. Tại đây, bạn sẽ thấy ngoài sự kiện page_view còn có các số liệu liên quan tới user_engagement và nhiều thông số khác.

Tiếp tục cuộn xuống để xem báo cáo tổng quan về dữ liệu sự kiện. Trên bảng này, bạn click vào “page_view” để di chuyển đến báo cáo chỉ chứa dữ liệu về số lần xem trang.

Tại báo cáo về số lần xem trang này, bạn sẽ nắm rõ về số lượt xem trang web trong một thời gian nhất định. Nếu muốn biểu đồ hiển thị người dùng, bạn chỉ cần click vào “Total users” ở thanh tác vụ bên trên.

Cuộn xuống bên dưới, bạn có thể theo dõi thêm về số liệu của người xem, trong đó có vị trí địa lý.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có thêm những kiến thức mới bổ ích về pageview. Đừng quên thường xuyên truy cập vào Bizfly để có thêm những thông tin bổ ích

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly