Quy mô của thị trường CDP tại Việt Nam

Nguyễn Hữu Dũng 27/11/2024

Theo báo cáo của MarketsandMarkets, quy mô thị trường CDP toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng từ 7,4 tỷ USD vào năm 2024 lên 28,2 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 39,9%. Bài viết sau của Bizfly sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về quy mô thị trường CDP tại Việt Nam và các nhóm chính của thị trường này. 

Tổng quan về thị trường CDP tại Việt Nam

CDP (Customer Data Platform) rất cần thiết trong các doanh nghiệp bởi đây là nền tảng giúp doanh nghiệp tập hợp dữ liệu từ nhiều hệ thống khác nhau về một nơi, từ đó xác định chân dung khách hàng tốt hơn. Đặc biệt, CDP phù hợp với các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ, bán lẻ, ngân hàng, hàng không,... 

Ban đầu CDP đòi hỏi chi phí cao nhưng hiệu quả đem lại chưa rõ rệt. Nhưng thời gian gần đây, CDP bắt đầu nhận được sự quan tâm mạnh mẽ hơn, bởi nó có nhiều lựa chọn hơn và chi phí cũng hợp lý hơn. 

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 300 nhà cung cấp (Salesforce, Oracle, Microsoft, Adobe,…), nhưng ở thị trường Việt Nam tính đến quý I/2024 thì có khoảng trên dưới 10 nhà cung cấp trong đó có Bizfly.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng CDP ở 3 cấp độ. Cụ thể:

  • Cấp độ 1: Ứng dụng CDP để triển khai 1 số use case (Thiên về touchpoint thu thập dữ liệu trên đa kênh của doanh nghiệp)
  • Cấp độ 2: Tổng hợp dữ liệu, kết nối các use case với nhau (Phân tích dữ liệu lớn, sử dụng AI để guideline cho hành động, unified dữ liệu từ nhiều nguồn, các bên có thể hợp nhất dữ liệu - liên kết quy trình)
  • Cấp độ 3: Toàn diện, cả hệ thống chạy theo dữ liệu của CDP. Đây cũng là cấp độ hoàn chỉnh nhất của CDP. 

Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp chỉ đang dùng CDP ở 2 cấp độ đầu tiên. Cấp độ thứ 3 đòi hỏi chi phí cao, vận hành phức tạp hơn nên không nhiều đơn vị đủ tiềm lực sử dụng.

Tổng quan về thị trường CDP tại Việt Nam
Tổng quan về thị trường CDP tại Việt Nam

Một số ngành, dịch vụ tại nước ta đang sử dụng CDP có thể kể tới:

  • Ngành ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm: Vietcombank, Techcombank, VPBank, Manulife, Sun Life.
  • Ngành bán lẻ: Tiki, Shopee, Lazada, Điện Máy Xanh, FPT Shop.
  • Ngành viễn thông
  • Hàng tiêu dùng nhanh (FMCG): Unilever, Nestle, Pepsico, Masan, Vinamilk
  • Dịch vụ du lịch và lữ hành: Vietravel, Saigontourist, Fiditour, Booking.com, Agoda…

Các nhóm CDP tại Việt Nam

Hiện nay, thị trường CDP tại Việt Nam được chia thành 3 nhóm chính. Cụ thể:

Online Journey (hành trình online)

Online Journey (hành trình online) có chức năng giải quyết bài toán về hành trình khách hàng website hoặc ứng dụng Mobile nhằm cải thiện tỷ lệ chuyển đổi từ khách xem trang, xem app đến mua hàng hay sử dụng dịch vụ. Đồng thời ghi nhận hành vi của khách hàng trên Web hay App, sau đó bằng các công nghệ phân tích dữ liệu và hành vi, hệ thống sẽ đưa quyết định tương tác tiếp theo với người dùng như thế nào. 

Các nhà cung cấp chủ yếu là quốc tế như: Insider, Netcore, Mo-Engage,... Nổi bật là trong đó là Insider (phục vụ cho ngành E-commerce, ngân hàng, du lịch, dịch vụ)

3 nhóm CDP tại thị trường Việt Nam
3 nhóm CDP tại thị trường Việt Nam

Nhóm về CDP Direct Communication (tương tác trực tiếp)

Nhóm thiên về tương tác trực tiếp (Direct Communication) có chức năng tự động hóa tương tác với khách hàng đã định danh, tức là tương tác với khách hàng qua email, tin nhắn, hoặc các hệ thống OTT như Zalo hay Facebook Messenger. Đặc biệt, nhóm này dễ bị nhầm với CRM tuy nhiên nó nổi bật hơn vì nó cá nhân hoá mạnh hơn do cơ sở dữ liệu đầy đủ hơn. 

Trong số các nhà cung cấp CDP nội địa, thị trường có 3 cái tên nổi bật là Pango CDP, Mobio và mới đây là Bizfly... Họ đang là những đơn vị local có khả năng cạnh tranh với các đối tác quốc tế như Insider và Net Core. 

Nhóm về CDP Direct Communication (tương tác trực tiếp)
Nhóm về CDP Direct Communication (tương tác trực tiếp)

Nhóm CDP về phân tích dữ liệu

Nhóm CDP thuần về dữ liệu này tập trung chính vào chức năng phân tích dữ liệu, đầu ra sẽ là các báo cáo phân tích chuyên sâu về hành vi khách hàng. Nhóm này thường tiếp cận doanh nghiệp từ bộ phận IT, bộ phận chuyển đổi số hoặc các team E-commerce quy mô lớn.

Đặc biệt, CDP phát triển theo hướng này khá phổ biến ở thị trường toàn cầu, nhưng tại Việt Nam lại khá hiếm, có thể do các doanh nghiệp chưa sẵn sàng về mặt dữ liệu. Bên cạnh đó, với các CDP ở nhóm 1 từ các nhà cung cấp nước ngoài, việc tăng trưởng có vẻ cũng đang bị chững lại. Khách hàng lần lượt rời đi vì lý do kinh tế suy thoái, ảm đạm. Ngược lại, nhóm CDP nội địa có sự tăng trưởng tốt, nhanh nhất trong các CDP trong 1 đến 2 năm qua.  

Các nhà cung cấp CDP tại thị trường Việt Nam

Trên thị trường hiện nay có 2 nhóm nhà cung cấp CDP là quốc tế và nội địa. CDP của các nhà cung cấp quốc tế có nhiều tính năng nổi bật, giải quyết hầu hết nhu cầu khách hàng, nhưng lại có giá thành khá cao, nếu muốn sử dụng bạn cần bỏ ra một khoản chi phí lớn. Ngược lại, các nhà cung cấp CDP “made in Việt Nam” vẫn chưa có nhiều.

Phần lớn chưa thể tạo ra một CDP hoàn chỉnh mà chỉ cung cấp các giải pháp giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán liên quan tới dữ liệu mà họ đang gặp phải. Một ưu điểm của nhà cung cấp CDP nội địa là mức giá thành sản phẩm khá tối ưu, dù doanh nghiệp ở quy mô nào cũng có thể sở hữu. Thực tế này đặt ra bài toán, làm thế nào để có một CDP chất lượng quốc tế mà giá thành Việt Nam. 

Các nhà cung cấp CDP tại thị trường Việt Nam
Các nhà cung cấp CDP tại thị trường Việt Nam

Một số tính năng CDP mà doanh nghiệp việt đang rất cần để hoàn thiện một CDP lý tưởng phục vụ cho các doanh nghiệp. Cụ thể như: 

  • Tích hợp và mở rộng: Xu hướng tích hợp CDP với các công cụ khác, ví dụ như marketing automation, CRM và quảng cáo sẽ tiếp tục phát triển. Doanh nghiệp sẽ tìm cách tối ưu hóa dữ liệu và thông điệp tương tác để xây xây dựng chiến dịch tiếp thị hiệu quả hơn. 
  • Nâng cao năng lực nội bộ: Đào tạo và phát triển trong lĩnh vực trong lĩnh vực CDP trở thành mối quan tâm quan trọng cho các doanh nghiệp. Hiểu rõ hơn về cách sử dụng CDP và quản lý dữ liệu khách hàng sẽ là yếu tố quyết định hiệu suất chiến dịch.
  • Tập trung vào khách hàng: CDP sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào việc hiểu rõ khách hàng và cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa. Tạo ra chiến dịch tiếp thị dựa trên dữ liệu và thông tin từ CDP để thu hút và duy trì khách hàng sẽ là ưu tiên hàng đầu. 

Bài viết trên của Bizfly đã làm rõ về quy mô của thị trường CDP tại Việt Nam trong năm 2024. Dựa vào đây, doanh nghiệp sẽ nắm được quy mô để thúc đẩy sự phát triển và tối ưu hóa khả năng tiếp thị dựa trên dữ liệu, tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn và hiệu quả hơn.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly