Xác định quy mô doanh nghiệp là vấn đề quan trọng để định hướng phát triển, xây dựng nguồn lực và tham gia cụm liên kết ngành phù hợp khi thành lập doanh nghiệp để kinh doanh. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Bizfly để hiểu rõ hơn về cách xác định quy mô doanh nghiệp phù hợp.
Quy mô doanh nghiệp là gì?
Quy mô doanh nghiệp được hiểu là sự phân chia doanh nghiệp hay quy mô của một tổ chức, đơn vị kinh doanh. Quy mô doanh nghiệp này ảnh hưởng đến việc xây dựng bộ máy quản trị của công ty vì vậy doanh nghiệp càng có quy mô lớn thì sơ đồ tổ chức càng trở lên phức tạp.
Thông thường, quy mô doanh nghiệop được xác định theo 3 nhóm là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, doanh nghiệp quy mô vừa và doanh nghiệp có quy mô lớn. Với các công ty quy mô lớn, tủ tục hành chính và các cấp quản trị, chính quyền sẽ nhiều hơn so với các công ty có quy mô nhỏ hơn.
Các loại quy mô này được xác định dựa trên nhiều yếu tố như: nguồn vốn, năng lực, kinh nghiệm kinh doanh, môi trường, sở trường, kinh nghiệm tay nghề của chủ doanh nghiệp,...
Quy mô doanh nghiệp là gì?
Cách xác định quy mô doanh nghiệp hiện nay
Người ta thường xác định quy mô của một công ty, doanh nghiệp dựa vào những tiêu chí nào?
Doanh nghiệp quy mô nhỏ
Phần đa các chủ doanh nghiệp đều lựa chọn khởi đầu với quy mô doanh nghiệp nhỏ. Vì doanh nghiệp quy mô nhỏ sẽ mang lại rất nhiều lợi thế cho một startup như:
- Số lượng nhân viên ít chỉ từ 1 - 50 người giúp tối ưu chi phí nhân sự
- Vốn đầu tư thường dưới 50 tỷ VNĐ
- Dễ giám sát và phân chia công việc
- Thao tác làm việc độc lập giúp quy trình làm việc sớm được đưa vào khuôn mẫu
- Nhân sự làm việc đa năng hơn giúp tạo nên một môi trường làm việc khăng khít và hạn chế tốt rủi ro.
Khi doanh nghiệp đã đi vào khuôn khổ, hoạt động kinh doanh ổn định hơn thì chủ doanh nghiệp cần dựa vào tình hình thực tế để gia tăng lượng nhân sự và thúc đẩy hiệu suất công việc.
Xem thêm: Hiệu suất công việc là gì và cách đo lường hiệu suất làm việc nhân viên
Doanh nghiệp quy mô vừa
Quy mô doanh nghiệp vừa (trung bình) cần đáp ứng được lượng nhân viên trong khoảng từ 51 - 1000 người. Và một doanh nghiệp trung bình cần đáp ứng được các tiêu chí:
- Ngân sách khởi đầu cao vì có nhiều khoản phí phải trả như: nhân sự, cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc, công xưởng, truyền thông,...
- Cần có tiêu chuẩn và quy trình tiến độ rõ ràng
- Người quản lý và mỗi cá thể nhân viên phải có trình độ, tay nghề và kinh nghiệm với vị trí mình đang đảm nhận.
- Nhân viên phải đáp ứng được chỉ tiêu KPI để hướng đến tiềm năng chung của doanh nghiệp.
Để điều hành doanh nghiệp quy mô vừa, chủ sở hữu phải là người giàu kinh nghiệm và có khả năng quản trị. Đồng thời, họ phải làm việc với hiệu suất cao để xác định hướng đi phù hợp nhất cho doanh nghiệp.
Quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)
Doanh nghiệp quy mô lớn
Quy mô doanh nghiệp được cho là lớn khi có số lượng nhân viên đạt trên 1000 người. Họ chủ yếu là những tập đoàn lớn có nền kinh tế tăng trưởng vững mạnh. Và để xác định được một doanh nghiệp quy mô lớn, bạn cần bám sát vào lĩnh vực hoạt động và đối chiếu với các tiêu chí sau:
- Lĩnh vực nông, lâm và thủy sản: Doanh nghiệp phải có nguồn vốn trên 20 tỷ đến 100 tỷ đồng và nhân sự từ 200 - 300 người.
- Lĩnh vực thương mại, dịch vụ: Vốn đầu tư phải đạt trên 10 tỷ đến 50 tỷ đồng và số lượng nhân viên từ 50 - 100 người.
- Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: Số vốn đầu tư cần đạt trên 20 tỷ đến 100 tỷ động với lượng lao động từ 200 - 300 người.
Điểm khác biệt giữa quy mô doanh nghiệp nhỏ và lớn
Quy mô doanh nghiệp nhỏ và lớn có điểm khác biệt như:
- Số lượng nhân sự: Số lượng nhân sự của các doanh nghiệp nhỏ thường không quá 50 người còn các doanh nghiệp lớn thường đạt trên 1000 người.
- Vốn đầu tư: Các doanh nghiệp nhỏ thường có vốn đầu tư không vượt quá 50 tỷ đồng. Còn doanh nghiệp lớn số vốn đầu tư có thể đạt đến 100 tỷ đồng.
- Vai trò kinh tế: Doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 5% tổng số lượng doanh nghiệp trên cả nước nhưng họ lại đóng góp vai trò quan trọng tới sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
- Cách thức thực hiện: Chặng đường trở thành doanh nghiệp lớn nan giải hơn rất nhiều so với quy mô nhỏ.
- Áp lực phát triển: Sức chịu đựng áp lực của doanh nghiệp lớn trong các mặt: tài chính, kinh nghiệm, thành tích và con người cao hơn doanh nghiệp nhỏ.
Những lĩnh vực phù hợp với quy mô doanh nghiệp nhỏ
Quy mô doanh nghiệp nhỏ phù hợp với những lĩnh vực kinh doanh nào?
Kinh doanh sản xuất
Một số lĩnh vực sản xuất vô cùng tiềm năng dành riêng cho các doanh nghiệp nhỏ như:
- Kinh doanh, sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết cho cuộc sống hàng ngày như: gạo, rau quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, rau, củ, quả,....
- Sản xuất và tiêu thụ một số mặt hàng công nghiệp tiêu dùng: giấy, vở học sinh, quần áo, bút bi, giày dép, sản phẩm mây tre đan, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ,...
Mua bán hàng hóa
Mở cửa hàng là phương án kinh doanh phù hợp với quy mô doanh nghiệp nhỏ
Các hoạt động mua, bán hàng hóa cũng là giải pháp startup rất hiệu quả mà doanh nghiệp nhỏ không nên bỏ qua:
- Đại lý cung ứng vật tư sản xuất như: phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư điện lạnh,...
- Bán xăng dầu hoặc các mặt hàng tiêu dùng phục vụ đời sống
- Bán lẻ đồ ăn vặt, bánh kẹo, quần áo, đồ trang trí, bát đũa, ấm chén,...
Xem thêm: Mô hình kinh doanh là gì? Top 15 mô hình kinh doanh nổi bật hiện nay
Các hoạt động dịch vụ
Quy mô doanh nghiệp nhỏ không nên bỏ qua các hoạt động dịch vụ sau đây:
- Dịch vụ bán hoặc hoặc cho thuê: sách, quần áo váy, đồ dùng cưới hỏi,...
- Các dịch vụ internet, giải trí như: quán nét, bia, quán game,...
- Dịch vụ sửa chữa: xe máy, xe đạp, ô tô, rửa xe,...
- Một số dịch vụ khác: vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc tóc, làm đẹp,...
Hy vọng từ những chia sẻ của Bizfly bạn đã xác định được quy mô doanh nghiệp cho thương hiệu của mình. Hãy dựa vào yếu tố này để định hình hướng đi đúng đắn cho sự phát triển của công ty trong tương lai. Từ đó hướng tới quy mô lớn nhất để tạo nên những giá trị tốt đẹp nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội nước nhà
Bài viết cùng tác giả
Xem tất cả