Khám phá SEO tác động tới hành trình khách hàng như thế nào?

Thủy Nguyễn 01/06/2023

SEO tác động tới hành trình khách hàng như thế nào? Làm sao để tạo ra biển chỉ dẫn dọc và điều hướng hành trình khách hàng đến với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thông qua SEO? Theo dõi kiến thức được chia sẻ bởi chuyên gia của Bizfly trong bài viết sau để nắm bắt hành trình khách hàng từ SEO một cách hiệu quả. 

Tìm hiểu hành trình khách hàng trong SEO

Trước khi áp dụng một quy trình SEO để khai thác hành vi khách hàng, doanh nghiệp cần đặt mình vào vị thế của họ để giải quyết và phân tích các vấn đề sau: 

  • Trước khi mua một sản phẩm nào đó, khách hàng sẽ thực hiện những bước nào? 
  • Họ có xu hướng tìm hiểu và tìm kiếm những thông tin gì? 
  • Thông tin nào có khả năng thu hút và thôi thúc khách hàng click mua hàng? 
  • Cuối cùng, khách hàng sẽ có xu hướng search từ khóa gì?

Đặt mình vào vị thế khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nắm lòng hành vi của người dùng tiềm năng

Đặt mình vào vị thế khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nắm lòng hành vi của người dùng tiềm năng

Nhìn chung, một hành trình khách hàng trong SEO thường trải qua 4 giai đoạn sau: 

  • Giai đoạn nhận thức: Đây là thời điểm này khách hàng bắt đầu phát sinh vấn đề và họ muốn tìm kiếm những thông tin liên quan đến nhu cầu hoặc vấn đề của họ thông qua công cụ tìm kiếm và từ khóa. Sau đó, khách hàng sẽ nghiên cứu, xem xét, đọc các đánh giá, so sánh và tham khảo ý kiến từ bạn bè - gia đình. 
  • Giai đoạn cân nhắc: Sau khi thỏa mãn được nhu cầu thông tin, khách hàng sẽ chuyển sang tìm kiếm các giải pháp để xử lý cho vấn đề của họ. Lúc này, khách hàng thường có xu hướng điều hướng truy vấn tìm kiếm và search các từ khóa liên quan đến vấn đề để tìm hiểu các thông tin chi tiết hơn. 
  • Giai đoạn quyết định (chuyển đổi): Sau khi nhận ra vấn đề và hiểu rõ rách giải quyết, điều mà khách hàng cần lúc này là một người hoặc một sản phẩm có thể giúp họ xử lý vấn đề. Đây là thời điểm khách hàng đã sẵn sàng đưa ra quyết định mua một sản phẩm hay dịch vụ mà họ tin tưởng sau khi đã hoàn tất giai đoạn tìm hiểu và tham khảo. Ở giai đoạn này, khách hàng thường có xu hướng tìm kiếm các từ khóa về sản phẩm. Do đó, các công ty/doanh nghiệp cần cung cấp được những thông tin hữu ích và có thể giải quyết được vấn đề của khách hàng để có lợi thế hơn trong việc khuyến khích họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình. 
  • Giai đoạn lặp lại (hậu chuyển đổi): Trong giai đoạn này, khách hàng có thể sẽ khai thác tối đa nội dung và sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều kiện cần là doanh nghiệp phải tiếp tục cung cấp được những nội dung có giá trị nhằm duy trì vòng lặp khách hàng liên tục.

Khi doanh nghiệp hiểu rõ con đường mà khách hàng đi để tìm thấy sản phẩm/dịch vụ của mình, thì doanh nghiệp có thể nắm bắt được động cơ, dự đoán nhu cầu và mục tiêu của khách hàng. Như vậy, hiểu được hành trình của khách hàng trong SEO sẽ giúp các công ty/doanh nghiệp tạo ra những chiến dịch tiếp thị hiệu quả hơn.
Dù khách hàng đang ở thời điểm và giai đoạn nào của hành trình thì họ vẫn có thể tìm thấy thông tin nội dung hay sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp thông qua công cụ tìm kiếm Google. Do đó, để giữ chân và tạo sức ảnh hưởng với người dùng doanh nghiệp cần áp dụng SEO một cách mạnh mẽ hơn nữa. 

Các bước để nắm bắt hành trình khách hàng từ SEO

Sau khi đặt mình vào vị thế của khách hàng và hiểu rõ những ý định tìm kiếm của họ, doanh nghiệp có thể bắt đầu giai đoạn phân tích hành trình khách hàng từ SEO thông qua các bước sau: 

Bước 1: Tìm kiếm những thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề

Khách hàng thường có thói quen research thông tin cơ bản về vấn đề thông qua các từ khóa liên quan hoặc tương đồng. Ví dụ: Khách hàng có nhu cầu cần tìm hiểu về đau dạ dày, thì họ thường sử dụng các từ khóa liên quan như “nguyên nhân, triệu chứng, dấu hiệu, cách chữa, cách đề phòng,..” để khái quát toàn bộ thông tin về căn bệnh này. 

Khi hoạch định được chiến lược từ khóa, doanh nghiệp sẽ tạo ra được liên kết đến nội dung để nhắm trúng khách hàng mục tiêu của mình. 

Bước 2: Đa dạng thông tin sản phẩm từ nhiều loại từ khóa

Sau khi hiểu rõ vấn đề mình đang gặp phải, khách hàng thường có xu hướng tìm kiếm các giải pháp hoặc sản phẩm có khả năng xử lý vấn đề của mình. Tuy nhiên, sản phẩm lại có rất nhiều loại, kiểu dáng, mẫu mã và thương hiệu. Do đó, SEOer nên tối ưu thêm các từ khóa bổ trợ cho sản phẩm như: mẫu mã, chủng loại, kiểu dáng, thương hiệu,... để giúp khách hàng được tiếp cận với những thông tin đầy đủ nhất. 

Ngoài ra, nội dung sản phẩm cần đầy đủ, khác biệt và giải quyết được vấn đề của khách hàng để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. 

Đa dạng thông tin sản phẩm từ nhiều loại từ khóa

Đa dạng thông tin sản phẩm từ nhiều loại từ khóa

Bước 3: Tìm hiểu các thông tin về thương hiệu

Với những người dùng có tính cách cầu thực họ sẽ search luôn từ khóa về sản phẩm để tìm hiểu thông tin và thương hiệu. Sau đó, họ sẽ tiến hành so sánh - đối chiếu để xem xét sản phẩm nào tốt và thương hiệu nào uy tín. 
Quy trình tiếp theo của khách hàng là tìm kiếm những địa chỉ cung cấp sản phẩm/dịch vụ ở gần nhà hoặc cơ quan. Do đó, người làm SEO nên tối ưu thêm các thông tin về doanh nghiệp, cách liên hệ, địa chỉ, feedback của khách hàng cũ, chính sách vận chuyển,... để thu hút sự chú ý và giúp khách hàng tiếp cận được những thông tin quan trọng.

Bước 4: So sánh, đối chiếu 

Mặc dù có nhu cầu nhưng khách hàng vẫn có nhận thức là phải tìm kiếm được sản phẩm/dịch vụ chất lượng thông qua so sánh - đối chiếu giá cả, công dụng, giá thành, thành phần,... 
Do đó, người làm SEO cần nắm bắt được tâm lý này để lồng ghép các từ khóa thương hiệu và sản phẩm vào những bài viết đánh giá, so sánh hoặc review để thu hút lượt click. 

Bước 5: Tâm lý muốn sở hữu

Để kích thích được tâm lý khao khát được sở hữu sản phẩm, SEO cần phân tích và lồng ghép các từ khóa CTA (Call to Action) để kêu gọi khách hàng hàng động mua hàng. 

Bước 6: Mua hàng

Sau khi khách hàng được điều hướng đến trang đặt hàng, việc còn lại của doanh nghiệp là hỗ trợ các thông tin về giá, công dụng, thành phần,... để mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất. Ở phần này, doanh nghiệp cần tập trung vào các mindset như: giá thành, hình thức thanh toán, số điện thoại/zalo liên hệ,... 

Trên đây là những cách mà SEO tác động tới hành trình khách hàng được phân tích bởi chuyên gia Bizfly. Chỉ cần nắm vững một hành trình của khách hàng trong SEO doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược SEO nội dung phù hợp hơn với sản phẩm và loại hình dịch vụ của mình nhằm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly