Áp dụng các công cụ phù hợp có thể giúp tăng hiệu quả chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Ngày càng nhiều công cụ tiếp thị được khai thác khiến các Marketer nhầm lẫn và choáng ngợp. Trong bài viết dưới đây, Bizfly đã tổng hợp chi tiết và rõ ràng về 15 công cụ Marketing hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
TVC là viết tắt của Television Commercial, trong tiếng Việt là quảng cáo truyền hình. Đây là hình thức mà các doanh nghiệp thông qua truyền hình để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của họ tới công chúng.
Về hình thức, TVC là một đoạn video ngắn, hàm chứa thông điệp nhằm thu hút sự chú ý của người xem và kích thích ý định mua.
Theo một nghiên cứu của IAB, 84% người tiêu dùng đồng ý rằng quảng cáo truyền hình sẽ làm tăng hoặc duy trì niềm tin vào thương hiệu, 60% nói rằng chúng ảnh hưởng đến quyết định mua của họ.
Để triển khai một chiến dịch quảng cáo truyền hình, doanh nghiệp cần đầu tư khá nhiều chi phí và nguồn lực, tuy nhiên hình thức này cũng đem lại những lợi ích đáng kể như:
Biển quảng cáo là một công cụ quen thuộc được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Nhằm truyền tải những thông điệp đơn giản, ngắn gọn tới người dùng, biển quảng cáo xuất hiện phổ biến trên đường phố hoặc các khu dân cư đông đúc,...
Đây là một cách thức tuyệt vời để tăng khả năng tiếp cận và nhận diện thương hiệu dù chỉ tiếp xúc với khách hàng trong vài giây.
Theo một thống kê cho thấy gần 82% người tiêu dùng có thể nhớ lại một quảng cáo ngoài trời mà họ đã xem hơn một tháng trước.
Một báo cáo khác của Statista đã chỉ ra 32% người được hỏi thích các biển quảng cáo mà họ đã gặp, trong đó 9% thể hiện thái độ rất tích cực. Ngược lại, các quảng cáo trực tuyến được cho là gây khó chịu cho 41% người trả lời.
Quảng cáo in là một hình thức tiếp thị sử dụng phương tiện in ấn để tiếp cận khách hàng trên quy mô rộng. Những phương tiện in ấn được sử dụng nhiều nhất bao gồm:
Hình thức marketing này nhằm mục đích thu hút sự chú ý của người tiêu dùng khi họ đọc các ấn phẩm cụ thể từ đó tăng độ nhận diện cho thương hiệu và kích thích hành vi mua hàng.
Ngày nay, các công ty thậm chí còn sử dụng quảng cáo in liên kết với các chiến lược kỹ thuật số bằng cách thêm mã phản hồi (QR) vào tờ rơi hoặc quảng cáo trên tạp chí. Các liên kết này thường mở ra website tư vấn hoặc cung cấp các thông tin bổ sung.
Tuy quảng cáo in không còn quá phổ biến nhưng đây vẫn là một hình thức tiếp thị hiệu quả giúp doanh nghiệp:
Tiếp thị sự kiện là chiến lược các nhà tiếp thị sử dụng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình thông qua sự tương tác trực tiếp với khách hàng tiềm năng theo thời gian thực.
Có ba hình thức tổ chức sự kiện là trực tuyến và trực tiếp, bao gồm các hoạt động như:
Trong đó, doanh nghiệp có thể tham gia với tư cách là người tổ chức, đồng tổ chức hoặc nhà tài trợ,...
Sự kiện là hình thức tiếp thị tuyệt vời giúp doanh nghiệp:
Thay vì gửi một chuỗi các chiến dịch email, một số doanh nghiệp lựa chọn sử dụng tin nhắn SMS để truyền tải thông điệp. Đây là hình thức tiếp thị ngắn gọn, dễ thực hiện với chi phí tương đối thấp.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các văn bản tiếp thị qua SMS có tỷ lệ mở gần như hoàn hảo lên đến 98% và tỷ lệ phản hồi trung bình là hơn 45%.
Xem thêm: SMS Marketing là gì? Các hình thức SMS Marketing phổ biến
TeleMarketing đề cập đến việc nhà tiếp thị liên hệ trực tiếp với khách hàng tiềm năng qua điện thoại để bán sản phẩm hoặc dịch vụ.
Cách tiếp cận này cho phép sự tương tác và phản hồi ngay lập tức, khiến nó trở thành một trong những công cụ mạnh mẽ để thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh thu.
Một số ưu điểm của TeleMarketing bao gồm:
Tuy nhiên, để hình thức marketing này đạt hiệu quả cao nhất đòi hỏi người tiếp thị phải được đào tạo kỹ lưỡng cũng như doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định về tiếp thị qua điện thoại của pháp luật.
Direct Mail là một hình thức tiếp thị trực tiếp quen thuộc có lịch sử hình thành lâu đời. Doanh nghiệp sẽ gửi thư, bưu thiếp, tài liệu quảng cáo hay những bưu phẩm lớn đầy màu sắc,... thông qua bưu điện đến với khách hàng mục tiêu.
Cách thức tiếp cận này phù hợp với những đối tượng ít hiểu biết về công nghệ, khó tiếp cận bằng các kênh tiếp thị kỹ thuật số hiện đại.
Là một công cụ khá lỗi thời nhưng Direct Mail vẫn mang lại một số lợi ích cho doanh nghiệp như:
Door-to-door Marketing hay tiếp thị tại nhà đề cập đến việc các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được tư vấn và bán trực tiếp cho khách hàng tại nhà của họ.
Bán hàng tại nhà là một cách thức tuyệt vời để tiếp cận khách hàng, nâng cao khả năng chuyển đổi vì chúng cho phép doanh nghiệp tương tác cá nhân nhiều hơn.
Tuy nhiên, để có thể tiếp thị tại nhà thành công, các Marketer cần được đào tạo bài bản các kỹ năng về giao tiếp, ứng xử, thái độ, cách thức thu hút và thúc đẩy hành vi mua của khách hàng,...
Marketing mạng xã hội (SMM) là một hình thức tiếp thị trực tuyến sử dụng các ứng dụng truyền thông xã hội để làm công cụ tiếp thị.
Thống kê cho thấy vào đầu năm 2023, có 4,76 tỷ người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới, chiếm hơn 59% dân số.
Sự phát triển bùng nổ này ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Facebook, TikTok hay Instagram đều là những nền tảng tiềm năng mà Marketer nên khai thác.
Chúng cho phép doanh nghiệp kết nối với khách hàng mục tiêu để từ đó:
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý khi lựa chọn nền tảng truyền thông xã hội cần đảm bảo phù hợp với thương hiệu, sản phẩm, chiến dịch marketing hay khách hàng mục tiêu của mình.
Đây là hình thức tiếp thị nhằm tiếp cận khách hàng, giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ thông qua nền tảng email (thư điện tử).
Doanh nghiệp có thể gửi đi những tin nhắn, bản tin quảng cáo hay thông báo về sản phẩm, dịch vụ. Cùng với đó là ưu đãi đặc biệt, mã khuyến mãi kèm theo hoặc thông tin liên quan khác nhằm thu hút hơn sự chú ý của đối tượng mục tiêu.
Những lợi ích chính mà email marketing đem lại có thể kể tới như:
Theo Statista, doanh thu tiếp thị qua email được dự đoán sẽ tăng tới 287% trên toàn thế giới từ năm 2024 đến năm 2032.
Quảng cáo phản hồi trực tiếp là một chiến lược tiếp thị nhằm thúc đẩy khách hàng hành động ngay lập tức, chẳng hạn như mua hàng, đăng ký dùng thử miễn phí hoặc đặt chỗ,... Công cụ này kích hoạt những phản ứng nhanh chóng, tự phát để khiến người tiêu dùng hành động bốc đồng trước khi suy nghĩ.
Doanh nghiệp có thể sử dụng những lời kêu gọi hành động rõ ràng, giới hạn thời gian phản hồi hoặc một số chiến lược khác để tác động đến đối tượng mục tiêu.
Để các chiến lược quảng cáo phản hồi trực tiếp đạt hiệu quả cao nhất, marketers cần lưu ý một số đặc điểm sau:
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là chiến lược tiếp thị nhằm cải thiện khả năng hiển thị của trang web trên trang kết quả tìm kiếm. Các kỹ thuật SEO bao gồm:
Khảo sát cho thấy, 59% người mua sắm sử dụng Google Tìm kiếm để nghiên cứu các giao dịch mua hàng, một nửa trong số đó sử dụng Google để khám phá các sản phẩm mới.
Từ đó, có thể thấy SEO đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm đảm bảo trang web của bạn luôn xuất hiện hàng đầu khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm. Dưới đây là một số lợi ích mà công cụ này mang lại cho doanh nghiệp:
SEM là một chiến lược tiếp thị kỹ thuật số nhằm làm tăng khả năng hiển thị của trang web trong trang kết quả tìm kiếm bằng cách sử dụng quảng cáo có trả phí.
Cách tiếp cận này khác với SEO là tập trung vào việc tối ưu hóa nội dung mà không phải trả phí. Do đó, các quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị phía trên kết quả tìm kiếm tự nhiên, giúp tiếp cận người dùng tốt hơn.
Thống kê cho thấy tỷ lệ chuyển đổi khách hàng của quảng cáo trả phí cao hơn khoảng 150% so với tự nhiên. Dưới đây là những lợi ích mà SEM mang lại:
Content Marketing hay tiếp thị nội dung đề cập đến việc xây dựng, phát triển và phân phối những nội dung hữu ích, có liên quan đến khách hàng hiện tại và tiềm năng bằng các hình thức như blog, bản tin, bài đăng trên mạng xã hội, email, video và các công cụ khác.
Một khảo sát đã chỉ ra rằng:
Bằng cách cung cấp cho khách hàng mục tiêu những thông tin chất lượng, đặt họ vào trung tâm của mỗi thông điệp, tiếp thị nội dung đem lại cho doanh nghiệp một số lợi ích như sau:
Affiliate Marketing là quá trình tạo ra thu nhập từ việc tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của đơn vị, công ty khác.
Người làm tiếp thị liên kết chỉ cần tìm kiếm sản phẩm họ yêu thích, sau đó quảng cáo chúng và kiếm lợi nhuận từ mỗi lần khách hàng nhấp vào liên kết quảng cáo.
Tỷ lệ hoa hồng cho việc bán hàng liên kết sẽ khác nhau tùy thuộc vào ngành, đặc tính sản phẩm và thỏa thuận đàm phán giữa bên liên kết và thương hiệu. Ví dụ như:
Xem thêm: Affiliate Marketing là gì? Cách làm Affiliate Marketing kiếm “nghìn USD” cho người mới
Affiliate Marketing có lợi cho cả thương hiệu và nhà tiếp thị liên kết. Dưới đây là một số lợi ích cụ thể mà hình thức này mang lại cho doanh nghiệp:
Influencer Marketing là hình thức tiếp thị gián tiếp cho phép thương hiệu tiếp cận và mở rộng quy mô khách hàng tiềm năng thông qua những người ảnh hưởng.
KOCs, KOLs hay những người nổi tiếng chính là cầu nối gắn kết thương hiệu với khách hàng, truyền đạt và lan tỏa thông tin về sản phẩm, dịch vụ một cách tự nhiên.
Theo một thống kê vào năm 2023, nền kinh tế tiếp thị ảnh hưởng được định giá lên tới 21,1 tỷ USD với hai nền tảng phổ biến nhất để triển khai các chiến dịch là Instagram và TikTok.
Vậy Influencer Marketing đem lại hiệu quả như thế nào cho doanh nghiệp?
Xem thêm: 9 tiêu chí cơ bản đo lường hiệu quả chiến dịch Influencer Marketing
Việc tìm hiểu về các công cụ Marketing sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách thức chúng hoạt động, đem lại lợi ích như thế nào, từ đó xây dựng và cải thiện chiến lược tiếp thị tổng thể của mình. Hy vọng bài viết trên của Bizfly đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại