Báo cáo cập nhật tình hình thị trường FMCG Việt Nam quý III/2020
Mới đây, Kantar - chuyên gia toàn cầu về dữ liệu, nghiên cứu và tư vấn cho doanh nghiệp đã công bố báo cáo cập nhật tình hình thị trường FMCG Việt Nam tính đến tháng 10/2020.
Báo cáo được tiến hành nghiên cứu trên 4 thành phố chính và nông thôn Việt Nam (Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ) với trên 130 danh mục hàng tiêu dùng nhanh, chia làm 5 ngành hàng chính:
- Sản phẩm chăm sóc cá nhân
- Sản phẩm chăm sóc gia đình
- Thực phẩm đóng gói
- Sữa và sản phẩm từ sữa
- Thức uống
Báo cáo bao gồm 6 tiêu điểm chính:
- Tình hình COVID 19
- Các chỉ số kinh tế
- Toàn cảnh thị trường FMCG
- Tiêu điểm
- Kênh mua sắm
- Ngành hàng tiêu biểu
Đại dịch COVID-19 có tác động lớn làm thay đổi quan điểm của người tiêu dùng
Phản ứng của người tiêu dùng Việt Nam trong đợt bùng dịch COVID lần hai đã tích cực hơn.
Tuy nhiên, mối lo ngại về thu nhập không khả quan và tình hình việc làm vẫn ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý và hành vi mua sắm của họ trong giai đoạn cuối năm.
Có 43% hộ gia đình cho rằng thu nhập của họ sẽ duy trì như hiện tại, 9% cho rằng tình hình tài chính sẽ tệ hơn.
Viễn cảnh lạc quan của nền kinh tế Việt Nam trong Quý III/2020
Tình hình kinh tế đang dần khởi sắc với sự trở lại đường đua hăng hái của bán lẻ hàng tiêu dùng. CPI trong mức trung bình 3-4%, FDI dần phục hồi đạt 8,4%.
Toàn cảnh thị trường bán lẻ Việt Nam hậu làn sóng COVID-19 lần hai
Với kinh nghiệm ứng phó trước đại dịch, FMCG dần tăng trưởng trở lại, tuy nhiên so với cùng kì năm ngoái vẫn còn chậm.
Do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, kinh tế không thể tăng trưởng thần tốc, người tiêu dùng cũng chi tiêu dè dặt hơn.
Ngành hàng thực phẩm đóng gói đang dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng 2 chữ số. Sản phẩm ăn vặt cũng hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng nhờ các dịp ăn uống mới tại nhà, lễ Tết.
Xu hướng người dùng đổ về kênh Online tăng vọt, dẫn đầu tăng trưởng hậu giãn cách.
Người tiêu dùng Việt vẫn hướng đến lối sống bền vững trong mùa dịch. Điều này có thể tác động đến hành vi mua hàng của họ trong tương lai.