Ngành du lịch “vực dậy” và tăng tốc cho mùa cao điểm cuối năm 2020

Du lịch
10:10 24/10/2020

Theo khảo sát của Hội đồng tư vấn du lịch, trên 41% số người được hỏi sẵn sàng đi du lịch tháng 9-11, đây là thời điểm “vàng” cho ngành du lịch phục hồi và tăng tốc, các doanh nghiệp cần làm gì để bứt phá vào dịp cuối năm?

 

Bức tranh ảm đạm hậu 2 đợt bùng dịch Covid

Có thể nói rằng, du lịch cả nước còn chưa kịp phục hồi sau đợt dịch lần 1 thì lại nhanh chóng phải hứng chịu cú “đấm bồi”, khiến doanh nghiệp vốn đã khó khăn nay càng lao đao hơn. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, khó khăn do dịch COVID-19 đã khiến gần 200 doanh nghiệp lữ hành quốc tế xin thu hồi giấy phép, tăng gần 3  lần so với cùng kỳ 2019. 

Không nằm ngoài vòng xoáy khủng hoảng, các dịch vụ lữ hành và bán vé máy bay cũng cùng chung thảm cảnh khi doanh thu giảm mạnh lần lượt là 98% và 77% so với cùng kỳ năm trước. TP. Hồ Chí Minh có trên 35.000 chương trình du lịch bao gồm tour trọn gói, tour tự chọn, dịch vụ (khách sạn, vé máy bay, điểm tham quan…) đã bị huỷ.

Riêng trong tháng 8, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, homestay xác nhận tỉ lệ khách huỷ phòng đến hơn 90%, còn các đơn vị lữ hành cho biết hơn 80% khách huỷ tour và yêu cầu hoàn lại tiền 100% do tình hình diễn biến bệnh quá phức tạp.... Nhiều doanh nghiệp lữ hành tạm ngừng hoạt động, nhiều khách sạn bị đóng cửa.

 

Tình hình du lịch tại Đà Lạt cũng không mấy tươi sáng.

 

Những dấu hiệu tích cực cho mùa du lịch cuối năm

 

Nhu cầu du lịch trở lại đã có những tín hiệu tích cực và khả quan. Cũng theo khảo sát của Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) trong tháng 9 vừa qua với hơn 1.000 người tham gia, hơn 20% người muốn du lịch từ tháng 12.2020 - 1.2021, vào thời điểm Lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch; 12,4% có kế hoạch du lịch vào dịp tết Âm lịch, từ tháng 2-4.2021; 18,2% số người muốn du lịch vào dịp nghỉ hè (từ tháng 5-9.2021) và chỉ có 8,1% số người cho rằng sẽ du lịch muộn hơn.

Đầu tháng 9 năm nay, tâm điểm dịch COVID-19 đợt 2, đời sống xã hội đã trở lại bình thường, bệnh nhân cuối cùng đã xuất viện. Đà Nẵng đang tiến hành các bước đi cần thiết để phục hồi du lịch tạị thành phố biển xinh đẹp này và khách du lịch cũng đang dần đông lên ở các khu nghỉ dưỡng, du lịch trong nước.

Chỉ còn nửa tháng nữa, Hà Nội bước vào cao điểm kỷ niệm 1010 năm Thăng Long-Hà Nội với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao quy mô lớn tạo cơ hội để thúc đẩy phát triển, xây dựng lại hình ảnh du lịch Hà Nội sau một thời gian dài trầm lắng do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Hà Nội hy vọng sẽ đón được nhiều khách tham quan trở lại.

Rất nhiều giải pháp đã được đưa ra để tháo gỡ khó khăn cho ngành du lịch nhưng mấu chốt vẫn phải là sự nỗ lực, chủ động tìm kiếm hướng đi mới và các giải pháp để tối ưu hóa hoạt động và chất lượng dịch vụ

Chủ động thích ứng và thay đổi tư duy để phát triển để tăng tốc cho mùa cao điểm cuối năm

 

Theo ông Vũ Thế Bình Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, trong dịp cuối năm này, doanh nghiệp nên tập trung vào tịnh gọn, ổn định bộ máy và nâng cao chất lượng dịch vụ. Có thể lượng khách không đông ào ạt trở lại ngay trong những tháng tiếp theo nên các doanh nghiệp cần tìm kiếm các giải pháp để tối ưu hóa chất lượng dịch vụ vì chính du khách sẽ là người truyền thông tốt nhất cho du lịch Việt để dịch vụ phát triển trở lại vào cuối năm.

Giai đoạn 1: Cắt giảm bộ máy để vận hành

Thực tế, ngay từ mùa covid đầu, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn việc cắt giảm 20-50% nhân sự, đóng cửa một số cơ sở lữ hành để duy trì hoạt động. Ở đợt dịch tiếp theo này, tình trạng cắt giảm có thể diễn ra ở mức cao hơn. Bên cạnh việc cắt giảm nhân sự trên diện rộng, nhiều doanh nghiệp còn thắt chặt hầu bao cho quảng cáo, marketing không hiệu quả nhằm đảm bảo chi phí duy trì trong mùa dịch.

 

Giai đoạn 2: Cần những cú hích tăng doanh thu

Ở giai đoạn tiếp theo, ngay khi dịch được kiểm soát, các doanh nghiệp lữ hành cần ngay lập tức tổ chức các chương trình khuyến mãi để kích cầu du lịch. Song song với đó, việc mở rộng thị trường khách du lịch tiềm năng thông qua các kênh OTA (Online Travel Agent - Đại lý du lịch trực tuyến) cũng là điều các doanh nghiệp cần tính toán đến.

Giai đoạn 3: Phục hồi

Đây là giai đoạn dịch đã hết, du lịch trở lại guồng quay cũ, sẵn sàng tăng tốc để phục hồi. Ở thời điểm này, ngoài việc đẩy mạnh tiếp thị trên OTA, doanh nghiệp lữ hành cần tính toán đến việc xây dựng các kênh tương tác chủ động, xây dựng mối quan hệ mật thiết và bền vững với khách hàng. Sẵn sàng chuẩn bị cho những biến động xấu khác có thể xảy ra.

Với sự trở lại của "thiên nga đen" Covid tại Đà Nẵng, các doanh nghiệp du lịch Việt đang bước vào giai đoạn 1 với mục tiêu chính là cắt giảm để sống sót. Song, để làm được điều này, các doanh nghiệp nên cậy dựa đến sự hỗ trợ của công nghệ.

Cụ thể việc sử dụng nhân sự ảo như chatbot tư vấn tự động có thể thay thế 80% công việc cơ bản của đội ngũ telesale, chăm sóc khách hàng. Trong khi đó, công cụ quản lý CRM ngoài việc lưu trữ và khai thác data khách hàng còn hỗ trợ theo dõi, quản lý nhân sự kinh doanh làm việc online mùa dịch hiệu quả. Trong trường hợp tinh giản nhân sự mà vẫn cần duy trì tương tác thường xuyên với khách hàng cũ, Email Marketing tự động có thể "đảm nhiệm" công việc này.

Cũng vậy, việc thiết kế web du lịch giúp chuẩn bị sẵn sàng hỗ trợ bán vé, đặt tour online ngay khi thị trường có dấu hiệu tích cực cũng là điều các doanh nghiệp cần tính đến.

Với mức chi phí hợp lý, chỉ bằng mức lương của 1-2 nhân sự thực/tháng, các công cụ này sẽ là cánh tay hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong giai đoạn thắt lưng buộc bụng hiện nay.

Google bổ sung tính năng mới giúp doanh nghiệp làm nổi bật các dịch vụ cung cấp, kết nối khách hàng nhanh chóng
Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích
Đăng ký nhận bản tin ngay