Lễ hội mua sắm cuối năm là thời điểm "vàng" để doanh nghiệp vực dậy doanh số sau một năm ảm đạm vì COVID- 19
Đặc trưng của mùa sales cuối năm chính là tần suất mua sắm tăng đột biến ở người tiêu dùng và mức chi tiêu trên mỗi đơn hàng đều có dấu hiệu đi lên, đặc biệt là ở các sản phẩm thuộc nhóm hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm và thời trang.
Tuy nhiên, trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 kéo dài nhiều đợt, tâm lý mua sắm của người dân dần thay đổi. Điều này vừa là thách thức, vừa là cơ hội để doanh nghiệp tìm kiếm các hình thức kích sales mạnh mẽ nhằm tận thu dịp cuối năm.
Đứng trước viễn cảnh xu hướng mua sắm tết 2022 diễn ra sớm hơn
Theo dự đoán về xu hướng tiêu dùng trên thương mại điện tử dịp cuối năm (từ tháng 10/2021 tới tháng 1/2022) của Lazada, người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm cho Tết truyền thống sớm hơn thường lệ. Theo Bộ Công thương, sức mua các tháng cuối năm 2021 sẽ giảm so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu tập trung vào mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hoá thiết yếu phục vụ dịp Tết. Tâm lý này là kết quả của đại dịch, người tiêu dùng lo sợ dịch sẽ ập đến bất cứ lúc nào, cộng thêm việc hàng hoá có thể bị khan hiếm, tăng giá, vì vậy họ đua nhau sắm tết sớm.
Đối mặt với bài toán đảm bảo nguồn hàng
Tuy tình hình dịch bệnh đã dần ổn định, tuy nhiên vấn đề lưu thông hàng hoá vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Nhiều địa phương, cơ sở sản xuất vẫn đang bị đóng băng bởi số ca mắc không ngừng tăng lên.
COVID-19 không chỉ khiến doanh nghiệp chật vật trong quản lý nguồn cung khi bị siết chặt vận tải mà còn là một thách thức cho doanh nghiệp trong quản trị hàng tồn kho.
Quá trình đẩy bán bị gián đoạn và công tác đảm bảo giữ gìn hàng hóa về mặt giá trị, giảm thiểu sự hư hỏng, mất mát hàng hóa gặp nhiều khó khăn khi giãn cách làm khó theo dõi sát sao hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như dự đoán được tình hình biến động giá trên thị trường để điều phối lượng hàng tồn kho, đưa ra chính sách lưu trữ phù hợp, giảm thiểu tối đa các rủi ro về hàng tồn kho. Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp giai đoạn này là đảm bảo chuỗi cung ứng không bị đứt gãy, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đồng thời có các hoạt động để điều tiết lượng hàng hóa còn lại được bán ra, giảm thiểu tổn thất.
Cạnh tranh gay gắt trên kênh bán hàng online
Mua sắm trực tuyến đã trở thành thói quen hàng ngày trong giai đoạn giãn cách và tiếp tục được duy trì trong trạng thái bình thường mới. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn tham gia bán hàng trên các kênh như Sendo, Tiki, Shopee để tiếp cận nhiều đối tượng tiềm năng hơn nữa. Theo đánh giá của các sàn thương mại điện tử, số lượng các nhà bán hàng gia nhập kinh doanh online đều tăng hơn 1,5 lần so với cùng (quý 3/2021).
Chi phí giữa bán hàng trên sàn TMĐT và bán ở kênh bán hàng hiện đại (siêu thị, cửa hàng) không chênh lệch nhiều và cạnh tranh trên TMĐT khốc liệt không thua gì ở thị trường truyền thống. Vấn đề hàng đầu của các đơn vị bán lẻ dịp cuối năm là làm sao có thể thu hút khách hàng ghé thăm thông qua những chương trình ưu đãi nổi bật hay các combo sản phẩm/ dịch vụ phù hợp. Các sàn TMĐT thường xuyên triển khai các gói quảng cáo dành cho các là bán hàng trong dịp flashsale, giá cả tuỳ thuộc vào từng thời điểm, chiến dịch. Ngoài ra, sàn này cũng ưu tiên "cạnh tranh tự nhiên" bằng việc hiển thị trên trang chủ danh sách các gian hàng mà người dùng tìm kiếm gần nhất hoặc thường tìm kiếm nhất.
Trước chi phí quảng cáo cao như vậy, nhiều doanh nghiệp lựa chọn cải thiện và đẩy mạnh kênh website bán hàng của riêng mình thay vì thông qua một bên thứ 3. Bài toán của các doanh nghiệp này là cần sẵn sàng xây dựng được hạ tầng đủ để đáp ứng lượng traffic tăng đột biến - đặc biệt là trong đợt siêu mua sắm Giáng sinh và năm mới - cũng khiến nhiều doanh nghiệp phải loay hoay. Chi phí marketing cho các kênh bán hàng online không hề thấp, doanh nghiệp phải cố gắng cạnh tranh để tăng tần suất hiện diện của mình trên internet, đầu tư xây dựng kênh bán của riêng mình để sẵn sàng đón làn sóng khách hàng cuối năm, làm chủ data tệp khách hàng mà không bị phụ thuộc vào bên thứ 3.
Thách thức trong quản lý đơn hàng cuối năm
3 yếu tố quyết định sự thành công của hình thức mua sắm online là: Nhanh - Tiện - Tiết kiệm. Thay vì phải xếp hàng dài, chen chúc tại các trung tâm thương mại, chợ vào thời điểm cuối năm, người tiêu dùng có nhiều thời gian hơn để nghiên cứu sản phẩm thông qua website, ứng dụng di động. Trung bình chỉ mất từ 2 - 4 phút để hoàn tất một giao dịch mua hàng và được vận chuyển đến tận cửa nhà ngay trong ngày.
Thách thức cho các nhà bán lẻ là làm thế nào để vừa quản lý được khối lượng đơn hàng đổ về dồn dập từ nhiều kênh khác nhau mà vẫn đảm bảo tốc độ xử lý nhanh nhất có thể. Đội ngũ tư vấn viên và shipper trở thành lực lượng bận rộn nhất, thường xuyên bị quá tải ngoài giờ hành chính, tuy nhiên vẫn chưa đủ để có thể xử lý 100% đơn hàng đổ về. Có đến 85% khách hàng sẽ rời đi khi phải chờ đợi phản hồi quá lâu từ doanh nghiệp, 90% khách hàng từ bỏ giỏ hàng khi gặp khó khăn trong bước thanh toán đến 2 lần. Bài toán của các doanh nghiệp là làm thế nào để có một nền tảng công nghệ đủ nhanh để thích ứng với mọi nhu cầu của khách hàng trong suốt hành trình mua sắm của họ.
Biến thách thức thành cơ hội với những công cụ hỗ trợ kinh doanh online hiệu quả
Xây dựng các chương trình minigame, flash sale hấp dẫn
Cuối năm là giai đoạn các nhãn hàng chạy đua, đốt tiền vào các chương trình siêu khuyến mãi. Các chiến dịch khuyến mãi chủ yếu là sự cân đối giữa giá trị, lợi ích đem lại cho khách hàng với lợi nhuận của doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức kích cầu mua sắm là chơi minigame trúng thưởng hay giảm giá, đẩy bán các combo giá hời, quà tặng hấp dẫn.
Minigame Vòng quay may mắn của Bizfly triển khai trực tiếp trên chatbox của Facebook
Để các chương trình này đạt được hiệu quả cao, doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh chiến lược truyền thông đa kênh:
- Lựa chọn truyền thông trên các kênh phổ biến như mạng xã hội, tiếp cận với khách hàng thông qua các bài post viral.
- Liên tục tăng sự hiện diện của thương hiệu và chiến dịch trên các nền tảng digital
- Tương tác trực tiếp, gửi thông tin vào hòm thư khách hàng qua Email, Chatbot, SMS
- Lựa chọn những Influencer, KOLs để tăng khả năng tiếp cận nhiều đối tượng tiềm năng.
- Triển khai các chiến lược tiếp cận khách hàng địa phương thông qua các hình thức marketing truyền thống: TV, OOH,...
Xem thêm: Cách tạo và gửi hàng nghìn mã coupon khuyến mại Tết cho khách hàng qua fanpage
Làm nổi bật sự hiện diện của doanh nghiệp thông qua website bán hàng của riêng mình
Doanh nghiệp cần dành thời gian và tối ưu hóa mọi thứ trên website để khách hàng có trải nghiệm thương hiệu tốt hơn. Người dùng thường quên dữ liệu và các điểm nổi bật của nội dung, nhưng họ sẽ nhớ cảm giác khi lướt web. Vì vậy, thiết kế nên tập trung vào trải nghiệm người dùng, đạt tiêu chuẩn UX - UI.
Ấn tượng đầu tiên của khách hàng nằm ở giao diện đẹp mắt, phù hợp với thương hiệu. Khi website đã đáp ứng được tiêu chí giao diện thẩm mỹ, đồng nhất với thương hiệu, doanh nghiệp cần cân nhắc đến tính thân thiện, tiện dụng. Tối ưu website để tạo ra một hành trình mua sắm lý tưởng cho khách hàng, từ đó kích thích tăng tỷ lệ "ra đơn" hiệu quả và nhanh hơn.
Các yếu tố giúp doanh nghiệp tăng vọt tỷ lệ bán hàng tập trung chủ yếu vào việc cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng thông qua các điểm chạm trên website:
-
Front Page và thanh điều hướng
-
Thiết kế trang sản phẩm như một gian hàng chuyên nghiệp
-
Xây dựng một blog hữu ích
-
Đầu tư hình ảnh, đa dạng hình thức thể hiện
-
Quảng cáo pop-up
-
Tối ưu CTA
-
Loại bỏ những biểu mẫu thừa
-
Loại bỏ những yếu tố gây mất tập trung
-
Chatbot, Livechat tương tác trực tiếp với khách hàng
-
Kết nối CRM - phần mềm thu thập, phân loại, lưu trữ data khách hàng từ website về từ một nguồn để quản lý và khai thác theo từng điểm chạm trong hành trình khách hàng.
Tải ngay Sổ tay ứng dụng giải pháp: Xây dựng Smart Website - Tăng trưởng doanh số bất chấp đại dịch |
Triển khai công cụ quản lý đơn hàng tích hợp chatbot bán hàng 24/7
Một công cụ quản lý đơn hàng tích hợp chatbot bán hàng 24/7 giúp doanh nghiệp giải quyết hoàn toàn những bất cập trong xử lý đơn hàng dịp cuối năm:
- Rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng thông qua chatbot trả lời tự động qua kịch bản 24/7 và hệ thống clicking, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm ngay trên chatbot tương tự như trải nghiệm mua sắm trên các sàn TMĐT thông thường.
- Tăng tỷ lệ chốt đơn, giảm tỷ lệ cướp khách, mất khách nhờ tính năng tự động ẩn comment, inbox cho khách hàng khi bình luận trên fanpage, livestream.
- Quản lý gian hàng bán lẻ trên nhiều trang TMĐT như Shopee, Lazada chỉ với một công cụ duy nhất
- Tiết kiệm 50% nhân lực nhờ quản lý toàn bộ đơn hàng từ nhiều nguồn trên cùng một hệ thống, kết nối các đơn vị vận chuyển uy tín Giaohangnhanh, Giaohangtietkiem,...
- Công cụ đắc lực cho nhà quản lý nhờ hệ thống theo dõi xuất, nhập kho thông minh.
- Tích hợp lưu trữ, phân loại dữ liệu khách hàng trên Bizfly mini CRM, từ đó xác định được trạng thái của mỗi khách hàng để có kịch bản chăm sóc phù hợp.
- Tiết kiệm 80% chi phí so với tiếp cận khách hàng mới nhờ re-marketing 0 đồng thông qua tin nhắn cá nhân hoá gửi trực tiếp đến messenger của khách hàng, kích thích khách hàng quay trở lại, nâng mức chi tiêu trên mỗi khách hàng.
Mỗi nhà bán lẻ đều cần một giải pháp xuyên suốt quá trình quản lý sản phẩm, xuất/nhập kho, đơn hàng, vận chuyển, chăm sóc khách hàng sau bán. Bizfly Quản lý bán hàng qua chatbot là một công cụ có độ hoàn thiện cao, nằm trong bộ giải pháp E-shop bán hàng dành cho doanh nghiệp/ chủ shop online, giúp bán hàng online ngay lập tức - quản lý từ xa - giảm nhân sự - giảm tồn kho - tăng doanh thu chỉ trong tháng đầu tiên. |