Cách đặt tên email phần nào thể hiện sự chuyên nghiệp của cá nhân và doanh nghiệp. Đây cũng là yếu tố để xây dựng niềm tin của thương hiệu với đối tác, khách hàng. Trong bài viết này, Bizfly sẽ chia sẻ tới bạn 10 cách đặt tên email hay, chuyên nghiệp mà cá nhân hay doanh nghiệp nào cũng cần biết.
Thay vì sử dụng những tên email như congchuabongbong@gmail.com hay yeuemai@yahoo.com, thongaynhulanmay@gmail.com mỗi cá nhân, doanh nghiệp cần có cách đặt tên email chuyên nghiệp hơn để tăng tính tin cậy mỗi khi giao dịch với đối tác.
Những tên email dạng này dễ để lại ấn tượng xấu trong mắt khách hàng, đối tác. Thay vào đó, hãy đặt tên chuyên nghiệp bởi nó có thể được xem là ‘’bộ mặt’’, thương hiệu cho chủ sở hữu ở cả hiện tại và tương lai. Dưới đây là một số cách đặt tên email đơn giản và tạo ấn tượng tốt mà bạn không thể bỏ qua.
Một cách đặt tên email được nhiều đơn vị lớn sử dụng là đưa từ khoá, mã nhận dạng. Ví dụ, bạn có thể thêm bằng cấp chuyên môn, tên bộ phận hoặc nơi mình sinh sống/doanh nghiệp hoạt động.
Việc kết hợp tên, chức danh công việc là một gợi ý hay khi đặt tên email. Định dạng này thích hợp với các doanh nghiệp có nhiều phòng ban khác nhau, phải tiếp xúc với nhiều khách hàng. Một số ví dụ cho cách đặt tên email này:
- Trang.sale@domain.com
- support.trang@domain.com
- media.trang@domain.com
Bạn cũng có thể sử dụng chức danh hoặc vị trí làm việc. Ví dụ, kế toán có thể thêm CPA (chứng chỉ kiểm toán viên) vào tên email: Trang.cpa@domain.com. Hoặc người làm nhân sự có thể để Trang.hr@domain.com…
Tương tự như việc đưa chức danh hoặc văn phòng vào trong địa chỉ email, một lựa chọn khác là đưa bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên môn vào. Chẳng hạn:
- Trang.md@domain.com
- Trang.root.md@domain.com
- troot.md@domain.com
Với các doanh nghiệp có trụ sở đặt ở nhiều nơi hoàn toàn có thể thêm vị trí vào email. Tham khảo một vài gợi ý sau:
- trang.hanoi@domain.com
- trang.tphcm@domain.com
Một số doanh nghiệp có tên khá dài lựa chọn rút gọn tên để địa chỉ email không vượt qua giới hạn về ký tự. Nó thực sự phù hợp với các trường đại học hoặc tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, với các cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân thì không được khuyến khích, bởi nó khó nhớ và dễ gây nhầm lẫn.
Ở cách này, bạn có thể kết hợp các ký tự trong họ và tên để đặt tên email. Ví dụ: nttrang@domain.com, trangnt@domain.com
Cách đặt tên email phổ biến nhất là sử dụng tên của người sở hữu hoặc tên doanh nghiệp. Địa chỉ email chỉ có tên là định dạng thích hợp cho những người tự kinh doanh. Tuy nhiên, loại tên email này không được khuyến khích vì xét tính lâu dài có thể có người trùng tên.
Sau đây là một số ý tưởng email chuyên nghiệp chỉ dành cho tên riêng :
- trang@domain.com
- mai@domain.com
- phuong@domain.com
Nếu có nhiều người tên giống nhau, email cần thay đổi định dạng, chẳng hạn như thêm họ hoặc tên đệm.
Sử dụng họ trong đặt tên email là cách làm chuyên nghiệp nhất. Nó đặc biệt tốt đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, cách đặt tên email này cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề, nhất là khi trong công ty có nhiều nhân viên cùng họ. Một số ý tưởng để bạn tham khảo.
- nguyen@domain.com
- le@domain.com
- pham@domain.com
Định dạng cả họ và tên là cách dễ nhất để không gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, với những người tên quá dài sẽ vượt quá ký tự cho phép. Bạn có thể tham khảo cách đặt tên email sau:
- lemaitrang@domain.com
- trang.nguyenthi@domain.com
- phamlemaitrang@domain.com
Tên email chuyên nghiệp và được sử dụng nhiều nhất là kết hợp tên và viết tắt của họ. Không giống như việc sử dụng đầy đủ cả họ và tên, việc dùng họ và tên viết tắt sẽ tạo được tính độc nhất, dù doanh nghiệp có nhiều nhân viên trùng tên.
Cách đặt tên email này rất đơn giản. Bạn chọn chữ cái của họ và tên đệm rồi kết hợp với tên riêng. Việc để dấu chấm ở giữa hay không là tuỳ thuộc vào định dạng mà doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn. Ví dụ:
- nt.trang@domain.com
- trangnt@domain.com
Một địa chỉ email chuyên nghiệp sẽ góp phần tạo dựng thương hiệu của bạn. Nó đại diện cho bạn là ai, bạn làm gì và có tác dụng cho tới mãi về sau. Do đó, tên email nên trùng khớp với tên thật hoặc tên công ty của bạn.
Ví dụ, nếu công ty của bạn là Bizfly thì email nên là: ‘’Yourname@bizfly.com”. Bằng cách đặt tên email này, những người liên hệ với bạn sẽ biết chính xác ai đang làm việc với mình, từ đó tăng thêm niềm tin.
Một số doanh nghiệp nhỏ sử dụng Gmail hoặc Hotmail để tạo email. Tuy đây là một cách làm không sai nhưng so với việc sử dụng tên miền là tên công ty uy tín và độ tin cậy đã giảm đi một phần không nhỏ.
Ngoài ra, cách đặt tên email này sẽ khiến người ta liên tưởng tới một người đang kinh doanh hơn là một công ty chuyên nghiệp.
Cuộc sống cá nhân và xã hội của bạn có thể tách biệt khỏi công việc kinh doanh của bạn. Đồng nghiệp của bạn có thể gọi bạn bằng biệt danh nếu bạn muốn.Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên giữ mọi thứ thật chuyên nghiệp nếu bạn gửi email cho ai đó lần đầu tiên hoặc cung cấp thông tin liên hệ của mình cho một khách hàng tiềm năng mới.
Nếu tên thật của bạn là Trang nhưng địa chỉ email lại để là Bun@companynam.com thì sẽ dễ gây nhầm lẫn. Hoặc bạn sử dụng tên riêng như Bun trong các cuộc trò chuyện, làm việc với đối tác thì việc bạn đặt tên này cho email là hoàn toàn phù hợp.
Có 4.37 tỷ người dùng email trên toàn thế giới tính đến năm 2023, vì vậy cơ hội tìm được một địa chỉ email duy nhất là khá mong manh. Nhiều người lựa chọn thêm số và các ký tự đặc biệt để tạo sự khác biệt cho email. Thế nhưng điều này có hại nhiều hơn là lợi.
Những địa chỉ email này sẽ bị xem là không đáng tin cậy. Bạn có thể sử dụng dấu chấm hoặc dấu gạch dưới, nhưng hãy hạn chế vì quá nhiều dấu câu hoặc ký hiệu có thể kích hoạt bộ lọc thư rác.
Một số ví dụ về email có sử dụng các ký tự trong trường hợp đặc biệt:
- trang.nguyen@domain.com
- trang.n.t@domain.com
- trang_nguyen@domain.com
Dù bạn chọn cách đặt tên email nào cũng cần ghi nhớ phải đảm bảo có đủ cả 3 thành phần;
- Tên: Phần đầu tiên trong địa chỉ email phải là tên cá nhân hoặc doanh nghiệp. Đây là phần bạn cần cân đối và xem xét lựa chọn thật kỹ càng nhất là với những người đang muốn bắt đầu kinh doanh.
- Biểu tượng: @ là ký tự không thể thiếu vì thế bạn không cần dành nhiều thời gian cho nó.
- Tên miền: Cuối địa chỉ email sẽ là tên miền. Lý tưởng nhất là bạn sử dụng tên miền website công ty.
Nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp thành công hoặc mới bắt đầu kinh doanh, bạn nên sử dụng tên miền tùy chỉnh cho tài khoản email của mình. Một tên miền tùy chỉnh sẽ tạo niềm tin cho khách hàng tiềm năng rằng bạn nghiêm túc với công việc kinh doanh của mình.
Có một số nhà cung cấp email uy tín hiện nay như: Office 365, FastMail, Microsoft,...
Nếu bạn có một số phòng ban trong công ty của mình, định dạng địa chỉ email doanh nghiệp của bạn sẽ như sau:
- sales@yourbusinessname.com
- support@yourbusinessname.com
- hr@yourbusinessname.com
- jobs@yourbusinessname.com
Đối với tài khoản email của nhân viên, bạn tham khảo theo một trong các định dạng sau:
- firstname.lastname@yourbusinessname.com
- flastname@yourbusinessname.com
- firstname@yourbusinessname.com
Nếu là một doanh nghiệp nhỏ và không cần nhiều tài khoản bạn có thể đặt tên email là hotro@yourbusinessname.com. Tài khoản này có thể được sử dụng làm tài khoản email chung cho các vấn đề của công ty..
Truy cập vào các website bạn thường thấy các email có dạng “info@companyname.com” hoặc “support@companyname.com”. Đây là những email chung dành cho các nhóm công việc cụ thể. Khi khách hàng gửi email đến đây, các nhân viên phụ trách sẽ có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề liên quan.
Với người dùng, tuyệt đối không gửi các email không liên quan tới các địa chỉ này vì chúng dùng chung nên khả năng mở ra không cao. Thậm chí, nếu số lượng email quá nhiều thì email của bạn cũng rất dễ bị bỏ lỡ.
Trên đây là 10 cách đặt tên email mà các cá nhân và doanh nghiệp không thể bỏ qua. Mong rằng, qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ và tự đặt tên email cho mình hoặc tổ chức chuyên nghiệp nhất. Tham khảo thêm các mẹo hay về sử dụng email được Bizfly cập nhật mỗi ngày tại đây.
Bạn đã sử dụng giải pháp Email Marketing và Automation chưa?
Dễ sử dụng & tuỳ chỉnh mẫu email, tỷ lệ vào hộp thư đến 95%, chăm sóc khách hàng tự động