Chiến lược marketing tập trung là một trong những chiến lược marketing được nhiều doanh nghiệp triển khai. Nhờ đó mà doanh nghiệp đã tạo được một nguồn lực hiệu quả và giành vị trí vững mạnh trên thị trường. Vậy chiến lược marketing tập trung là gì? Ngoài những ưu điểm thì chiến lược này có nhược điểm gì không? Hãy cùng Bizfly tìm hiểu vấn đề này ngay trong bài viết sau.
Chiến lược marketing tập trung (Centralized marketing strategy) là chiến dịch mà ở đó doanh nghiệp sẽ dồn sức tập trung vào một đoạn hay một phần của thị trường nhỏ mà doanh nghiệp xem đó là nền tảng quan trọng nhất. Từ đó giúp cho doanh nghiệp sở hữu vị trí vững chắc trên đoạn thị trường mà mình đã chọn, là bàn đạp cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Chiến lược marketing tập trung là gì?
Bất kỳ một chiến lược nào cũng có những ưu và nhược điểm khác nhau, kể cả chiến lược marketing tập trung cũng vậy. Sau đây là những điểm lợi cũng như bất lợi khi sử dụng chiến lược marketing này.
Một trong những ưu điểm nổi bật của chiến lược marketing tập trung đó chính là sự tập trung vào một chỗ trên thị trường, tạo bàn đạp cho doanh nghiệp giành được vị thế vững chắc trên đoạn đường đó. Nhờ đó tạo được thế độc quyền trong sản phẩm và hiểu rõ hơn về mong muốn và nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, chiến lược này còn có nhiều ưu điểm sau khiến cho doanh nghiệp nào cũng muốn sở hữu và triển khai nó.
Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược marketing tập trung
Bên cạnh những ưu điểm mà chiến lược marketing tập trung đem lại cho doanh nghiệp thì chiến lược này còn tồn tại một số hạn chế như sau:
Xem thêm: Tổng quan chiến lược marketing tổng thể cho người mới bắt đầu
Có thể khẳng định một điều rằng, chiến lược marketing tập trung phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, các doanh nghiệp muốn bao phủ lên toàn bộ thị trường trong giai đoạn đầu tiên xâm nhập vào một thị trường lớn đều có thể áp dụng chiến lược tập trung này.
Với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, đặc điểm chung là tiềm lực tài chính và đội ngũ nhân sự có hạn. Việc áp dụng chiến lược marketing tập trung sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm chắc phân khúc thị trường và giảm sự cạnh tranh với các đối thủ khác.
Đối với các doanh nghiệp muốn bao phủ lên toàn bộ thị trường trong giai đoạn đầu tiên xâm nhập vào một thị trường lớn thì với chiến lược này sẽ giúp họ biết được thị trường đó có phù hợp với mình hay không. Qua đó giúp cho doanh nghiệp có thể tập trung một cách hiệu quả nhất vào một mục tiêu nhất định và không quá tốn nhiều ngân sách nếu như thất bại.
Chiến lược marketing tập trung phù hợp với doanh nghiệp nào?
Để triển khai chiến lược marketing tập trung đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp thường áp dụng một vài kênh phổ biến sau.
Website là nơi chứa đựng thông tin riêng, nói theo cách khác thì nó được coi là một cuốn nhật ký trực tuyến. Bởi đây là một cuốn nhật ký trực tuyến nên chủ thể của nó là bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào đó viết lên. Và hầu hết nội dung của các website đều thể hiện cái nhìn chủ quan của họ.
Nói cách khác website chính là nơi tập hợp những câu chuyện và thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng. Đây là một trong những cách giúp doanh nghiệp tiếp cận và tạo niềm tin với khách hàng của họ.
Mạng xã hội là chương trình hay ứng dụng được xây dựng dựa trên nền tảng Internet. Marketing qua mạng xã hội đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:
Social Network là một trong các kênh có thể áp dụng chiến lược marketing tập trung
Influencer là hình thức tiếp thị bằng việc sử dụng hình ảnh của người ảnh hưởng trong xã hội để truyền tải thông điệp mà doanh nghiệp hướng đến. Đây được coi là một trong những phương án tiếp thị giúp doanh nghiệp có thể tác động hiệu quả đến với quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Xem thêm: Influencer Marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược Influencer Marketing hiệu quả
Nhờ vào chiến lược marketing tập trung mà nhiều doanh nghiệp đã có được thành công như ngày hôm nay. Đặc biệt tập trung vào các lĩnh vực: Nhu cầu người tiêu dùng, Khách hàng, Truyền thông, Chất lượng sản phẩm, Triển khai thực hiện,... sẽ tạo động lực cũng như là bàn đạp thúc đẩy doanh nghiệp đi tới thành công.
Như vậy, trong bài viết trên Bizfly đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về chiến lược marketing tập chung. Qua đó, đưa ra ưu nhược điểm, case study áp dụng chiến lược thành công của chiến lược này, đồng thời chỉ ra một số kênh triển khai chiến lược phổ biến được các doanh nghiệp áp dụng.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại