Codeigniter là gì? Ưu nhược điểm và lý do nên sử dụng codeigniter

Nguyễn Hữu Dũng 05/04/2021

Thiết kế website bằng cách sử dụng các nền tảng là lựa chọn tuyệt vời để có thể tạo ra một website mạnh mẽ trong thời gian ngắn nhất. Rất nhiều nền tảng được viết để phục vụ cho nhu cầu này, trong đó có Codeigniter. 

Bizfly sẽ giúp bạn định nghĩa Codeigniter là gì? Và đưa bạn tìm hiểu các ưu, nhược điểm và nguyên nhân khiến framework này được ưa chuộng.

Codeigniter là gì? 

Codeigniter là một trong những nền tảng dùng trong thiết kế web động bằng mã nguồn mở. Web Framework này được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP theo mô hình MVC và cho ra mắt phiên bản đầu tiên vào năm 2006 với một loạt thư viện viết sẵn bằng ngôn ngữ PHP.

Codeigniter là gì

Codeigniter là gì?

Với sự hỗ trợ của Codeigniter, các nhà phát triển có thể tạo lập, phát triển website nhanh chóng bằng cách dùng những đoạn code có sẵn trong thư viện. Ngoài ra, framework này còn giúp người dùng thực hiện các thao tác liên quan đến CSDL như upload file, tạo session và cookies, tiến hành xử lý ảnh,... nhanh chóng.

Sự đa năng này khiến Codeigniter trở thành một trong các nền tảng hỗ trợ thiết kế, tạo lập và phát triển web bằng mã nguồn mở mà các nhà phát triển ưa chuộng nhất hiện nay. Bộ công cụ mạnh mẽ sở hữu nhiều footprint cực nhỏ này là thứ không thể thiếu của rất nhiều lập trình viên khi thiết kế web.

Ưu và nhược điểm của Codeigniter

Là framework chuyên dụng của rất nhiều lập trình viên, Codeigniter sở hữu khá nhiều ưu điểm độc đáo.

Các ưu điểm của chúng bao gồm: 

Ưu và nhược điểm của Codeigniter

Ưu và nhược điểm của Codeigniter

  • Thư viện Codeigniter Framework sở hữu rất nhiều đoạn code phục vụ hầu như toàn bộ tác vụ thường gặp trong quá trình thiết kế website.
  • Codeigniter có dung lượng khá nhỏ, điều này giúp người dùng tiết kiệm lượng lớn không gian lưu trữ và đồng thời tăng tốc cho web.
  • Khi tải framework này về, bạn sẽ có được cả thông tin về giới thiệu và hướng dẫn sử dụng đầy đủ. 
  • Framework CodeIgniter 3 dùng ngôn ngữ PHP 5.3.7, đồng thời, nó còn tương thích với gần như mọi hosting và hỗ trợ cho nhiều kiểu database, bao gồm MySQL.
  • Codeigniter thiết kế dựa theo mô hình MVC nên có khả năng hiển thị giao diện thành nhiều phần riêng biệt, giúp việc xử lý, thiết kế và bảo trì trở nên đơn giản hơn.
  • Phần lớn cấu hình của CodeIgniter đều được thực hiện theo các quy ước chi tiết, tỉ mỉ. Bên cạnh đó, nó còn sở hữu một vài tùy chọn cấu hình có sẵn qua những lệnh trong “config”.
  • CodeIgniter có tốc độ cực kỳ nhanh chóng, có khả năng phục vụ hàng triệu lượt traffic/ngày. 
  • Codeigniter Framework là nền tảng mã nguồn mở miễn phí, được cấp phép Apache/BSD, mang lại không gian thay đổi, phát triển, phân phối mã nguồn cực lớn cho các lập trình viên.
  • Giúp website đạt chuẩn MVC và vận hành mạnh mẽ, ưu việt. 
  • CodeIgniter có cấu trúc cực kỳ thân thiện với mọi công cụ tìm kiếm. Điều này đồng nghĩa với việc thứ hạng website của bạn có thể tăng vù vù mà không cần đến sự hỗ trợ từ các công cụ khác. 
  • Bảo mật tốt: Codeigniter với cơ chế kiểm tra các dữ liệu vô cùng chặt chẽ mang đến khả năng ngăn ngừa sự cố XSS và SQL Injection, từ đó giảm tối đa các nguy cơ xâm nhập từ tin tặc. 

Tuy nhiên, Codeigniter còn tồn tại một vài nhược điểm yêu cầu khắc phục để có thể hỗ trợ tốt hơn cho thiết kế web, phát triển ứng dụng như:

  • Chưa hỗ trợ ORM: ORM (Object-Relational Mapping) là một trong những kỹ thuật lập trình tiên tiến được ưa chuộng hiện nay. Nó giúp ánh xạ các bảng trong database thành những đối tượng tương ứng trong lúc lập trình, điều này giúp thao tác CRUD trở nên ngắn gọn, dễ dàng hơn.
  • Không hỗ trợ AJAX: Trong thiết kế website 2.0, Asynchronous Javascrip and XML là yếu tố không thể thiếu. Tuy vậy, Codeigniter hiện chưa hỗ trợ ứng dụng này. Lập trình viên khi có nhu cầu cần dùng đến những thư viện ngoài (Mootools, Script.aculo.us, Prototype, JQuery,...)
  • Chưa hỗ trợ một vài module thông dụng: Codeigniter hiện chưa hỗ trợ cho các module thông dụng như User Authorization, RSS Parser, trình xử lý PDF… đây là điểm yếu kém so với các framework khác cùng tính năng.
  • Chưa hỗ trợ EDP: Codeigniter chưa hỗ trợ cho nguyên lý lập trình Event Driver Programming. Tuy nhiên, nhược điểm này chưa được quan tâm nhiều bởi khá ít framework hỗ trợ cho nó. 

Xem thêm: Angular là gì, tính năng nổi bật và lý do nên sử dụng trong phát triển web

Lý do nào nên sử dụng codeigniter trong thiết kế web? 

Framework này sở dĩ được khuyên dùng nhiều trong phát triển website cũng như ứng dụng web bởi nó những đặc thù cũng như tính năng cơ bản, cần có của mô hình MVC như:

Lý do nào nên sử dụng codeigniter trong thiết kế web

Lý do nào nên sử dụng codeigniter trong thiết kế web?

  • Hỗ trợ kết nối, tương tác với đa nền tảng database.
  • Hỗ trợ quá trình tương tác database thông qua active records
  • Hỗ trợ quản lý session
  • Dữ liệu đầu vào được hỗ trợ, chuẩn hóa về form 
  • Tăng tốc độ xử lý, hoạt động, từ đó giảm tải cho máy chủ nhờ bộ nhớ Cache trên toàn page.
  • Hỗ trợ cho Hooks, các lớp ngoại, plugins …
  • Điều hướng trong views được thực hiện dễ dàng nhờ PHP tags và Template Engine. 

Codeigniter là gì và tất cả các thông tin liên quan đến thuật ngữ này đã được cập nhật đầy đủ trong bài viết. Với những nội dung này, hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về Codeigniter cũng như sử dụng nó hiệu quả.

BizWebsite - Ứng dụng công nghệ mới - Xử lý mọi vấn đề về bảo mật
Giải quyết các vấn đề về lỗ hổng bảo mật bằng công nghệ OWASP

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly