Trong lĩnh vực Marketing, hiệu ứng lan truyền tác động trực tiếp vào tâm lý khách hàng khi đưa ra quyết định mua sản phẩm. Vậy hiệu ứng lan truyền là gì và làm sao để có cách sử dụng hiệu quả, cùng Bizfly tìm hiểu ngay qua bài viết sau.
Hiệu ứng lan truyền (Social Proof) là một hiện tượng tâm lý của con người, họ có xu hướng bắt chước hành động của người khác để thực hiện một sự việc nào đó.
Cụ thể hơn, trong hiện tượng tâm lý này, con người thường dựa vào ý kiến, hành vi, hoặc nhận xét của những người khác để xác định quyết định của mình. Social proof được sử dụng rộng rãi trong marketing và quảng cáo để kích thích và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Một kế hoạch sử dụng hiệu ứng lan truyền hiệu quả cần đảm bảo độ uy tín của người đưa ra ý kiến và chất lượng thông tin được cung cấp.
Hiệu ứng lan truyền là một hiện tượng tâm lý xã hội.
Ví dụ: Khi bạn đang phân vân về chất lượng lẫn giá cả của một sản phẩm nào đó và đắn đo mình có nên quyết định mua hay không thì người đã từng sử dụng sản phẩm này rồi chia sẻ cho bạn biết về hiệu quả của nó khi sử dụng. Từ đó khiến bạn muốn mua ngay sản phẩm và đây được gọi là hiệu ứng lan truyền.
Hiệu ứng lan truyền có vai trò đặc biệt trong chiến lược Marketing của mọi doanh nghiệp bởi đó là một phần giúp chiến lược digital marketing trở nên hiệu quả. Bên cạnh đó còn mang đến cho doanh nghiệp một vài lợi ích nhất định như:
Vai trò của hiệu ứng lan truyền
Nói chung, hiệu ứng lan truyền là một hiệu ứng rất dễ áp dụng và hiệu quả. Đây là một trong những cơ hội để doanh nghiệp của bạn trở thành một thương hiệu có giá trị và mang sự ảnh hưởng lớn đến khách hàng.
Tham khảo bài viết: Marketing truyền miệng và các hình thức triển khai đỉnh cao
Có rất nhiều hiệu ứng lan truyền, nhưng phổ biến nhất vẫn là 3 hiệu ứng dưới đây.
Đây là một hiệu ứng lan truyền thể hiện việc mọi người làm điều gì đó do số đông đang làm điều này. Họ thậm chí bỏ qua sự tin tưởng của mình về sự việc đó. Hay nói cách khác, hiệu ứng đoàn tàu là loạt hành động bắt chước vô thức. Khi thực hiện kết hợp vào tiếp thị, hiệu ứng đoàn tàu có thể tăng tính thu hút, tăng độ tin cậy và giá trị thương hiệu.
Các bước để thực hiện hiệu ứng đoàn tàu hiệu quả:
Hiệu ứng đoàn tàu là một trong các hiệu ứng lan truyền phổ biến
VÍ dụ: Khi bạn tham gia gia bỏ phiếu bầu cử, rất nhiều người bỏ phiếu cho một cán bộ có rất nhiều hoạt động xã hội tích cực trong thời gian đảm nhận nhiệm vụ. Tuy nhiên, bạn không biết người này là ai, với hiệu ứng đoàn tàu, bạn sẽ theo hiệu ứng từ nhiều người và bỏ biếu cho người cán bộ ấy.
Đây là hiệu ứng lan truyền mà một cá nhân sẽ thực hiện theo xu hướng được mặc định sẵn. Trong khi đó, đám đông đang thực hiện theo xu hướng, mà bản thân không có xu hướng thay đổi.
Ví dụ: Khi bạn tải một ứng dụng từ cửa Appstore hoặc cửa hàng CH play, trước khi nhấn sử dụng, bạn sẽ chọn nhấn “tôi đồng ý với các điều khoản” thay vì phải ngồi đọc một trang dài. Mặc dù ứng dụng này đã để ở chế độ mặc định là phải đồng ý hiểu mới tiếp tục được sử dụng.
Để xây dựng thành công hiệu ứng mặc định với khách hàng, doanh nghiệp cần bỏ ra khoản chi phí lớn ở giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
Công cụ tìm kiếm Google là ví dụ điển hình của việc áp dụng thành công hiệu ứng mặc định và trở thành công cụ tìm kiếm hàng đầu hiện nay với 91,9% thị phần tính đến tháng 1 năm 2022. Trước đó, Google đã phải bỏ ra chi phí lớn cho các trình duyệt để thiết lập thói quen cho người dùng.
Đây là hiệu ứng lan truyền mà khách hàng có xu hướng mua và sử dụng sản phẩm theo nhiều người. Việc áp dụng hiệu ứng đám đông vào tiếp thị giúp doanh nghiệp tạo ra được những “con mồi” online, giúp gia tăng tỷ lệ tăng tương tác cho các bài tiếp thị trên các mạng xã hội hay website.
Việc áp dụng hiệu ứng đám đông vào tiếp thị sẽ gặp nhiều rủi ro hơn so với hai phương pháp nêu trên, vì doanh nghiệp hay người áp dụng không thể kiểm soát tính chính xác, quan điểm của đám đông hiện đang đúng hay sai. Nếu đám đông bị kích thích bởi những ý kiến tiêu cực sẽ gây ra nhiều tác động xấu tới xã hội chung và thực trạng phát triển của doanh nghiệp.
Để hiệu ứng đám đông được triển khai hiệu quả, bạn cần thực hiện bằng cách để lại những tương tác, bình luận tích cực. Và khi khi khách hàng xem xét các tương tác và comment sẽ bị thuyết phục để mua sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Hiệu ứng đám đông là một trong những hiệu ứng lan truyền phổ biến
Ví dụ: Hiệu ứng săn sale Shopee, việc bắt trend của giới trẻ,...
Có thể bạn quan tâm: Hiệu ứng chim mồi là gì và các chiến lược trong kinh doanh
Các cách giúp bạn có một chiến lược Marketing hiệu quả khi sử dụng 3 hiệu ứng lan truyền sau đây.
Để sử dụng hiệu ứung lan truyền trong Marketing, trước khi đặt mua sản phẩm, khách hàng thường có thói quen vào xem review của những người từng mua và sử dụng. Vì vậy, những nhận xét, đánh giá của khách hàng là vô cùng quan trọng.
Cách sử dụng hiệu ứng lan truyền trong Marketing là xử lý đánh giá của khách hàng
Một sản phẩm nhận được càng nhiều nhiều phản hồi, đánh giá và xếp hạng tốt từ phía khách hàng sẽ giúp cho sản phẩm của bạn có tính thuyết phục cao. Điều này giúp khách hàng mới dễ dàng đưa ra quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm.
Hiển thị lượt xem không những giúp cho sản phẩm, nội dung của bạn thêm hấp dẫn mà còn tạo được hiệu ứng lan truyền rất cao.
Nếu bài viết của bạn có lượt xem cao, hấp dẫn người xem thì khách hàng sẽ lan truyền video của bạn bằng cách tag người thân, bạn bè, thậm chí là share bài viết để được nhiều người biết đến. Đây là một trong những cách rất hữu ích khi thực hiện chiến lược hiệu ứng lan truyền khi kinh doanh.
Hiệu ứng này đưa ra cho khách hàng sự đồng cảm khi mua sản phẩm. Họ sẽ nghĩ rằng cũng có rất nhiều người trước khi quyết định mua sản phẩm này cũng do dự như mình.
Để triển khai chiến thuật hiệu ứng lan truyền thành công cần tạo tính tương đồng cho khách hàng
Và đây là cách để họ tìm hiểu xem, tại sao khách hàng đó cũng băn khoăn do dự nhưng tại sao cuối cùng vẫn quyết định sử dụng sản phẩm này.
Tạo tính tương đồng hiện đang là một cách ứng dụng hiệu ứng lan truyền hay trong Marketing. Trên các sàn thương mại điện tử, đã có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng và triển khai ứng dụng như: shopee, lazada,...Chiến lược này đã cho doanh số bán hàng của các cửa hàng online tăng lên từ 30 - 40%.
Dưới đây là các ví dụ về social proof được áp dụng phổ biến hiện nay trong marketing, bạn có thể tham khảo và kết hợp vốn kiến thức của mình để áp dụng vào quá trình phát triển riêng.
Bao gồm những nhận xét, đánh giá, hoặc chia sẻ trải nghiệm của một người nổi tiếng nào đó về sản phẩm của một doanh nghiệp cụ thể. Hot influencer sử dụng tầm ảnh hưởng của mình để tạo ra những giá trị lan truyền cho sản phẩm đó, tăng độ tin vậy và kích thích những đánh giá tích cực, góc nhìn thiện cảm với thương hiệu.
Những đánh giá của cộng đồng về một sản phẩm thường được xuất hiện ở các trang mạng xã hội, diễn đàn, trang thương mại điện tử hoặc trang web của doanh nghiệp. Nó bao gồm những bình luận, ý kiến, cảm nhận của người dùng về một sản phẩm nhất định. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng những đánh giá này để gây dựng độ uy tín của doanh nghiệp, hỗ trợ quá trình marketing để quảng bá sản phẩm.
Những chứng chỉ chất lượng, giải thưởng của các tổ chức uy tín giúp khách hàng có được niềm tin về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Nó có thể là bằng sáng chế, giải của một cuộc thi, hay tích xanh Facebook,...
Những chuyên gia luôn được người dùng hay cộng đồng tin tưởng bởi kinh nghiệm, học thức, sự hiểu biết chuyên sâu của họ trong một vấn đề nào đó. Vì thế, những chuyên gia xây dựng thương hiệu cá nhân tốt sẽ hỗ trợ chiến lược marketing đặc biệt hiệu quả.
Đánh giá của chuyên gia có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như báo chí, truyền hình, các sự kiện hoặc trên trang web của doanh nghiệp.
Các trang web hoặc trang mạng xã hội chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức giúp khách hàng thấy rằng doanh nghiệp có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình, giúp tăng độ tin cậy và niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, các kênh truyền thông của thương hiệu có thể đăng tải những câu chuyện thành công, đóng vai trò là nguồn truyền cảm hứng cho cộng đồng cũng sẽ thu hút được lượng lớn đối tượng mục tiêu chất lượng.
Trên đây Bizfly chia sẻ tới bạn tất cả thông tin về hiệu ứng lan truyền mà bạn có thể tham khảo. Từ đó bạn sẽ có một kế hoạch và ý tưởng tốt để áp dụng hiệu này vào thực tiễn một cách phù hợp và hiệu quả.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại