Thuật ngữ HTTP được dùng rất nhiều bởi dân lập trình và cũng là yếu tố quan trọng cấu thành website. Bởi vậy mà với những người làm các công việc liên quan đến công cụ này thì việc tìm hiểu về HTTP được coi như thiết yếu.
Trong bài viết sau đây, Bizfly sẽ giải thích cho bạn khái niệm HTTP là gì, nó có những đặc trưng cơ bản ra sao và nguyên lý hoạt động như thế nào.
HTTP được biết đến như một giao thức truyền tải các siêu văn bản. Nó được dùng trong www để truyền dữ liệu qua lại giữa máy chủ web và trình duyệt. Kỹ thuật HTTP sẽ quyết định cách dữ liệu yêu cầu được gửi đến máy chủ cũng như cách thức máy chủ phản hồi.
HTTP là gì, HTTPS là gì?
Hiểu đơn giản, HTTP là giao thức chuyên để phân phối các dữ liệu trên www. Giao thức này sử dụng cổng TCP 80 để truyền tải thông tin, giúp các máy tính giao tiếp với nhau.
HTTPS là giao thức HTTP có cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL. Việc tích hợp thêm chứng chỉ mang lại cả ưu và nhược điểm, Bizfly sẽ trình bày chúng một cách chi tiết hơn trong một phần riêng.
3 đặc trưng cơ bản của HTTP là vấn đề tiếp theo Bizfly sẽ thảo luận cùng bạn. Chúng cũng là nguyên nhân khiến giao thức này trở nên ưu việt, phổ biến.
Đặc trưng cơ bản của HTTP là gì?
Cấu trúc của HTTP bao gồm 2 đối tượng là Client và Server. Có thể coi HTTP như giao thức gửi các yêu cầu và phản hồi giữa Client - Server. Tại giao thức này, mọi thiết bị tìm kiếm hay trình duyệt web sẽ đóng vai trò như máy khách, còn máy chủ web có vai trò như Server.
HTTP hoạt động theo nguyên lý: Client khởi tạo yêu cầu (tạo kết nối TCP tới cổng 80 hoặc một cổng khác trên server) -> server nhận yêu cầu -> gửi lại trạng thái đến cho client kèm theo thông điệp (thông điệp ở đây thường sẽ là thông tin yêu cầu, thông báo lỗi hay thông tin khác).
Sau khi phiên giao dịch hoàn thành, kết nối HTTP sẽ tự động bị đóng do nó là một stateless system.
Cách thức hoạt động của HTTP
HTTP tiến hành hoạt động giao tiếp giữa server và máy khách thông qua một loạt các tin nhắn. 3 kiểu tin nhắn được dùng nhiều nhất trong quá trình hoạt động của HTTP là GET, POST, HEAD.
Như đã nói ở phần đầu, điểm khác nhau cơ bản giữa HTTP và HTTPS là sự xuất hiện của chứng chỉ bảo mật SSL. Cài đặt thêm chứng chỉ sẽ tăng khả năng bảo mật của website, giúp trang web được đánh giá cao hơn bởi cả công cụ tìm kiếm lẫn người dùng đồng thời việc Seo web sẽ hiệu quả hơn.
Tuy vậy, nó có nhược điểm là làm giảm tốc độ của việc tải trang. Các website sử dụng giao thức HTTPS sẽ mất nhiều thời gian tải trang hơn so với việc dùng HTTP. Dù vậy, bạn vẫn nên cài đặt SSL cho giao thức HTTP để bảo vệ dữ liệu cũng như thông tin khách hàng. Chứng chỉ sẽ giúp trang web của bạn tránh được các rủi ro từ phía hacker.
Với nội dung trên đây, Bizfly đã chia sẽ tới độc giả những điều cần biết về HTTP. Hiểu được nguyên lý cũng như đặc điểm của giao thức này, bạn sẽ thuận lợi hơn nhiều trong tiếp xúc và làm việc với website.
Https, hiểu theo nghĩa đơn giản là giao thức http được cài đặt thêm chứng chỉ bảo mật SSL. Chứng chỉ này giúp các thông tin và dữ liệu của trang web được bảo vệ khỏi "bàn tay" của các hacker, đồng thời ghi điểm với Google. Điều này giúp trang web được đánh giá cao hơn.
Vì sao nên đăng ký https cho website?
Việc đăng ký https cho website có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn, đặc biệt là trong công tác bảo mật thông tin. Cụ thể:
Hiện đăng ký https cho website đã trở thành công việc khá đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể làm. Bạn chỉ cần lấy được chứng chỉ SSL và tiến hành theo một vài quy trình là đủ. Trước hết, Bizfly sẽ bắt đầu với việc lấy chứng chỉ. Bạn có thể mua chứng chỉ SSL tại các nhà cung cấp hosting.
Có hai loại chứng chỉ cho bạn lựa chọn là SSL miễn phí và mất phí. Với loại tính phí, bạn sẽ được bảo hành và tư vấn các vấn đề về bảo mật và khá nhiều sử dụng khá nhiều tính năng ưu việt khác.
Sau khi mua chứng chỉ, bạn đăng ký https cho website với quy trình:
Đăng ký https cho website bằng Cpanel
Xem thêm: Cpanel là gì và hướng dẫn sử dụng Cpanel hiệu quả cho người mới
Bên cạnh sử dụng cPanel, bạn cũng có thể đăng ký https cho website ngay trên WordPress. Những gì bạn cần làm là: Vào ‘Dashboard’ -> mở ‘Settings’ -> chọn ‘General’ -> chọn ‘WordPress Address’ và mục ‘Site Address’ -> địa chie website dưới dạng http xuất hiện -> chuyển http thành https.
Chuyển hướng 301 cũng là một trong số các biện pháp hữu hiệu để đăng ký https cho website. Thao tác thực hiện chuyển hướng tương đối đơn giản, bạn cần thực hiện 6 bước:
Đăng ký https cho website bằng 301
Trong quá trình đăng ký https cho website, bạn cần lưu ý về hình ảnh CDN và liên kết không an toàn. Hai yếu tố này sẽ được trình bày ngay sau đây.
Hình ảnh CDN
Hình ảnh trên trang web bị hỏng hay lỗi sau khi hoàn tất việc đăng ký https cho website là việc xảy ra khá thường xuyên. Những hình ảnh này có điểm chung là đều được cung cấp qua các CDN không an toàn. Chính vì vậy mà chúng không thể tải được nữa khi SSL xuất hiện.
Một vài lưu ý khi đăng ký https cho website
Trong trường hợp này, bạn cần thực hiện một loạt thao tác như sau để khắc phục sự cố. Truy cập CDB -> Paste SSL, Private Key vào những trường tương ứng -> Dán vào cPanel đoạn text đã qua mã hóa -> Lưu thay đổi
Liên kết có trong website
Liên kết trong website cũng là yếu tố cần lưu ý khi cài đặt SSL. Sau khi bật https và SSL, màn hình của bạn sẽ hiển thị thông báo ‘Not Secure’, có nghĩa là website của bạn đã bị lỗi do có chứa các liên kết kém an toàn.
Bạn có thể xử lý lỗi này với những thao tác: Vào WordPress -> kiểm tra Code của các phần header, footer, widget -> Check lại các đường dẫn đến Facebook, Gravatar,… Sửa link để dùng https -> xóa bộ nhớ Cache -> F5 lại trang.
Có thể thấy, hình ảnh CDN và liên kết có trong website ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của trang web sau khi đăng ký https. Hãy lưu ý đến nó nhiều hơn trong quá trình cài đặt.
Đăng ký https cho website không hề khó khăn dù bạn có kiến thức về code hay không. Với những gì đã cung cấp trong bài, bạn hoàn toàn có thể tự cài đặt SSL cho giao thức http của mình.
Nguồn tham khảo:
BizWebsite - Ứng dụng công nghệ mới - Xử lý mọi vấn đề về bảo mật
Giải quyết các vấn đề về lỗ hổng bảo mật bằng công nghệ OWASP