Phishing email là hình thức tấn công mạng phổ biến. Trong đó kẻ xấu giả mạo email từ các tổ chức uy tín nhằm lừa đảo người nhận cung cấp thông tin cá nhân hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật. Vậy những kiểu email phishing nào bạn nên đề phòng và cách ngăn chặn là gì? Cùng Bizfly tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới nhé!
Phishing email là hình thức tấn công mạng qua email, trong đó, hacker giả mạo các tổ chức hoặc doanh nghiệp uy tín để lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân hoặc truy cập vào các liên kết độc hại. Thông tin bị đánh cắp có thể được sử dụng để thực hiện các hành vi gian lận như chiếm đoạt tài khoản hoặc thực hiện giao dịch trái phép. Ngoài ra, các liên kết độc hại từ email phishing còn giúp hacker xâm nhập và làm ảnh hưởng hệ thống mạng của doanh nghiệp.
Hiện nay, nhiều người dùng dễ bị lừa đảo và đánh cắp thông tin bởi những email mạo danh. Cùng tìm hiểu một số loại email phishing ngay sau đây.
Hình thức email lừa đảo này nhắm vào các doanh nghiệp đang cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đặt hàng. Cụ thể, kẻ tấn công sẽ gửi một email giả mạo kèm với nội dung đặt hàng từ khách hàng mới hoặc có nhu cầu đặt khẩn cấp.
Email thường chứa các tệp đính kèm hoặc liên kết dẫn đến những trang web độc hại. Người dùng khi nhận được thông báo sẽ không nghi ngờ và dễ dàng mở tệp hoặc nhấp vào liên kết. Đây chính là cơ hội để hacker xâm nhập hệ thống và đánh cắp thông tin tài chính của doanh nghiệp.
Đây là một trong những hình thức tấn công phishing phổ biến trong hệ thống email doanh nghiệp. Kẻ tấn công gửi email giả mạo thông báo dung lượng hộp thư email của bạn đã vượt quá giới hạn cho phép.
Sau đó, bạn được yêu cầu nhấp vào liên kết “Upgrade Email Quota” để nâng cấp dung lượng. Tuy nhiên, khi người dùng nhấp vào liên kết này, mã code được cài đặt sẵn sẽ tự động xâm nhập vào hệ thống email của doanh nghiệp. Sau đó, hacker sẽ chiếm quyền kiểm soát hệ thống và đánh cắp thông tin nhạy cảm của tổ chức.
Phishing email giả mạo thanh toán online là một chiêu thức lừa đảo khá phổ biến. Trong đó, kẻ tấn công gửi email thông báo rằng thẻ tín dụng của bạn đã hết hạn hoặc thông tin thanh toán không chính xác. Sau đó, hacker yêu cầu bạn cập nhật thông tin ngay để tiếp tục sử dụng dịch vụ. Khi nhập thông tin tài khoản hoặc thẻ tín dụng, kẻ tấn công có thể đánh cắp các dữ liệu này để thực hiện giao dịch gian lận hoặc rút tiền trái phép.
Một hình thức phishing phổ biến khác là tạo email giả mạo thông báo rằng tài khoản của bạn đang bị xâm nhập hoặc có hành vi đăng nhập trái phép từ một địa chỉ IP lạ. Email yêu cầu bạn mở liên kết để xác minh quyền sở hữu tài khoản hoặc thay đổi mật khẩu.
Tuy nhiên, liên kết bên trong email sẽ dẫn bạn đến trang web giả mạo - nơi bạn vô tình cung cấp thông tin đăng nhập của mình. Từ đó, hacker có thể xâm nhập vào tài khoản và đánh cắp danh tính của bạn để dùng cho mục đích xấu.
Phishing email giả mạo cơ quan nhà nước là một hình thức tấn công rất tinh vi. Hacker sẽ gửi thông báo qua email cho người dùng nhưng sẽ mạo danh cơ quan chính phủ hoặc tổ chức pháp lý. Nội dung của email thường được soạn thảo sao cho giống với các thông báo chính thức.
Chẳng hạn như cảnh báo vi phạm pháp luật, thông báo hành vi bất hợp pháp. Mục tiêu chính của kẻ tấn công là lừa bạn cung cấp thông tin cá nhân để chiếm đoạt tài khoản. Sau đó, hacker sẽ thực hiện các hành vi gian lận tài chính hoặc cài đặt mã độc vào hệ thống của bạn.
Hình thức phishing email khác mà bạn nên đề phòng là email thông báo bạn đã giành giải thưởng lớn từ một cuộc thi hoặc chương trình khuyến mãi. Kẻ tấn công sẽ yêu cầu bạn nhấp vào liên kết trong email hoặc cung cấp thông tin nhằm "xác minh" trước khi nhận giải. Người dùng sẽ không nghi ngờ vì cảm thấy hứng thú với giải thưởng. Lúc này, hacker sẽ tận dụng thời cơ để đánh cắp thông tin của bạn.
Nếu được yêu cầu đăng nhập để lưu trữ dữ liệu do tài khoản đang có dịch vụ quá hạn thanh toán, bạn nên cẩn thận vì đây có thể là một chiêu thức phishing. Email này thường chứa liên kết giả mạo dẫn đến một trang web trông giống hệt với trang đăng nhập chính thức của dịch vụ. Nếu nhấp vào, bạn sẽ bị đánh cắp tên người dùng và mật khẩu.
Với hình thức phishing này, kẻ tấn công sẽ giả mạo là một khách hàng hoặc đối tác đã đặt hàng từ công ty của bạn nhưng không nhận được sản phẩm hoặc phản hồi. Nội dung email nhấn mạnh rằng họ sẽ báo cáo vụ việc lên chính quyền địa phương hoặc đánh giá xấu nếu không nhận được sự giải thích hợp lý từ thương hiệu. Kèm theo đó là liên kết yêu cầu bạn đăng nhập vào tài khoản để phản hồi hoặc giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, mục đích thực sự là để đánh cắp thông tin tài khoản của bạn.
Email giả mạo thông báo rút tiền là chiêu thức hacker giả danh ngân hàng hoặc dịch vụ tài chính để thông báo về một giao dịch mà bạn không thực hiện, đi kèm lời nhắc khẩn cấp để bạn nhấp vào liên kết xác minh. Khi nhấn vào đường link đó, bạn sẽ vô tình tiết lộ thông tin và bị chiếm đoạt tài khoản.
Hacker sẽ gửi thông báo kiểm tra (checkup) hệ thống email doanh nghiệp để lừa người dùng cung cấp thông tin đăng nhập. Nội dung email yêu cầu bạn điền vào biểu mẫu để xác minh quyền sở hữu tài khoản. Nếu bạn làm theo yêu cầu này, tài khoản sẽ bị xâm nhập.
Giả mạo Google Docs là một hình thức lừa đảo mới và rất nguy hiểm. Kẻ tấn công gửi email mạo danh người quen, yêu cầu bạn nhấp vào liên kết để xem tài liệu. Tuy nhiên, liên kết đó sẽ dẫn bạn đến một trang đăng nhập Gmail giả mạo. Nếu nhập vào, thông tin tài khoản của bạn sẽ bị đánh cắp.
Nhận diện phishing email không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể lưu ý một vài dấu hiệu để tránh bị đánh cắp thông tin. Cụ thể như sau:
Phishing email thường chứa các liên kết, tệp đính kèm và phần mềm độc hại. Những liên kết này thường có sự thay đổi nhỏ so với địa chỉ website chính thức. Ví dụ: "https://bank-support.com" thay vì "https://www.bank.com.
Ngoài ra, bạn hãy di con trỏ chuột lên đường link mà không nhấp vào. Khi đó, thông tin chi tiết về trang web liên kết sẽ xuất hiện ở góc dưới cùng của trình duyệt. Nếu đó là liên kết chứa virus, bạn có thể thấy URL hiển thị không khớp với tiêu đề của đường link chia sẻ.
Các tổ chức uy tín sẽ không yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân qua email, đặc biệt là những thông tin nhạy cảm như mật khẩu hoặc số thẻ tín dụng. Nếu bạn nhận được yêu cầu khai báo thông tin từ nguồn không xác định, đó có thể là phishing email.
Lừa đảo phishing thường sử dụng lời lẽ khẩn cấp, tạo cảm giác lo lắng hoặc sợ hãi để bạn nhanh chóng cung cấp thông tin. Ví dụ, "tài khoản của bạn tạm thời bị ngừng truy cập" hoặc "nỗ lực đăng nhập trái phép". Bạn nên cẩn trọng và không vội vàng làm theo yêu cầu trong email.
Một dấu hiệu để bạn dễ nhận diện email lừa đảo là thiếu thông tin chi tiết như địa chỉ liên lạc hoặc chữ ký từ tổ chức gửi. Bên cạnh đó, email cũng trông không chuyên nghiệp và sai lệch thông tin đơn vị.
Để đối phó hiệu quả với phishing email và bảo vệ thông tin cá nhân, bạn cần nâng cao nhận thức về bảo mật email. Sau đây là một số cách thức phòng tránh mà người dùng có thể tham khảo:
Khi nhận được email yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc nhấp vào các liên kết, bạn hãy đề cao cảnh giác. Thông thường, email lừa đảo sẽ gửi từ địa chỉ không rõ ràng hoặc có sự thay đổi nhỏ trong tên miền. Ví dụ như "@bnak.com" thay vì "@bank.com". Ngoài ra, bạn cũng đừng nên vội vàng làm theo yêu cầu trong email nếu cảm thấy người gửi không đáng tin.
Để bảo vệ hệ thống không bị dính mã độc khi nhấp vào liên kết trong email lừa đảo, bạn hãy sử dụng phần mềm diệt virus uy tín. Nếu vô tình nhấp vào một liên kết đáng ngờ, phần mềm sẽ giúp bạn phát hiện và ngăn chặn mã độc, đồng thời bảo vệ an toàn cho dữ liệu của bạn. Do đó, hãy thường xuyên cập nhật phần mềm diệt virus và thực hiện quét hệ thống định kỳ.
Để đảm bảo an toàn, các doanh nghiệp hoặc cá nhân nên thiết lập chính sách bảo mật email. Cụ thể, bạn hãy sử dụng xác thực hai yếu tố, hạn chế quyền truy cập và theo dõi các hoạt động không bình thường trong tài khoản email. Những biện pháp này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bị tấn công và ngăn chặn hacker xâm nhập vào hệ thống.
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết của phishing email là lỗi chính tả hoặc ngữ pháp sai. Các tổ chức uy tín sẽ không gửi email với lỗi sai trong văn bản. Trong khi email lừa đảo thường sử dụng công cụ dịch tự động để viết nội dung.
Bài viết đã chia sẻ đến bạn những hình thức phishing email tinh vi và cách phòng tránh. Nếu áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp, bạn sẽ giảm thiểu tình trạng bị đánh cắp thông tin và ảnh hưởng đến hệ thống doanh nghiệp. Bizfly hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn cảnh giác hơn khi nhận email từ nguồn lạ nhé!
Bạn đã sử dụng giải pháp Email Marketing và Automation chưa?
Dễ sử dụng & tuỳ chỉnh mẫu email, tỷ lệ vào hộp thư đến 95%, chăm sóc khách hàng tự động