Product Placement là gì và các hình thức product placement

Thủy Nguyễn 10/09/2021

Các doanh nghiệp đều cần ứng dụng quảng cáo để quảng bá các sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của mình đến gần hơn với công chúng. Và Product Placement chính là một trong những hình thức quảng cáo được gợi ý.

Bài viết mà Bizfly chia sẻ sau sẽ giúp bạn hiểu được Product Placement là gì đồng thời giới thiệu các hình thức thể hiện product placement phổ biến nhất hiện nay.

Product placement là gì? 

Product Placement là một kỹ thuật quảng cáo mà sản phẩm của một thương hiệu được đặt trong một bộ phim, chương trình truyền hình, video âm nhạc. Khi sản phẩm được đưa vào trong nội dung giải trí như vậy, người xem có thể nhìn thấy nó một cách tự nhiên, mà không cần phải xem một quảng cáo rõ ràng.

Product placement là gì

Product Placement còn được gọi là Embedded Advertising hoặc Embedded Marketing

Hình thức và cách Product Placement được xuất hiện sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào thỏa thuận giữa doanh nghiệp và nhà sản xuất.

Ví dụ: Các nhãn hiệu đồ uống được hiển thị trong một bộ phim hoặc một chiếc xe hơi cụ thể được giới thiệu trong một chương trình truyền hình. Mục đích tạo ra một ấn tượng tích cực về sản phẩm đó cho người xem, tăng sự nhận biết thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng. Nó là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị của nhiều công ty và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp giải trí.

Lịch sử hình thành Product placement

Để có thể hiểu một cách cụ thể hơn nữa Product Placement là gì, bạn nên tìm hiểu thêm về lịch sử hình thành của nó.

Vào đầu thế kỷ 19, khi nhà văn Jules Verne xuất bản cuốn tiểu thuyết phiêu lưu “Vòng quanh thế giới trong 80 ngày" thì Product Placement chính thức được ra đời. Và nhiều doanh nghiệp, công ty vận tải biển đã dựa trên sự nổi tiếng của ông để tìm mọi cách có tên trong cuốn sách đó.

Lịch sử hình thành Product placement

Lịch sử hình thành Product placement

Đến năm 1896, Product Placement xuất hiện lần đầu trên lĩnh vực điện ảnh và trở thành tiền đề cho những hình thức quảng cáo Product Placement sau này. Xà phòng Sunlight đã được đưa vào chuỗi phim Auguste và Louis Lumière đã trở thành sản phẩm trả phí vào phim để được giới thiệu và tiếp cận gần hơn với khách hàng xem phim.

Sau một thời gian dài nhận ra tiềm năng của Product Placement, nhiều doanh nghiệp và nhà sản xuất đã cùng nhau hợp tác, trở thành cộng sự để nhận lợi ích cho cả hai bên.

Bên cạnh việc mang sản phẩm vào phim thì các logo của thương hiệu cũng được chèn vào một cách linh động. Từ đó, vị trí của Product Placement dần được hình dung theo sơ đồ 4P (Product - Place - Price - Promotion).

Tham khảo: Xây dựng thương hiệu là gì và cách xây dựng thương hiệu 2021

Các hình thức thể hiện Product placement 

Bizfly chia sẻ tới bạn các hình thức thể hiện Product Placement là phần kiến thức mà bạn không nên bỏ qua.

Các hình thức thể hiện product placement

Các hình thức thể hiện Product placement 

  • Product seen clearly but not used: Đây là hình thức thể hiện Product Placement đơn giản nhất. Sử dụng hình thức này, sản phẩm của thương hiệu chỉ cần xuất hiện bất ngờ trong cảnh quay.
  • Product used on screen: Hình thức thể hiện Product Placement này sẽ được hiểu là cách mà diễn viên cầm hoặc sử dụng sản phẩm của thương hiệu ngay trong phim hoặc có thể giới thiệu một cách trực tiếp về công dụng của sản phẩm đó ngay trong cảnh quay.
  • Music: Music là hình thức thể hiện Product Placement mà trong đó, nhạc nền trong cảnh quay của phim sử dụng một đoạn nhạc quảng cáo sản phẩm của một thương hiệu bất kỳ.
  • Unbranded: Với Unbranded, các sản phẩm của thương hiệu tuy không được xuất hiện trong các cảnh quay của phim nhưng các nhãn hàng, thương hiệu sẽ tài trợ cho đoàn làm phim một địa điểm quay phim như nhà hàng, cửa hàng,...
  • Verbal mention: Hình thức Verbal mention sẽ giúp sản phẩm được nhân vật của phim nhắc tới trong lời thoại nhưng không được xuất hiện trên màn ảnh một cách trực tiếp.
  • Contextual: Hình thức thể hiện Product Placement Contextual được hiểu là cách mà poster sản phẩm của thương hiệu được xuất hiện trong một background của một cảnh quay trong một bộ phim hay một chương trình truyền hình, giải trí,... 

Trước những đề nghị sử dụng sản phẩm của mình vào các chương trình hay nhà sản xuất phim được phê duyệt, họ sẽ cân nhắc một số yếu tố sau:

  • Sản phẩm của họ trở nên sống động và gần gũi với người xem hơn. 
  • Chi phí nhận được đủ để nhà sản xuất phim/chương trình có thể giảm thiểu chi phí.
  • Có thể nhận được thêm một khoản thù lao cho việc chạy quảng cáo cho sản phẩm.  

Vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn đơn vị thực hiện PP. Thông thường sẽ cần có sự hỗ trợ từ đội ngũ tư vấn quảng cáo, đội ngũ này sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp và đơn vị sản xuất phim. Là bộ phận đảm nhiệm phê duyệt kịch bản và cách thức thực hiện quảng cáo. 

Vì sao nên cân nhắc Product placement trong Branding? 

Hầu hết các doanh nghiệp khi tìm hiểu Product Placement là gì đều nên cân nhắc Product Placement trong Branding bởi một số những lý do sau:

Vì sao nên cân nhắc Product placement trong Branding

Vì sao nên cân nhắc Product placement trong Branding? 

  • Nhiều người nghĩ rằng Product Placement thường xuất hiện nhiều trong các bộ phim Hollywood nhưng thực tế, nó chiếm gần 71,4% trên TV và 75% trên các chương trình truyền hình, MV, video games,...
  • Sản phẩm khi được đặt vào cốt truyện sẽ giúp dễ dàng hơn trong việc tiêu thụ và mang lại thành công cao hơn cho thương hiệu so với cách quảng cáo truyền thống.
  • Sự lan truyền của livestream cũng như sự phổ biến của các chương trình chặn quảng cáo đã khiến các quảng cáo trên truyền hình bị ảnh hưởng không ít. Và Product Placement chính là hình thức quảng cáo tuyệt vời nhất có thể thay thế các loại hình quảng cáo nói trên.

Xem thêm: Branding là gì? Các yếu tố quan trọng trong xây dựng Branding

Một số ví dụ về Product placement nổi bật 

Tìm hiểu thêm một số những ví dụ nổi bật về Product Placement sẽ giúp bạn có thể hiểu một cách rõ ràng hơn Product Placement là gì.

Bia Heineken trong phim Skyfall 

Thông qua quảng cáo Product Placement, bia Heineken đã được xuất hiện một cách bất ngờ và xuất thần trong bộ phim Skyfall đã giúp thương hiệu này nhanh chóng tạo được tiếng vang lớn và dần trở thành hãng bia nổi tiếng trên thị trường. 

Vespa trong Roman holiday 

Từ những thập niên 70, Product Placement đã được sử dụng trong bộ phim Roman holiday nổi tiếng. Trong bộ phim này, nữ diễn viên Audrey Hepburn đã đi dạo khắp nơi tại thành phố Rome bằng chiếc xe Vespa do nhãn hàng cung cấp.

Vespa trong Roman holiday là một ví dụ về Product placement nổi bật

Vespa trong Roman holiday là một ví dụ về Product placement nổi bật 

Điều này đã giúp Vespa có thể tiêu thụ một lượng sản phẩm lớn lên đến 100.000 chiếc.

Converse trong I,Robot 

Trong bộ phim I,Robot của Will Smith, một phân cảnh đắt giá của thương hiệu Converse được xuất hiện đã giúp thương hiệu này đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với người tiêu dùng. Mức độ phổ biến và ảnh hưởng của thương hiệu này vẫn được duy trì cho đến tận ngày nay.

Product Placement là hình thức quảng cáo độc đáo và quan trọng giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng dễ dàng, nhanh chóng và tự nhiên hơn so với nhiều hình thức khác. Qua những thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn Product Placement là gì cũng như các thông tin khác liên quan để áp dụng một cách có hiệu quả trong các chiến lược tiếp thị của bạn.

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly