Quản lý sản xuất là gì? Các phương pháp quản lý hoạt động sản xuất

Thủy Nguyễn 14/10/2022

Quản lý sản xuất theo một quy trình hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó giảm thiểu được rủi ro cũng như tiết kiệm chi phí đáng kể. Tất tần tật những kiến thức liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh sản xuất sẽ được Bizfly trình bày và phân tích trong bài viết sau đây!

Quản lý sản xuất là gì?

Quản lý sản xuất (Production Management) là quá trình tham gia, lập kế hoạch trực tiếp, giám sát giai đoạn và đảm bảo việc sản xuất hàng hoá đáp ứng các yêu cầu QCD ( Chất lượng - Chi phí - Tiến độ) của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý cũng giúp tối ưu các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp trong khu vực nhà máy như thiết bị, hàng tồn kho, nhân lực,... cũng như các vấn đề về quy trình sản xuất. Mục tiêu là đảm bảo các hoạt động diễn ra hiệu quả và trơn tru. 

Nhà quản trị sản xuất cần nắm rõ vai trò tổ chức, điều phối, bám sát quản lý hoạt động trong nhà máy sản xuất. Tùy vào chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp mà các thông số chi tiết từ phân xưởng, nhà máy được cung cấp nhanh hoặc chậm, thời gian thực hoặc theo giai đoạn. 

Quản lý sản xuất là gì

Quản lý sản xuất là gì?

Mục tiêu của việc quản lý sản xuất

Mục tiêu của quá trình quản lý chất lượng sản xuất thường hướng đến việc tạo giá trị hài lòng cho khách hàng. Bao gồm:

Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

Quản lý sản xuất giúp doanh nghiệp đạt được tính linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu hàng hoá của khách hàng. Ngoài ra, nó còn đảm bảo quá trình phát triển sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng một cách tối ưu. 

Đảm bảo chất lượng sản phẩm

Thực hiện tốt công tác sản xuất để cung cấp đến khách hàng sản phẩm đạt tiêu chí về số lượng và chất lượng tiêu chuẩn như quy định. Việc quản lý sản lượng sản xuất còn hỗ trợ thiết lập và duy trì ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Xem thêm: Chiến lược sản phẩm là gì? Cách xây dựng chiến lược sản phẩm hiệu quả

Các bước triển khai trong quy trình quản lý sản xuất

Quy trình quản lý hoạt động sản xuất bao gồm các bước:

Bước 1: Đánh giá năng lực

Những nghiên cứu về thị trường là công việc đầu não mà một doanh nghiệp cần làm khi muốn tiếp cận thị trường kinh doanh bất kỳ. Là một nhà quản lý, bạn cần có khả năng dự đoán, phân tích, xác định xu hướng cũng như nhận định tiềm năng và thách thức thị trường. Đây là bước đầu tiên trong xây dựng quy trình quản lý xưởng sản xuất đạt chuẩn.

Bước 2: Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

Xác định số lượng và phân bổ nguyên vật liệu sao cho hợp lý để đảm bảo quá trình sản xuất của doanh nghiệp diễn ra ổn định, trơn tru, đáp ứng đề án mục tiêu. Chính vì vậy mà bước định lượng nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy quản lý sản xuất mà nhà quản trị cần quan tâm.

Hoạch định nguyên vật liệu có vai trò quan trọng trong quy trình quản lý sản xuất của doanh nghiệp

Hoạch định nguyên vật liệu có vai trò quan trọng trong quy trình quản lý sản xuất của doanh nghiệp

 

Bước 3: Quản lý giai đoạn sản xuất

Người quản trị cần bao quát được toàn bộ quá trình vận hành của hệ thống sản xuất. Khi nắm được tình hình vận hành từng giai đoạn của nhà máy, bạn có thể phân bổ nguồn lực và phân công công việc hiệu quả hơn. Nhờ đó, quy trình sản xuất đảm bảo được thực hiện nghiêm túc, tối ưu hoá hoạt động của doanh nghiệp. 

Bước 4: Quản lý chất lượng của sản phẩm

Chất lượng sản phẩm chính là yếu tố đánh giá một thương hiệu cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đó. Việc quản lý chất lượng cần được triển khai trong từng giai đoạn của quy trình quản lý sản xuất. Mục tiêu đảm bảo sản phẩm tuân theo thiết kế đề ra, đạt đúng chất lượng, tránh sai sót, lỗi kỹ thuật ảnh hưởng đến khách hàng và doanh nghiệp.

Xem thêm: Hướng dẫn 8 bước của quy trình quản lý sản phẩm tối ưu

Các phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả trong doanh nghiệp

Cụ thể, quá trình quản trị sản xuất sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp tổ chức dây chuyền

Tính liền mạch là đặc điểm cốt yếu trong dây chuyền sản xuất. Muốn đảm bảo được tính chất này, điều kiện cần là nhà quản lý cần chia nhỏ quá trình sản xuất thành từng công đoạn nhỏ theo một tuần tự hợp lý nhất với một quan hệ chặt chẽ về thời gian sản xuất. Mỗi nơi làm việc được phân công chuyên trách cho một công đoạn cụ thể của cả dây chuyền. Do đó, nơi làm việc sẽ được trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị chuyên dụng, hoạt động với chế độ hợp lý và trình độ tổ chức lao động cao. 

Phương pháp quản lý sản xuất theo nhóm

Đặc trưng của phương pháp quản lý theo nhóm là không thiết kế quy trình công nghệ, trang bị dụng cụ máy móc sản xuất chi tiết mà tổ chức chung cho cả nhóm. Dựa vào các chi tiết tổng hợp để sử dụng cho cùng một nhóm trong cùng một lần điều chỉnh máy. 

Phương pháp đơn chiếc

Tổ chức sản xuất sản phẩm đơn chiếc hay từng đơn đặt hàng nhỏ tức là nhà quản trị không lập quy trình công nghệ tỉ mỉ cho từng sản phẩm. Thay vào đó là quy định cho những công việc chung. 

Các mô hình tổ chức quản lý sản xuất

Có 2 loại mô hình quản lý hoạt động sản xuất cụ thể là:

Các mô hình tổ chức quản lý sản xuất phổ biến hiện nay

Các mô hình tổ chức quản lý sản xuất phổ biến hiện nay

Mô hình quản lý sản xuất cơ bản

Bao gồm:

  • Bộ phận quản lý: giám đốc, trưởng - phó phòng sản xuất đầu não có nhiệm vụ đưa ra kế hoạch khai thác hệ thống trang thiết bị, máy móc công nghệ, phân bổ nguồn lực đảm bảo đạt mục tiêu sản xuất đề ra. Bộ phận này còn có nhiệm vụ tham mưu với ban lãnh đạo trong việc hoạch định tổ chức sản xuất, đảm bảo quá trình vận hành xưởng, nhà máy trơn tru và hiệu quả. 
  • Bộ phận sản xuất chính: bộ phận trực tiếp đảm nhận chế tạo sản phẩm, tạo nên thành quả của doanh nghiệp. 
  • Bộ phận sản xuất phụ trợ: bộ phận hỗ trợ cho hoạt động của bộ phận sản xuất chính luôn diễn ra liên tục và đạt hiệu quả cao.
  • Bộ phận sản xuất phụ: bộ phận tận dụng các chế phẩm từ công đoạn sản xuất chính để chế tạo sản phẩm phụ.
  • Bộ phận phục vụ sản xuất: bộ phận có trách nhiệm cung ứng, vận chuyển và bảo quản nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm,... trong quá trình quản lý sản xuất.

Mô hình quản lý sản xuất theo chức năng

Bao gồm:

  • Bộ phận quản lý sản xuất: bộ phận đảm nhận các hoạt động lên lịch, phân tích hiệu suất, quản lý các giai đoạn sản xuất và hoạch định quy trình sản xuất sẽ diễn ra. 
  • Bộ phận quản lý kho: có chức năng quản lý kho thành phẩm và bán thành phẩm, kho nguyên vật liệu, quản lý tồn các công đoạn sản xuất doanh nghiệp.
  • Bộ phận quản lý chất lượng: kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu vào, đầu ra và trong cả quá trình sản xuất. Bộ phận này cần đảm bảo quá trình sản xuất được vận hành hiệu quả, trơn tru, tránh sai sót không đáng có. 
  • Bộ phận bảo trì, bảo dưỡng thiết bị: chịu trách nhiệm quản lý vật tư, thiết bị, phụ tùng và lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị máy móc.  
  • Bộ phận quản lý hiệu suất thiết bị tổng thể: bộ phận này có nhiệm vụ quản lý năng suất và hiệu quả vận hành của hệ thống máy móc, trang thiết bị. Từ đó tổng hợp, thống kê và đo lượng để xác định hiệu quả quản lý sản xuất, tiến độ sản xuất như kế hoạch đề ra và khắc phục vấn đề tồn đọng.

Tóm lại, quản lý sản xuất đạt hiệu quả sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết chia sẻ của Bizfly đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về quản lý hoạt động sản xuất toàn diện.

Bạn đã sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp BizCRM chưa?
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Xung đột giữa Sale và Marketing nay đã được hóa giải nhờ chọn đúng giải pháp này Chuyên mục Sự kiện

Những chính sách và quy định mới của Bizfly về sử dụng dịch vụ BizMail (Update 01/03/2024) Bizfly News

"SMART EDU" - Giải pháp thúc đẩy tuyển sinh và tương tác học viên toàn diện Báo chí

Khách hàng chia sẻ trải nghiệm với sản phẩm BizShop Bizfly News

"Bước vào thế giới sản phẩm BizShop - Hướng dẫn sử dụng từ A_Z" Bizfly News

Tại sao 81% Doanh nghiệp nước ngoài sử dụng CRM? Kiến thức về CRM

BizCRM - Giải pháp giúp tăng trưởng doanh thu trong thời đại số cho doanh nghiệp Kiến thức về CRM

Doanh nghiệp thay đổi như thế nào trước và sau khi triển khai crm? Kiến thức về CRM

9 dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp cần CRM để quản lý khách hàng Kiến thức về CRM

Quản lý doanh nghiệp là gì? Quy trình và phương pháp quản lý hiệu quả Quản trị

Top 10 chỉ số đo lường hiệu quả Marketing chính xác nhất hiện nay Marketing

Phân tích thị trường là gì? Tầm quan trọng và các bước phân tích thị trường Marketing

Chatbot là gì? Lý do nên dùng Chatbot trong kinh doanh Kiến thức về Chatbot

Leads là gì và cách để chuyển đổi Lead trong Marketing sang Sale hiệu quả Bán hàng

CRM là gì? Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng cho doanh nghiệp Kiến thức về CRM

8 cách quản lý data khách hàng thông minh và tối ưu cho doanh nghiệp Quản trị

Quy trình xây dựng hệ thống chatbot hiệu quả với 5 bước Kiến thức về Chatbot

Các bước xây dựng kịch bản email marketing giới thiệu doanh nghiệp Kiến thức Email Marketing

Cách tạo chatbot cho fanpage Facebook đơn giản, hiệu quả Kiến thức về Chatbot

Lỗi URL không hợp lệ: Nguyên nhân và 3 cách khắc phục nhanh chóng Marketing

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly