Hướng dẫn 8 bước của quy trình quản lý sản phẩm tối ưu

Thủy Nguyễn 14/03/2022

Hiện nay, việc xây dựng chiến lược quản lý sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bất kể một doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới thành lập thì đây vẫn là một trong những bài toán khó khăn khiến nhiều nhà quản trị phải đau đầu đi tìm lời giải.

Vậy chiến lược quản lý sản phẩm như thế nào được gọi là thành công? Cùng Bizfly đi tìm câu trả lời cho vấn đề này theo nội dung bài viết được chia sẻ ngay sau đây.

Vì sao doanh nghiệp phải có chiến lược quản lý sản phẩm?

Vì sao doanh nghiệp phải có chiến lược quản lý sản phẩm

Vì sao doanh nghiệp phải có chiến lược quản lý sản phẩm?

Trước khi đi vào nghiên cứu cách xây dựng chiến lược quản lý sản phẩm hiệu quả thì cùng Bizfly điểm qua những lý do mà việc quản lý sản phẩm quan trọng với doanh nghiệp như sau:

  • Đạt hiệu quả cao trong kinh doanh: Quản lý sản phẩm là cầu nối giữa người thiết kế và phát triển sản phẩm trong doanh nghiệp với khách hàng từ đó nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
  • Gia tăng trải nghiệm khách hàng: Với việc quản lý sản phẩm, doanh nghiệp có thể tập trung vào khách hàng tiềm năng của mình từ đó xây dựng những trải nghiệm tuyệt vời cho họ. Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động chăm sóc khách hàng hiện nay.
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm: Hiển nhiên việc doanh nghiệp đầu tư vào quản lý tốt sản phẩm của mình sẽ giúp tạo ra các sản phẩm chất lượng, phù hợp với yêu cầu từ phía khách hàng. Khi đã xác định được các yếu tố làm lên thành công cho sản phẩm của mình, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đưa ra các chiến lược phát triển tác động mạnh mẽ đến khách hàng tiềm năng.

Có thể bạn quan tâm: Vòng đời sản phẩm là gì? Các giai đoạn và cách kéo dài vòng đời sản phẩm

Các bước của quy trình quản lý sản phẩm tối ưu

Theo các chuyên gia phân tích, một quy trình quản lý sản phẩm tối ưu sẽ trải qua 9 bước như sau.

Bước 1: Tiến hành nghiên cứu thị trường

Điều đầu tiên khi tiến hành quản lý sản phẩm, doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu thị trường nhằm xác định rõ ràng thông tin về khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường. Và để kết quả phân tích được chính xác và khách quan, doanh nghiệp sẽ cần phải sử dụng cả dữ liệu mang tính định lượng và định tính.

Tiến hành nghiên cứu thị trường

Tiến hành nghiên cứu thị trường

Các kỹ thuật trong nghiên cứu thị trường như A/b testing, phân tích khách hàng, khảo sát khách hàng, nghiên cứu sản phẩm, thử nghiệm tiếp thị… cũng cần đảm bảo được áp dụng sao cho phù hợp và hữu ích.

Bước 2: Xây dựng chiến lược cho sản phẩm

Bước tiếp theo trong quy trình quản lý sản phẩm, nhà quản trị sẽ phải nghiên cứu và xây dựng chiến lược cho sản phẩm sao cho hiệu quả.

Chiến lược sản phẩm hiểu đơn giản đó là việc doanh nghiệp đưa ra các quyết định về sản phẩm bao gồm sản xuất, cung cấp sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, đánh giá lại và phát triển sản phẩm mới… Ở bước này, doanh nghiệp cũng cần phải có một kế hoạch tiếp thị phù hợp với các chiến lược đa dạng, từ nhận diện thương hiệu, thị trường ngách, mô hình kinh doanh, cơ hội và rủi ro cho đến chiến lược phân phối…

Bước 3: Phát triển sản phẩm và ra mắt sản phẩm

Đây là giai đoạn doanh nghiệp sẽ tiến hành thiết kế và thử nghiệm chất lượng của sản phẩm trên thị trường mục tiêu. Quá trình phát hành sản phẩm sẽ bao gồm các hoạt động xây dựng quản lý cơ hội bán hàng, xúc tiến thương mại, quản lý hàng tồn, định giá và quản trị rủi ro…

Cùng tìm hiểu thêm về Quản lý cơ hội bán hàng: Khái niệm, lợi ích và quy trình được chia sẻ bởi chuyên gia Bizfly nhằm làm rõ nhiệm vụ trong giai đoạn thu hút khách hàng và chốt giao dịch.  

Bước 4: Xây dựng thương hiệu

Sau khi đã tung sản phẩm ra ngoài thị trường, điều quan trọng tiếp theo mà doanh nghiệp cần thực hiện là phải làm thế nào khắc sâu hình ảnh thương hiệu vào trong trí nhớ của khách hàng để chỉ cần thấy sản phẩm là đã có thể nhận ra thương hiệu của mình. Để xây dựng thương hiệu thành công, chúng ta cũng sẽ cần trải qua các giai đoạn như đặt tên cho thương hiệu, nhận diện thương hiệu, định vị thương hiệu và nâng cao lòng trung thành của khách hàng.

Bước 5: Quảng bá sản phẩm

Bước tiếp theo cũng quản lý sản phẩm đó chính là xây dựng các chương trình khuyến mãi để thu hút và quảng bá sản phẩm tốt hơn. Mục tiêu lúc này chính là khơi gợi lên sự quan tâm từ phía người dùng đến thương hiệu đồng thời có các chiến dịch hỗ trợ thúc đẩy bán hàng hiệu quả.

 Quảng bá sản phẩm

 Quảng bá sản phẩm

Bước 6: Phân phối sản phẩm

Làm cách nào để lựa chọn kênh phân phối sản phẩm tốt nhất đến khách hàng mục tiêu của mình cũng là việc doanh nghiệp cần chú ý đặc biệt. Quy trình này cần phải được kết hợp một cách chặt chẽ với các kênh tiếp thị của công ty từ kênh bán lẻ, mạng lưới quan hệ cá nhân hay từ phía các đại lý, đối tác chiến dịch…

Bước 7: Xây dựng quy trình bán hàng

Xây dựng quy trình bán hàng nằm trong giai đoạn cuối của việc quản lý sản phẩm. Lúc này, doanh nghiệp cần tập trung vào xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng của mình với mục đích mang lại lợi ích trong thỏa thuận thương mại giữa các bên.

Bước 8: Thu thập phản hồi của khách hàng

Thu thập phản hồi của khách hàng được xem là bước cuối cùng quản việc quản lý sản phẩm và là bước quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng sản phẩm ở thời điểm hiện tại và phát triển vượt bậc trong tương lai.

Việc thu thập ý kiến của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận lại những điểm yếu kém cũng như lợi ích, tính năng hữu ích của sản phẩm từ đó có phương án khắc phục và sửa đổi sao cho sản phẩm mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng.

Các kỹ năng cần có để quản lý sản phẩm hiệu quả

Để quản lý sản phẩm hiệu quả, bên cạnh việc xây dựng quy trình quản lý hiệu quả thì nhà quản trị cũng cần trau dồi những kiến thức và kỹ năng để có thể giải quyết bài toán này một cách tối ưu.

Các kỹ năng cần có để quản lý sản phẩm hiệu quả

Các kỹ năng cần có để quản lý sản phẩm hiệu quả

Kỹ năng tiếp thị

Không chỉ trong quản lý sản phẩm mà bất kể một hoạt động nào liên quan đến kinh doanh của công ty cũng cần đến kỹ năng tiếp thị. Một nhà quản trị với kỹ năng tiếp thị đỉnh cao sẽ kết nối được với khách hàng tiềm năng hiệu quả từ đó đạt kết quả cao trong các chiến lược Marketing hay các chiến dịch truyền thông sản phẩm.

Kỹ năng kể chuyện

Kỹ năng kể chuyện mang đến cho nhà quản trị khả năng truyền tải thông điệp và cảm hứng về sản phẩm đến khách hàng hiệu quả. Thông qua các cuộc trao đổi trực tiếp, phỏng vấn hay nghiên cứu thị trường, các nhà quản trị có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng từ đó đưa ra các câu chuyện thương hiệu phù hợp nhất.

Đọc thêm: Branding là gì? Các yếu tố quan trọng trong xây dựng Branding

Những thông tin chia sẻ trong bài viết trên đây hy vọng đã phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách quản lý sản phẩm một cách hiệu quả để từ đó mang lại giá trị cao trong hoạt động kinh doanh của tổ chức. Hãy tìm ra phương án quản lý phù hợp với sản phẩm chủ chốt của doanh nghiệp từ đó phát huy tối đa chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm cho khách hàng.

Bạn đã sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp BizCRM chưa?
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly