15 xu hướng chuyển đổi số trong năm 2024

Nguyễn Hữu Dũng 16/07/2024

Trước thời đại phát triển hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ và dần áp dụng các xu hướng chuyển đổi số trong năm 2024. Nhờ vào những công nghệ này, các công ty có thể cải thiện hiệu quả hoạt động và tạo ra các trải nghiệm khách hàng đột phá. Qua bài viết dưới đây, bạn hãy cùng Bizfly điểm qua 15 xu hướng chuyển đổi số mới nhất nhé.

1. Tích hợp trí tuệ nhân tạo và học máy

Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML) đang đóng vai trò trung tâm trong cuộc cách mạng số năm 2024. Hiện nay, 2 xu hướng này đã được nhiều công ty áp dụng để khai thác và phân tích các tập dữ liệu lớn. Dưới đây là một số ứng dụng của xu hướng này:

  • Tự động hóa quy trình kinh doanh:

AI và ML giúp tự động hóa các quy trình kinh doanh phức tạp, từ quản lý chuỗi cung ứng, dịch vụ khách hàng đến xử lý dữ liệu tài chính. Ngoài ra, các hệ thống tự động hóa bằng AI có thể giảm thiểu sai sót, tăng hiệu quả và giảm chi phí cho doanh nghiệp.

  • Phân tích dữ liệu và dự đoán

AI và ML có khả năng phân tích khối lượng dữ liệu lớn, phát hiện các mẫu và xu hướng mà con người có thể bỏ sót. Đồng thời, các mô hình học máy có thể dự đoán hành vi của khách hàng, xu hướng thị trường và rủi ro kinh doanh, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh hơn.

  • Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Sử dụng AI để cá nhân hóa dịch vụ, từ gợi ý sản phẩm đến hỗ trợ khách hàng qua chatbots. Các hệ thống AI có thể học từ hành vi của khách hàng để cung cấp trải nghiệm tùy chỉnh và tối ưu hơn.

Xu hướng chuyển đổi số 2024
Trí tuệ nhân tạo đang đóng vai trò trung tâm trong cuộc cách mạng số

2. Trí tuệ nhân tạo tạo sinh tiếp tục phát triển

Vào năm 2024, trí tuệ nhân tạo tạo sinh sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và làm thay đổi nền tảng của nhiều ngành nghề. So với hệ thống AI truyền thống, công nghệ này không chỉ mô phỏng mà còn mang lại những cải tiến vượt bậc để cho ra sản phẩm tinh tế và phức tạp hơn. Dưới đây là một số ứng dụng chính của Generative AI:

  • Tự động hóa nội dung

Các công ty truyền thông và nội dung sử dụng Generative AI để sản xuất bài viết, video và các tài liệu quảng cáo. Điều này giúp giảm đáng kể thời gian và chi phí sản xuất.

  • Hỗ trợ đưa ra các quyết định

Trong ngành tài chính và bảo hiểm, Generative AI giúp tổng hợp và phân tích dữ liệu để tạo ra các báo cáo phân tích tài chính. Điều này sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng.

  • Mô phỏng và dự đoán

Trong y tế và dược phẩm, Generative AI được sử dụng để mô phỏng các thử nghiệm lâm sàng và dự đoán hiệu quả của thuốc. Từ đó, các đơn vị có thể tăng tốc độ phát triển sản phẩm và cải thiện tình trạng bệnh lý cho bệnh nhân.

3. Các ứng dụng thông minh được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

Một trong những xu hướng chuyển đổi số trong năm 2024 là sự bùng nổ của các ứng dụng thông minh trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để cập nhật thêm thông tin về các ứng dụng này, bạn hãy cùng Bizfly tìm hiểu ngay nhé!

Các chatbot được hỗ trợ bởi AI

Chatbot AI đang trở thành một xu hướng mới trong nhiều lĩnh vực như chăm sóc khách hàng, giáo dục và giải trí nhờ khả năng tương tác tự nhiên và hiểu biết ngữ cảnh sâu sắc. Ví dụ, điển hình về ứng dụng này trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng là việc triển khai chatbot trong ngân hàng để cung cấp các dịch vụ trực tuyến 24/7.

Xu hướng chuyển đổi số 2024
Chatbot AI đang trở thành một xu hướng mới trong nhiều lĩnh vực

Trợ lý giọng nói

Công nghệ trợ lý giọng nói dần trở thành xu hướng chuyển đổi số trong năm 2024 và được ứng dụng trong nhiều trường hợp. Các trợ lý ảo như Siri, Google Assistant và Alexa đã được cải tiến để hiểu và phản hồi các lệnh một cách tự nhiên hơn. 

Ví dụ, trợ lý giọng nói Alexa đang được tích hợp vào hệ thống quản lý sức khỏe cá nhân trong y tế. Nhờ đó, bệnh nhân có thể theo dõi lịch uống thuốc, tái khám hoặc được hướng dẫn sơ cứu khi cần thiết.

Hệ thống tìm kiếm thông minh

Ngày nay, nhiều hệ thống tìm kiếm dần trở nên thông minh hơn nhờ được ứng dụng công nghệ AI, học máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Chẳng hạn, khi bạn tìm kiếm một thông tin bất kỳ, công cụ tìm kiếm có thể hiểu được ý đồ của bạn ngay lập tức. 

4. Công nghệ điện toán đám mây

Thị trường điện toán đám mây đang trở thành chủ đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Ngành trung tâm dữ liệu tại Việt Nam được dự đoán có sự tăng trưởng mạnh mẽ lên đến 10,68% từ năm 2022 đến 2028. 

Ví dụ, công nghệ điện toán đám mây của Bizfly cung cấp các giải pháp phân tích dữ liệu lớn. Điều này cho phép các doanh nghiệp khai thác lượng data khổng lồ nhằm đưa ra quyết định hoạt động hiệu quả hơn. 

5. Công nghệ 5G Internet vạn vật (IoT)

Mạng 5G đã mở ra một kỷ nguyên mới cho kết nối internet và thúc đẩy sự phát triển của nhiều ứng dụng. Tốc độ cao và độ trễ thấp của 5G tạo điều kiện lý tưởng cho việc triển khai các giải pháp Internet vạn vật (IoT). Nhờ đó, con người có thể tương tác với công nghệ nhanh chóng và cải thiện chất lượng dịch vụ cho nhiều ngành công nghiệp như sản xuất, y tế,...

Trong ngành y tế, sự kết hợp giữa công nghệ 5G và Internet vạn vật (IoT) đã mở rộng khả năng chăm sóc sức khỏe từ xa. Điển hình, các thiết bị đeo thông minh hiện đại được trang bị cảm biến chính xác có khả năng giám sát các chỉ số sức khỏe quan trọng của người dùng như nhịp tim, huyết áp và mức oxy trong máu. 

Xu hướng chuyển đổi số 2024
Mạng 5G đã mở ra một kỷ nguyên mới cho kết nối internet 

6. Ưu tiên đầu tư vào an ninh mạng 

Trong thời đại số hóa mạnh mẽ như hiện nay, an ninh mạng không còn là một lựa chọn mà đã trở thành một yếu tố thiết yếu đối với mọi doanh nghiệp. Sau đây là những xu hướng đổi mới trong an ninh internet mà nhiều công ty đã áp dụng. 

Phát hiện mối đe dọa dựa trên AI

Nhờ vào khả năng phân tích nhanh và chính xác, AI đã trở thành một công cụ lý tưởng để tăng cường an ninh mạng. Cụ thể, AI có thể phân tích dữ liệu lớn và nhận diện các mẫu hành vi bất thường. Sau đây là những ưu điểm nổi bật của công nghệ AI trong việc phát hiện các mối đe dọa lớn:

  • Hệ thống IDS (Intrusion Detection System) và IPS (Intrusion Prevention System) hỗ trợ bởi AI: Các hệ thống này áp dụng công nghệ học máy để theo dõi và ngăn chặn hành vi đáng ngờ hoặc bất thường trước khi chúng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
  • Ứng dụng AI trong phân tích hành vi người dùng và thực thể (UEBA): Công nghệ này tận dụng trí tuệ nhân tạo để giám sát, phân tích các mẫu hành vi của người dùng và thiết bị. Điều này giúp nhiều doanh nghiệp phát hiện ra các dấu hiệu bất thường hoặc mối đe dọa tiềm tàng.

Công nghệ mã hóa tiên tiến

Công nghệ mã hóa tiên tiến đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ dữ liệu nhạy cảm. Bằng cách áp dụng các lớp mã hóa nhiều tầng, công nghệ này giúp đảm bảo rằng dữ liệu vẫn được bảo mật an toàn kể cả trong trường hợp thông tin bị đánh cắp.

Xu hướng chuyển đổi số 2024
Công nghệ mã hóa tiên tiến đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ dữ liệu

Chương trình đào tạo nhân viên

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã tổ chức các chương trình đào tạo nhân viên về an ninh mạng để nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng ngừa cho toàn bộ tổ chức. Các khóa học này cung cấp cho người lao động những kiến thức cần thiết để nhận biết và phản ứng trước các mối đe dọa phổ biến như lừa đảo qua email hoặc các cuộc tấn công mạng tinh vi. Ví dụ:

  • Các khóa đào tạo về nhận thức an ninh mạng: Những khóa học này trang bị cho nhân viên kiến thức cơ bản về an ninh mạng. Từ đó, người lao động có thể nhận biết và ngăn chặn hiệu quả các mối đe dọa an ninh thông tin thường gặp.
  • Huấn luyện qua mô phỏng tình huống phishing: Chương trình này cung cấp cho nhân viên cơ hội thực hành để phát hiện và xử lý an toàn các cuộc tấn công phishing giả định. Qua đó, người lao động có thể nâng cao năng lực phản ứng trước những tình huống tấn công thực tế.
  • Đào tạo bổ sung và cập nhật định kỳ: Doanh nghiệp cần trang bị kiến thức mới nhất về các xu hướng đe dọa an ninh mạng và phương pháp phòng vệ hiện đại thông qua các buổi đào tạo định kỳ cho nhân viên.

7. Công nghệ chuỗi khối

Khi nhắc đến xu hướng chuyển đổi số trong năm 2024, nhiều doanh nghiệp sẽ nghĩ ngay đến việc ứng dụng công nghệ chuỗi khối vào quy trình hoạt động. Blockchain là cấu trúc dữ liệu được liên kết và bảo mật bằng mã hóa. 

Cụ thể, công nghệ chuỗi khối sẽ hoạt động như một sổ cái phân tán và lưu trữ thông tin về các giao dịch một cách công khai. Cùng Bizfly tìm hiểu đâu là những ứng dụng phổ biến của blockchain mà bạn có thể áp dụng nhé. 

Quản lý chuỗi cung ứng

Trong quản lý chuỗi cung ứng, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng công nghệ chuỗi khối để theo dõi sản phẩm từ nơi sản xuất đến điểm giao hàng cuối cùng. Điều này không chỉ đảm bảo tính xác thực của sản phẩm mà còn tăng cường minh bạch trong toàn bộ quá trình sản xuất và phân phối. Một số ví dụ cụ thể về cách thức blockchain quản lý chuỗi cung ứng là:

  • Quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Blockchain theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất như nguyên liệu đầu vào, thời gian sản phẩm đến tay người tiêu dùng,... Điều này cho phép doanh nghiệp kiểm tra nguồn gốc và đảm bảo nguồn gốc của sản phẩm.
  • Phòng chống hàng giả: Blockchain là công cụ hiệu quả trong việc xác thực sản phẩm, giúp phát hiện và loại bỏ hàng giả, bảo vệ thương hiệu và người tiêu dùng.

Xác minh danh tính

Hiện nay. nhiều doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ xác minh danh tính hiện đại như sinh trắc học và xác minh đa yếu tố để cung cấp các giải pháp an toàn và minh bạch cho khách hàng. Việc triển khai các giải pháp xác minh hiệu quả giúp đảm bảo rằng chỉ những người dùng hoặc tổ chức xác thực mới có thể truy cập vào dữ liệu và dịch vụ. Ví dụ như:

  • Quản lý danh tính qua Blockchain: Blockchain cung cấp giải pháp lưu trữ và quản lý thông tin cá nhân một cách an toàn và bảo mật. Nhờ đó, người dùng có thể tự quản lý dữ liệu của mình và chia sẻ cho bên thứ ba khi cần thiết.
  • Phòng chống gian lận danh tính: Sử dụng Blockchain để xác minh danh tính giúp giảm thiểu nguy cơ gian lận trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, tuyển dụng và cung cấp dịch vụ công. Công nghệ này đảm bảo rằng thông tin của bạn là chính xác và không bị xâm phạm.

Hệ thống bỏ phiếu

Việc tạo ra một hệ thống bầu cử an toàn, minh bạch và chống gian lận là vô cùng quan trọng trong việc duy trì niềm tin vào quá trình dân chủ. Các công nghệ hiện đại như mã hóa và blockchain có thể được tích hợp vào hệ thống bỏ phiếu để đảm bảo tính xác thực của mỗi phiếu bầu và giảm thiểu nguy cơ gian lận. Một số ví dụ cụ thể như:

  • Bỏ phiếu điện tử qua Blockchain: Công nghệ Blockchain mang đến giải pháp bầu cử điện tử an toàn và minh bạch. Trong đó, mỗi phiếu bầu sẽ được ghi lại trên chuỗi khối và không thể bị chỉnh sửa hay xóa bỏ sau khi đã được gửi đi.
  • Kiểm tra và theo dõi phiếu bầu: Người bỏ phiếu có thể kiểm tra một cách độc lập xem phiếu của mình đã được ghi nhận hay chưa mà không cần tiết lộ danh tính cá nhân.

Quản lý quyền sở hữu trí tuệ

Hiện nay, nhiều tổ chức có thể sử dụng công nghệ chuỗi khối để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như bằng sáng chế, bản quyền và tác phẩm nghệ thuật. Cụ thể, các hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ quản lý quyền truy cập và bảo vệ các sản phẩm khỏi việc sao chép hoặc sử dụng trái phép. Ứng dụng cụ thể của blockchain trong việc quản lý quyền sở hữu trí tuệ là:

  • Đăng ký bản quyền với Blockchain: Blockchain cung cấp nền tảng đáng tin cậy cho các nghệ sĩ và nhà sáng tạo để đăng ký và quản lý quyền sở hữu trí tuệ của họ. Qua đó, mọi giao dịch và quyền sở hữu sẽ được ghi lại một cách minh bạch và không thể thay đổi để nâng cao tác quyền cho sản phẩm.
  • Quản lý quyền sử dụng qua hợp đồng thông minh: Sử dụng hợp đồng thông minh trên nền tảng Blockchain cho phép tự động hóa quá trình cấp phép và quản lý việc sử dụng nội dung số. Điều này đảm bảo rằng các bên liên quan như nghệ sĩ và nhà xuất bản được thanh toán bản quyền một cách chính xác và kịp thời.

Ngành y tế

Các hệ thống thông tin sức khỏe điện tử tiên tiến sẽ được thiết kế để bảo vệ thông tin cá nhân của bệnh nhân khỏi các cuộc tấn công mạng. Đồng thời, công nghệ chuỗi khối cho phép các bác sĩ và nhân viên y tế truy cập nhanh chóng và dễ dàng vào dữ liệu này để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe kịp thời. Ứng dụng cụ thể của blockchain trong y tế là:

  • Quản lý hồ sơ y tế điện tử: Hồ sơ y tế được mã hóa và chỉ có các bên được ủy quyền mới có quyền truy cập. Điều này giúp bảo mật thông tin của bệnh nhân và tạo điều kiện cho nhiều bệnh viện hiểu được tình trạng người bệnh một cách nhanh chóng. 
  • Theo dõi chuỗi cung ứng dược phẩm: Blockchain cải thiện đáng kể khả năng theo dõi và xác minh nguồn gốc của các sản phẩm dược phẩm. Việc áp dụng công nghệ này giúp ngăn chặn hiệu quả tình trạng hàng giả và đảm bảo chất lượng của thuốc.
Xu hướng chuyển đổi số 2024
Các hệ thống thông tin sức khỏe được thiết kế để bảo vệ thông tin cá nhân

8. Xu hướng điện toán biên

Điện toán biên đang trở thành một xu hướng không thể thiếu trong sự phát triển của nhiều ngành như du lịch, vận tải, năng lượng, chăm sóc sức khỏe và ngân hàng. Theo báo cáo từ MarketsandMarkets, thị trường điện toán biên toàn cầu đã đạt giá trị 3,6 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ tăng lên đến 15,7 tỷ USD vào năm 2025. 

Điểm mạnh của điện toán biên bao gồm khả năng đáp ứng dữ liệu cực kỳ nhanh do xử lý dữ liệu ngay tại nguồn. Nhờ vậy, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu lượng dữ liệu cần chuyển đi nhờ vào các dịch vụ ứng dụng biên. Điều này cũng giúp giảm bớt tình trạng tắc nghẽn trong truyền tải và xử lý dữ liệu.

9. Công nghệ bản sao kỹ thuật số (Digital Twin)

Trong năm 2024, công nghệ bản sao kỹ thuật số đang trở thành xu hướng chuyển đổi số chủ đạo và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, chăm sóc sức khỏe,... Đây là quá trình tạo ra phiên bản kỹ thuật số của một đối tượng vật lý trong thế giới thực.

Thấu hiểu sâu hơn về hoạt động

Công nghệ bản sao kỹ thuật số cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn vào hoạt động của các đối tượng vật lý. Ví dụ, một nhà máy sản xuất ô tô sử dụng Digital Twin để mô phỏng toàn bộ dây chuyền lắp ráp. Điều này cho phép họ thu thập dữ liệu từ mỗi giai đoạn sản xuất, sau đó phân tích hiệu suất và tìm ra các phương án bảo trì trước khi các vấn đề xảy ra.

Dự đoán rủi ro tiềm tàng

Bản sao kỹ thuật số cho phép doanh nghiệp mô phỏng các tình huống khác nhau. Điều này giúp các công ty dự đoán và phòng ngừa các rủi ro trước khi chúng trở thành vấn đề lớn. Ví dụ, trong ngành năng lượng, Digital Twin được sử dụng để mô phỏng hoạt động của các trạm phát điện. 

Bằng cách tạo ra các mô hình ảo của các tuabin gió hoặc nhà máy nhiệt điện, các kỹ sư có thể thử nghiệm nhiều tình huống khác nhau như sự cố thiết bị hoặc điều kiện thời tiết khắc nghiệt để phòng ngừa rủi ro. 

Ra quyết định sáng suốt

Công nghệ này hỗ trợ các nhà quản lý trong việc đưa ra quyết định bằng cách cung cấp các mô hình ảo để đánh giá và so sánh. Trong ngành y tế, Digital Twin có thể mô phỏng chi tiết hệ thống sinh học của một cá nhân. Từ đó, các bác sĩ sẽ dễ dàng phân tích và dự đoán phản ứng của bệnh nhân với các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khác nhau.

10. Mua sắm tương tác và cá nhân hóa

Mua sắm tương tác và cá nhân hóa là xu hướng ngày càng phát triển trong lĩnh vực bán lẻ và thương mại điện tử, nhằm tối ưu hóa trải nghiệm của người tiêu dùng thông qua các công nghệ số và dữ liệu cá nhân. Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật và ví dụ minh họa về xu hướng này:

Thử nghiệm sản phẩm ảo

Thử nghiệm sản phẩm ảo là việc sử dụng công nghệ để khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm một cách sống động thông qua các công cụ như thực tại ảo (AR) hoặc thực tại mở rộng (XR). 

Ví dụ, một ứng dụng mua sắm thời trang sử dụng công nghệ AR để cho phép người dùng thử các mẫu quần áo và phụ kiện trực tiếp trên hình thể của họ. Khách hàng có thể điều chỉnh kích cỡ, màu sắc và kiểu dáng của sản phẩm để xem trước những thay đổi mà họ có thể muốn thực hiện trước khi đặt hàng.

Xu hướng chuyển đổi số 2024
Người tiêu dùng có thể tham gia vào một môi trường mua sắm ảo

Hỗ trợ khách hàng nâng cao

Hỗ trợ khách hàng nâng cao là việc sử dụng các công nghệ và dữ liệu để cung cấp dịch vụ hỗ trợ chất lượng cao và cá nhân hóa hơn cho người tiêu dùng. Ví dụ, một trang web bán lẻ sử dụng chatbot AI để giúp khách hàng tìm kiếm sản phẩm, cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm và hướng dẫn mua hàng.

11. Chuyển đổi số bền vững

Chuyển đổi số bền vững là quá trình áp dụng công nghệ số để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và xã hội một cách bền vững, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và đảm bảo phát triển lâu dài. Dưới đây là một số hoạt động cụ thể về chuyển đổi số bền vững:

Tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng

Tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng trong chuyển đổi số bền vững bao gồm việc áp dụng công nghệ tiên tiến để giảm sự lãng phí năng lượng trong các hoạt động sản xuất, vận hành và tiêu dùng. Ví dụ, công ty sản xuất áp dụng hệ thống IoT và AI để tự động hóa quá trình sản xuất, từ đó giảm thiểu lượng năng lượng tiêu thụ không cần thiết.

Giảm thiểu rác thải điện tử

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng sẽ tập trung vào việc giảm thiểu rác thải điện tử bằng cách khuyến khích tái chế thiết bị, kéo dài tuổi thọ của sản phẩm và sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường. Ví dụ, các công ty công nghệ thúc đẩy việc tái chế và sử dụng lại các linh kiện điện tử. 

Áp dụng công nghệ xanh

Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ xanh cũng được các tổ chức ưu tiên hàng đầu bằng cách lựa chọn các giải pháp công nghệ có mức tiêu thụ năng lượng thấp. Ví dụ, các công ty công nghệ đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ như năng lượng tái tạo, hệ thống điện thông minh và các giải pháp xử lý nước thải thông minh.

12. Máy tính lượng tử (Quantum computing)

Máy tính lượng tử được dự báo sẽ là một trong những xu hướng chuyển đổi số trong năm 2024 và đóng vai trò chủ chốt nhờ khả năng tính toán vượt trội so với máy tính cổ điển. Sử dụng qubit cho phép máy tính lượng tử thực hiện phép tính ở nhiều trạng thái cùng một lúc. Điều này sẽ giúp xử lý và giải quyết các bài toán phức tạp một cách nhanh chóng. 

Nhờ vào khả năng thực hiện các phép tính và mô phỏng cực kỳ chính xác, máy tính lượng tử sẽ giúp các ngành như khoa học, y tế, an ninh mạng và quốc phòng thay đổi một cách mạnh mẽ. Điều này không chỉ thúc đẩy nghiên cứu khoa học mà còn cải thiện các phương pháp chẩn đoán và điều trị trong y tế, tăng cường an ninh thông tin và đảm bảo an toàn quốc gia. 

Xu hướng chuyển đổi số 2024 - máy tính lượng tử
Máy tính lượng tử có khả năng thực hiện các phép tính và mô phỏng cực kỳ chính xác

13. Kinh doanh dựa trên dữ liệu

Phân tích dữ liệu đang trở thành một bước tiến quan trọng trong việc cải thiện quy trình quản lý và tối ưu hóa dữ liệu trong kinh doanh. Thông qua việc sử dụng dữ liệu để ra quyết định, các doanh nghiệp sẽ đưa ra các lựa chọn đúng đắn hơn. 

Ngoài ra, nhờ vào việc áp dụng phương pháp phân tích dữ liệu, doanh nghiệp có thể nghiên cứu hành vi và sở thích của khách hàng để hiểu biết sâu sắc về nhu cầu của người tiêu dùng.

Phân tích dữ liệu giúp doanh nghiệp có thể nghiên cứu hành vi của khách hàng

14. Tự động hóa RPA (Robotic Process Automation) 

RPA (Robotic Process Automation) là công nghệ cho phép tự động hóa các quy trình kinh doanh bằng cách sử dụng phần mềm hoặc robot (bot) máy tính để thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại một cách tự động và có tính chính xác cao. 

Bên cạnh đó, các ứng dụng RPA dành cho thiết bị Android, iPhone và Web OS đang được triển khai rộng rãi trong lĩnh vực tài chính để cải thiện hiệu suất và quản lý rủi ro tài chính. RPA không chỉ giúp tự động hóa quá trình cấp và quản lý thẻ tín dụng mà còn hỗ trợ trong việc xác minh và đánh giá tài liệu khách hàng. 

Xu hướng chuyển đổi số 2024 - RPA
RPA là công nghệ cho phép tự động hóa các quy trình 

Bài viết đã chia sẻ đến bạn 15 xu hướng chuyển đổi số trong năm 2024 được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tất cả những xu hướng này hứa hẹn mang lại những cơ hội mới và thách thức đối với các công ty trong tương lai. Nếu cần cập nhật thêm thông tin liên quan đến chủ đề này, bạn hãy liên hệ Bizfly ngay nhé!

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly