2020 - 2021: Thời điểm bùng nổ của dịch vụ giao đồ ăn tận nơi
Hình thức Giao đồ ăn (Food Delivery) đã phát triển từ những năm 1995 và có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc. Với sự phổ biến của điện thoại bàn, điện thoại di động, website hay các ứng dụng điện thoại thông minh, hình thức Giao đồ ăn ngày càng được nhiều thực khách lựa chọn - đặc biệt là trong bối cảnh người tiêu dùng đề cao sự tiện lợi, yêu thích việc ăn tại nhà hoặc tại văn phòng làm việc.
Từ trước đến nay, hình thức đặt đồ ăn trực tuyến vẫn luôn hiện diện và tồn tại song song với kinh tế mặt bằng, tuy nhiên chưa thực sự bùng nổ, thậm chí có khi bị cửa hàng vật lý lấn lướt - đặc biệt là với các món ăn sang trọng hoặc phù hợp dùng tại chỗ.
Cú huých của Đại dịch toàn cầu đã giúp hình thức bán hàng "không tiếp xúc" lên ngôi. Trong năm 2020 - 2021, ngành F&B chịu một cú shock lớn do tác động của đại dịch COVID - 19. Chưa bao giờ chúng ta chứng kiến sự chao đảo của các mặt bằng kinh doanh ăn uống đến như vậy.
Hàng quán buộc phải đóng cửa, công suất phục vụ tại chỗ giảm, nhiều thương hiệu lớn như Soya Garden, Vuvuzela phải đóng cửa các cơ sở, rao bán, sang nhượng mặt bằng, người tiêu dùng nảy sinh tâm lý lo sợ và hạn chế ra ngoài, việc sụt giảm thu nhập cũng ảnh hưởng lớn đến quyết định chi tiêu cho ăn uống bên ngoài của họ.
“Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhà hàng xin phép được đóng cửa để thực hiên theo chủ trương của Chính phủ. Nhà hàng sẽ thông báo mở cửa trở lại khi có lịch. Xin trân trọng cám ơn quý khách” - Đây là thông báo quen thuộc nhất với các thực khách trong suốt thời gian qua
Khó khăn là vậy nhưng hầu hết các cơ sở kinh doanh ăn uống đều lựa chọn cầm cự qua dịch bằng sức mạnh của internet, chuyển sang mô hình kinh doanh online. Đây là mô hình giảm thiểu sự hiện diện về mặt vật lý - tức là các cửa hàng không có mặt bằng kinh doanh, tối đa sự hiện diện trên kênh trực tuyến với chủ đạo là đặt hàng online và giao hàng qua ứng dụng giao hàng của nhà bếp hoặc bên thứ 3.
Theo Euromonitor International, đến năm 2030 thị trường này có thể đạt trị giá 1.000 tỉ USD. Mô hình đang ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp dấn thân vào cuộc, tăng doanh thu trong khu vực gấp 13 lần so với năm 2015 (theo Google, Bain & Co, Temasek). Trong báo cáo từ khóa của Google Search trong năm 2020, Cụm từ " Dịch vụ vận chuyển tận nơi" tăng 40%.
Bên cạnh những tên tuổi lớn trong lĩnh vực Food Delivery, nhiều nhà hàng hoặc cơ sở kinh doanh ăn uống nhỏ lẻ đang tự xây dựng những kênh bán hàng và vận chuyển riêng trên Fanpage Facebook, Website, Hotline. Nếu như trước đây, những món ăn như nướng, lẩu, bún, phở hay món Tây, kem, tráng miệng thường chỉ thích hợp dùng tại chỗ, thì giờ đây nó đã được nhiều thực khách gọi về nhà, đi kèm là các dịch vụ cho thuê vật dụng chế biến từ nhà hàng. Sự tận tâm của các nhà hàng đã giúp quy trình chế biến, đóng gói, vận chuyển được hoàn thiện, đem lại sự hài lòng cho khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
Dưới sức ép của dịch bệnh cùng sự thay đổi lớn trong tâm lý, hành vi của thực khách, chủ kinh doanh nhận ra việc bán online không còn là một lựa chọn mà đã trở thành điều bắt buộc nếu muốn tồn tại. Đồng thời, họ cũng nhận thấy giá trị của việc tự xây dựng kênh bán online thay vì chỉ dựa vào các nền tảng giao hàng thứ 3 (Baemin, Now, GrabFood,...) khi công nghệ hỗ trợ đang ngày càng phổ biến và dễ dàng áp dụng.
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh khó có thể đoán trước. Bởi vậy, các chủ nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống cần xác định sống chung với đại dịch và có bước thay đổi linh hoạt trong cách bán hàng, ship hàng để không bị đình trệ kinh doanh.
Tham khảo Bộ giải pháp E-Shop dành cho Nhà hàng của Bizfly để thấy rõ hơn tầm quan trọng của một phần mềm tự động trong quản lý, vận hành nhà hàng online và ứng dụng kết hợp các công cụ tiếp thị khác nhau để tăng thu - giảm chi hiệu quả.