Trong kỷ nguyên số, Business Intelligence áp dụng để giúp quá trình kinh doanh của con người được mở rộng và thuận tiện hơn. Vậy Business Intelligence là gì và có vai trò của BI ra sao với doanh nghiệp hiện nay? Tất cả câu trả lời cho vấn đề này sẽ được Bizfly chia sẻ với nội dung bài viết tại đây.
Business Intelligence (BI) là quá trình áp dụng công nghệ để phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, cung cấp thông tin có giá trị, giúp nhà quản lý đưa ra quyết định thông minh và các chiến lược trong hoạt động kinh doanh. BI bao gồm việc thu thập, tổng hợp, phân tích và biến đổi dữ liệu, phân tích xu hướng và đưa ra dự đoán, phát hiện thông tin quan trọng. Sử dụng công cụ và kỹ thuật để khai thác, xử lý cơ sở dữ liệu nội bộ, khách hàng, thị trường, xã hội và các nguồn dữ liệu khác...
Các công cụ BI thường bao gồm các tính năng như truy vấn và khai phá dữ liệu, đánh giá hiệu suất, đưa ra dự đoán và tự động hóa. Ngoài ra, BI cũng thường được tích hợp với các công nghệ khác như dữ liệu lớn (big data), học máy (machine learning), và trí tuệ nhân tạo (AI) để đưa ra những hiểu biết và lời khuyên cụ thể cho các quyết định kinh doanh.
Business intelligence là quá trình sử dụng công nghệ để đưa ra chiến lược kinh doanh thông minh
Dưới đây Bizfly sẽ đưa ra thông tin về vai trò của business intelligence (BI) trong sự phát triển doanh nghiệp. Có thể nói, kinh doanh thông minh giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển và mở rộng của công ty.
Dữ liệu Business Intelligence thường được lưu trữ trong kho dữ liệu tổng của một doanh nghiệp hoặc các kho dữ liệu nhỏ tin dựa trên nguyên tắc liên kết với kho dữ liệu tổng. Hiện nay, dữ liệu phân tích và BI được phát triển dựa trên các hệ thống dữ liệu lớn. Trước khi thông tin hoàn chỉnh được hiển thị trong các phần mềm hay ứng dụng BI, dữ liệu thô sẽ được tổng hợp từ các hệ thống nguồn khác nhau và được chuyển đổi thông qua các công cụ quản lý chất lượng data, tích hợp data. Điều này đảm bảo tính nhất quán và chính xác giữa các nhóm BI và người dùng.
Những ngày đầu phát triển, với mức độ phức tạp, BI phù hợp sử dụng đối với các chuyên gia trong ngành CNTT. Họ thường sử dụng công cụ BI để tạo ra các bảng điều khiển, thiết kế các truy vấn và báo cáo cho người dùng. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ kéo theo những cải tiến ở các phần mềm BI và các công cụ khai thác dữ liệu, nhiều nhà phân tích kinh doanh, CEO và người lao động đã làm quen sử dụng công cụ này với mục đích làm nền tảng phát triển kinh doanh thông minh.
Môi trường Business Intelligence hiện đại cho phép người dùng thực hiện thiết kế trang tổng quan, trực quan hóa dữ liệu và truy vấn dữ liệu BI dựa trên hình thức tự phục vụ. Trong các chương trình BI, người dùng có thể thực hiện các hình thức phân tích chuyên sâu, cho phép khai thác dữ liệu, khai thác thống kê, phân tích văn bản, phân thích những dự đoán và big data. Một trong những ứng dụng được nhiều doanh nghiệp sử dụng đó là phân tích các trường hợp sẽ xảy ra trong kế hoạch kinh doanh khác nhau.
Sử dụng ứng dụng BI đòi hỏi người có chuyên môn phân tích, kinh doanh sâu sắc đối với dự án phân tích phức tạp. Cần được thực hiện bởi nhóm nhà thống kê, nhà khoa học dữ liệu, các chuyên gia phân tích và dự đoán mô hình nâng cao. Còn đối với những dự án nhỏ, doanh nghiệp chỉ cần có nhóm BI giám sát truy vấn và xử lý phân tích các dữ liệu kinh doanh đơn giản hơn.
5 thành phần chính của hệ thống kinh doanh thông minh
Business Intelligence thu thập, tổng hợp, phân tích và truyền tải thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh. Các thành phần chính của hệ thống Business Intelligence bao gồm:
Là quá trình tìm kiếm thông tin ẩn chứa trong các dữ liệu lớn và phức tạp. Quá trình này giúp các doanh nghiệp khám phá ra các thông tin mới, tiềm năng và đưa ra quyết định hiệu quả.
Tổng hợp dữ liệu thu thập, tổng hợp, lưu trữ các dữ liệu từ các nguồn khác nhau trong một kho dữ liệu duy nhất. Điều này giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng truy cập và sử dụng dữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Phân tích dữ liệu tìm ra các mẫu, xu hướng, quan hệ và thông tin giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định.
Báo cáo và truyền thông truyền tải thông tin và kết quả phân tích đến các bên liên quan bằng các báo cáo, biểu đồ, thuyết trình hoặc các công cụ khác.
Quản lý hiệu quả theo dõi, đo lường và cải tiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Dữ liệu của BI là dữ liệu tổng hợp từ nhiều nguồn, với nhiều định dạng khác nhau, thông tin phân tán. Bởi vậy, cốt lõi vận hành hệ thống BI là kho dữ liệu (Data Warehouse) và khai thác dữ liệu (Data Mining). Hệ thống này cho phép BI phân tích dữ liệu phức tạp một cách thông minh. Cung cấp tới người dùng những thông tin đã được sàng lọc, phân loại (classification), phân cụm (Clustering), dự đoán (Prediction) chính xác cao.
Nhiều người lầm tưởng rằng Business Intelligence (BI) chính là Business Analytics (BA) nhưng trên thực tế thì không phải thế. Vậy điểm khác biệt giữa Business Analytics và Business Intelligence là gì? Bizfly đã chia thành một số phạm trù cơ bản để bạn có thể so sánh hai khái niệm này.
Phân biệt giữa Business Analytics và Business Intelligence
Trên thực tế, BI và BA có thể hiểu là bổ sung cho nhau. Cả 2 phương pháp đều giúp người dùng đưa ra những quyết định chính xác cho các bộ phận liệu quan. Khi Business Analytics tập trung phân tích những dữ liệu nhỏ đang xảy ra trong doanh nghiệp thì Business Intelligence định hướng người dùng xây dựng các kế hoạch dài hạn, chiến lược cho tương lai từ các giải pháp phân tích dữ liệu lớn, giúp bạn có cái nhìn sâu sắc và bao quát.
Ngoài ra, Business Analytics (BA) có thể được thay thế bằng Data Analytics. Khác biệt ở chỗ phạm vi phân tích dữ liệu của Data Analytics sẽ lớn hơn, Business Analytics chỉ là tập con của phân tích dữ liệu. Chuyên viên BI Analyst (Business Intelligence Analyst) có thể thiết lập hay thay đổi mô hình doanh nghiệp nhờ vào việc phân tích và dự đoán các xu hướng trong tương lai.
Một số điểm khác biệt giữa Business Analytics và Business Intelligence:
Mục đích:
Phạm vi:
Công cụ và kỹ thuật:
Độ phức tạp:
Cindi Howson - Phó chủ tịch nghiên cứu tại Gartner (Tổ chức tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin) chia BI làm hai loại: BI truyền thống và BI hiện đại.
Các doanh nghiệp áp dụng hệ thống nào thì cũng cần xác định trước số lượng người dùng, tần suất báo cáo, xác định rõ mục tiêu kinh doanh và những loại báo cáo cần thiết cho việc quản lý và vận hành.
BI phát triển dựa trên nền tảng phân tích và xử lý dữ liệu thông minh, nên phần kỹ thuật sẽ được ưu tiên hơn. Tuy nhiên giá trị trả về cuối cùng đó là hiệu quả kinh doanh. Vậy nên khi làm BI, bạn cần nắm vững kiến thức công nghệ thông tin, các ngôn ngữ lập trình như SQL, Python, R, Scala, và Java và một số kĩ năng mềm như:
Hiện nay đã xuất hiện rất nhiều công cụ BI, phần mềm BI chuyên nghiệp, được tích hợp công nghệ hiện đại, hỗ trợ tối đa quá trình thực hiện kinh doanh thông minh. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện sử dụng của từng doanh nghiệp mà có sự lựa chọn phù hợp. Dưới đây là một số phần mềm BI phổ biến:
Bizfly đã giới thiệu đến bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về trí tuệ kinh doanh. Qua bài viết đã giải đáp thắc mắc cho bạn đọc Business Intelligence là gì, lợi ích cũng như quy trình để thực hiện nó. Từ đó bạn vận dụng thành công BI vào quá trình phát triển doanh nghiệp hiệu quả.
Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp