Nhà sáng tạo nội dung cập nhật cách kiếm tiền từ podcast nhằm mở rộng nguồn thu nhập. Dưới đây là chia sẻ của Bizfly về tiềm năng kinh doanh từ podcast và cách podcaster khai thác kinh doanh hiệu quả sẽ giúp bạn có góc nhìn rõ hơn về vấn đề này.
Trước khi nhận định tiềm năng kinh doanh từ podcast, chúng ta cùng xem xét một vài nghiên cứu sau đây:
Trong đó, nguồn mang lại doanh số ấn tượng cho podcast là quảng cáo. Doanh nghiệp hay cá nhân thực hiện quảng cáo trên podcast có thể tiếp cận lượng khán giả lớn, đồng thời thực hiện chiến lược tiếp thị theo phương thức độc đáo hơn.
Để có thể kiếm tiền từ podcast bạn có thể cân nhắc áp dụng các phương pháp sau đây:
Nhãn hàng tài trợ cho các chương trình podcast có mức độ phủ sóng cao đến đối tượng khách hàng mục tiêu mà mình nhắm đến nhằm mở rộng mối quan hệ và tạo dựng hình ảnh tốt tới cộng đồng.
Dựa vào mục đích kinh doanh này, podcaster/Influencer có thể biến dự án podcast của mình trở thành kênh kiếm tiền hiệu quả khi hợp tác cùng các đơn vị kinh doanh có sự tương đồng với sản phẩm, người dùng và mục tiêu phát triển.
Nhãn hàng sẽ đề nghị hình thức quảng cáo khi hợp tác theo từng dự án, có thể là gián tiếp hoặc trực tiếp.
Dù thực hiện quảng cáo gián tiếp hay trực tiếp, chúng tôi khuyên bạn nên xây dựng kịch bản có chứa thông tin quảng cáo phù hợp với mạch kể câu chuyện, xác định mức độ ưu tiên cụ thể cho thông tin chính. Việc làm này sẽ giúp bạn luôn nhận được sự ủng hộ từ người nghe.
Bắt kịp sát với xu hướng sử dụng của người dùng toàn cầu, Youtube phát triển mục riêng cho dự án podcast. Tại đây, nhà sáng tạo nội dung sẽ lập danh sách các tập phát podcast theo thứ tự xem hợp lý. Đứng vị trí top đầu các nền tảng video trực tuyến với 2,491 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (theo Sproutsocial), Youtube vẫn là sân chơi được nhiều doanh nghiệp và podcaster tập trung khai thác.
Bắt đầu xây dựng podcast trên Youtube bạn cần có một vài kinh nghiệm đắt giá sau đây:
Tại Việt Nam, Sunhyun Podcast, The Present Writer, Have A Sip là một số kênh phát triển video-cast đáng chú ý, nhận được lượng view lớn từ Spotify, Youtube.
Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) nổi lên nhưng một hiện tượng khi thị trường thương mại điện tử lên ngôi. Các đường link này thường được đặt trên các nền tảng mạng xã hội, thu hút sự chú ý từ khách hàng thông qua bài viết hoặc video chứa thông tin liên quan đến sản phẩm.
Với cách làm này, bạn có thể cân nhắc đăng tải đoạn cắt podcast có tương tác tốt, phù hợp với sản phẩm lên Facebook, Instagram để quảng bá kênh podcast, đồng thời gắn link tiếp thị liên kết tăng cơ hội chuyển đổi từ người nghe thành khách hàng.
Kết hợp podcast với tiếp thị liên kết hứa hẹn là cách kiếm tiền từ podcast có phần hiệu quả bền vững khi người dùng sử dụng mạng xã hội như thói quen thường nhật, các sàn thương mại điện tử liên tiếp cung cấp nhiều voucher hấp dẫn và nhu cầu tiêu thụ nội dung podcast ngày càng gia tăng.
Hoạt động bán dịch vụ đi kèm với podcast có thể tạo ra nguồn doanh thu đáng kể, thường là những sản phẩm độc quyền hoặc các khóa học mà chính podcaster cung cấp. Tuy nhiên, đây là một phương pháp khó thực hiện, đòi hỏi người xây dựng podcast phải có uy tín và chuyên môn trong lĩnh vực. Chưa kể, kênh podcast cần phải có một lượng người theo dõi đáng kể.
Để tăng khả năng thành công, người tạo ra podcast cần xác định một lĩnh vực chuyên sâu và cung cấp nội dung chất lượng, mang lại giá trị thực sự cho người nghe. Hiện nay, nếu có định hướng kinh doanh sản phẩm cá nhân, các dự án podcast thường thực hiện xây dựng cộng đồng, duy trì tương tác và đưa ra cam kết với người nghe của mình.
Hình thức ủng hộ cho nội dung thông qua donate đang trở nên phổ biến hơn, người nghe sẽ tặng những phần quà cho các podcaster mà họ yêu thích.
Hiện nay, podcast hosting như Buzz Sprout cũng đang hỗ trợ việc tích hợp các chức năng liên quan đến donate, nền tảng này cho phép người dùng đặt link dễ dàng, không bị hạn chế bởi bất kỳ thuật toán nào.
Theo cách làm này, mức độ donate không chỉ là một cách để người nghe ủng hộ podcaster, mà còn phản ánh về chất lượng nội dung mà podcaster cung cấp. Thính giả sẵn lòng ủng hộ cho người sáng tạo nội dung phần quà có giá trị cao, tạo động lực duy trì ý tưởng mang tính giải trí cao, truyền cảm hứng tích cực độc đáo và mới mẻ.
Podcast dạng phỏng vấn được người xem yêu thích khi mang đến góc nhìn đa chiều. Cũng bởi đó đây là loại podcast được thực hiện phổ biến hiện nay.
Thông thường, podcaster sẽ thực hiện phỏng vấn hoặc trò chuyện với một hay nhiều người nổi tiếng, chuyên gia. Khi nhận được sự tin tưởng nhất định từ người nghe, podcaster có thể bắt đầu tính phí phỏng vấn cho kênh Podcast của mình.
Phí nhận phỏng vấn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm lượng người theo dõi/đăng ký, số lượt tải về, lượng người nghe, mức độ uy tín của kênh podcast. Đối với những podcaster có ý định phát triển kênh podcast bằng cách tính phí phỏng vấn, việc nắm vững sự biến động của các chỉ số này là rất quan trọng.
Bên trên là chia sẻ của Bizfly về cách kiếm tiền từ podcast đang được thực hiện phổ biến hiện nay. Dựa vào mục đích phát triển, sở thích của người nghe, lựa chọn phương pháp “trò chuyện” phù hợp để thực hiện hoạt động bán hàng là lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn khi xây dựng kênh podcast chất lượng.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại