Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là bước tiến quan trọng giúp doanh nghiệp không những giúp đột phá doanh thu mà còn tạo ra bản sắc riêng làm nổi bật lên hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng và đối tác. Việc áp dụng các mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến và hiệu quả giúp các nhà quản trị dễ dàng xây dựng lên được nét đặc trưng trong văn hóa làm việc của mình.
Các chuyên gia Bizfly sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp nổi bật nhất hiện nay. Bạn có thể tham khảo nội dung mà Bizfly chia sẻ trong bài viết sau.
Từ lâu văn hóa doanh nghiệp đã là một phần không thể thiếu đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Nó trở thành các giá trị, truyền thống chi phối toàn bộ các suy nghĩ, hoạt động của tất cả nhân sự trong công ty.
Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp hướng đến các khía cạnh không chỉ về mặt cảm xúc mà còn ảnh hưởng đến hoạt động chung của tổ chức. Hiện nay việc xây dựng văn hóa công ty đang chuyển dịch sang tập trung chủ yếu vào con người - là trung tâm của mọi giai đoạn trong kinh tế thị trường.
Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải là một chuyện đơn giản và đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều thời gian để vun đắp. Bên cạnh đó, xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố như sau:
Có thể thấy các yếu tố ảnh hưởng lớn đến văn hóa doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào người lãnh đạo công ty và các yếu tố liên quan đến văn hóa, tập quán hay tâm lý của con người. Để có thể tạo ra một môi trường để tất cả mọi người đều vui vẻ, hòa đồng và phát triển là vô cùng khó đòi hỏi các nhà quản trị cần có chiến lược cũng như cách triển khai sao cho phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.
Trên thế giới đã có rất nhiều các trường hợp doanh nghiệp phát triển một cách thần tốc nhờ vào việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công và cũng có những doanh nghiệp gặp trở ngại lớn khi không có một môi trường làm việc thúc đẩy năng suất nhân viên hiệu quả.
Việc mà doanh nghiệp cần làm đó là tìm cho mình một hướng đi rõ ràng và mục tiêu cụ thể đồng thời tiếp thu kinh nghiệm từ những người đi trước để tạo ra con đường phù hợp với mình. Sau đây là 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp tiêu biểu mà các nhà quản trị có thể tham khảo và áp dụng cho hoạt động xây dựng văn hóa công ty.
Đây là mô hình văn hóa doanh nghiệp thiên về thứ bậc và con người. Ở mô hình này, người lãnh đạo sẽ đóng vai trò là chủ của một gia đình với trách nhiệm là chăm lo cho các nhân sự của công ty và đòi hỏi sự trung thành đến từ mọi người. Những người lớn tuổi và có kinh nghiệm sẽ có quyền quyết định và đóng vai trò chủ chốt trong doanh nghiệp.
Mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình
Ưu điểm của mô hình này đến từ việc tạo ra sự gắn kết giữa các cá nhân trong công ty bởi lòng trung thành và văn hóa từ đó tạo ra môi trường làm việc nhắm đến việc đem lại hạnh phúc cho nhân viên và khách hàng. Tuy nhiên, nhược điểm của văn hóa gia đình đó là doanh nghiệp càng lớn thì việc quản lý càng trở nên khó khăn.
Khác với các mô hình văn hóa doanh nghiệp trên, mô hình tên lửa dẫn đường tập trung về nhiệm vụ và phân quyền. Mục đích là nhằm tạo ra môi trường làm việc bình đẳng, sáng tạo, định hướng phát triển công việc cho nhân viên.
Đây là mô hình tập trung rất nhiều vào sự sáng tạo và đổi mới với mục tiêu dài hạn đó là tạo ra các nguồn lực mới cho công ty. Tuy nhiên, khi triển khai mô hình này các nhà lãnh đạo cũng cần lưu ý về vấn đề văn hóa thị trường có thể khiến cho nhân sự bị thiếu đường lối, phương hướng cũng như trách nhiệm công việc.
Trong khi mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình thiên về con người và thứ bậc thì mô hình tháp Eiffel lại thiên về thứ bậc và nhiệm vụ. Để hình dung thì mô hình này sẽ giống như một tòa tháp nhiều tầng và ở mỗi một tầng sẽ có nhiệm vụ riêng biệt cho từng nhân viên được phân cấp từ trên xuống dưới. Các nhà lãnh đạo sẽ nắm vai trò điều khiển sự phối hợp và triển khai dựa trên hiệu suất công việc của nhân sự.
Mô hình văn hóa doanh nghiệp hình tháp Eiffel
Với mô hình văn hóa doanh nghiệp tháp Eiffel thì ưu điểm nằm ở hệ thống quy tắc và chính sách đồng nhất giúp doanh nghiệp phát triển hiệu quả. Nhược điểm của hình thức này là quá khô khan, không tạo ra cảm hứng làm việc vì suốt ngày phải lo hoàn thành đủ KPIs và hiệu suất công việc.
Xem thêm: Hiệu suất công việc là gì và cách đo lường hiệu suất làm việc nhân viên
Giống với một cái lò ấp trứng, mô hình văn hóa doanh nghiệp lò ấp trứng thiên về sự bình đẳng và con người. Ở mô hình này, nhân viên sẽ được thỏa sức sáng tạo, tự do phát huy hết khả năng của mình mà không bị gò bó hay bị ép buộc theo bất cứ hình thức nào. Đây là một mô hình phù hợp cho các doanh nghiệp máu lửa, ưa thích sự cạnh tranh, mục tiêu duy nhất đó là tạo ra danh tiếng và thành công.
Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp để thành công phụ thuộc rất nhiều vào tầm nhìn cũng như tích cách của người lãnh đạo. Một nhà quản trị doanh nghiệp giỏi là người phải đưa ra được đường lối, thông điệp và biết cách áp dụng các mô hình văn hóa doanh nghiệp tiêu biểu để tạo ra một môi trường làm việc sáng tạo và tích cực.
Bạn đã sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp BizCRM chưa?
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp