Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đưa đến sự ra đời của nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Trong đó, POC là một ứng dụng đang được quan tâm bởi vai trò của nó trong việc thử nghiệm tính khả thi của ý tưởng.
Vậy POC là gì và các lợi ích đối với doanh nghiệp của nó như thế nào? Cùng Bizfly tìm hiểu về ứng dụng này qua bài viết sau.
POC là tên viết tắt của một thuật ngữ trong tiếng Anh, Proof of Concept. Hiểu đơn giản, nó thực chất là một ứng dụng được sử dụng để chứng minh tính khả thi và thực tiễn của ý tưởng hay phương pháp nào đó. Các POC được triển khai trong quy mô nhỏ hoặc cũng có thể là không hoàn thành được.
Khái niệm POC là gì?
POC đã được tạo ra bởi Bruce Carsten và sử dụng phổ biến vào năm 1967 trong giới khoa học kỹ thuật. Theo nhiều tài liệu, nó được định nghĩa vào năm 1969, chứng tỏ sự phát triển mới. Trong đó, phần cứng thử nghiệm được xây dựng và tiến hành chạy thử để khám phá và chứng minh tính khả thi. Trong thời điểm hiện tại, POC không còn bị bó hẹp trong ngành kỹ thuật, công nghệ.
Nó được ứng dụng trong nhiều mảng khác nhau của cuộc sống. Điển hình như kinh doanh, thử nghiệm thuốc, kỹ sư, bảo mật, làm phim,...
Ở phần này, Bizfly sẽ cùng tìm hiểu tại sao POC có sức hút lớn đối với doanh nghiệp như vậy. Trên thực tế, ứng dụng này thực sự là một phương tiện hỗ trợ đắc lực, thuận tiện cho người dùng:
Lợi ích của POC đối với doanh nghiệp
“Show me your data” là câu nói phổ biến trong giới kinh doanh khi thuyết phục về sự phù hợp của một ý tưởng. Ngay cả khi doanh nghiệp của bạn không có vị thế cao, bạn vẫn có thể giành được ưu thế. Các bằng chứng thực tiễn giúp bạn dễ dàng thuyết phục các nhà đầu tư hơn. Thậm chí, nó còn giúp bạn thuyết phục được những người không ủng hộ mình nhờ vào con số cụ thể, khả thi.
Vậy cách thực hiện hiệu quả của POC là gì? Ở phần này, Bizfly sẽ hướng dẫn cho bạn 5 bước đơn giản, nhanh chóng để thực hiện POC.
Bước đầu tiên để thực hiện POC chính là xác định cơ hội của mình. Bạn nên nghiên cứu thật kỹ để cân nhắc đối thủ.
Xác định cơ hội là cách thực hiện POC hiệu quả
Từ đó tìm ra các giải pháp và làm việc với chuyên gia đầu ngành. Mặt khác cần phối hợp với các kinh nghiệm, kỹ năng và nguồn nhân lực sẵn có để thực hiện POC một cách hiệu quả nhất.
Từ các nghiên cứu về cơ hội của mình, doanh nghiệp cần tổng hợp và phân loại vấn đề và dữ liệu thành các hạng mục thật khoa học. Việc phân chia này sẽ dựa trên các nền tảng chính là nhận thức, lập luận, thị giác máy tính,...
Trong bước 4, POC sẽ tiến hành thẩm định giá trị doanh nghiệp với các yếu tố thẩm định kỹ sư. Cụ thể đó là đo lường, thiết kế và thử nghiệm. Ngoài ra cần áp dụng các yếu tố mức độ hoàn thiện, tính chính xác và thời điểm vào giải pháp quy mô, độ linh hoạt. Thiên lệch, Công bằng, Hệ quả, Minh bạch và An toàn là các giải pháp cuối cùng cần được đánh giá dựa trên chất lượng quyết định.
Bước thứ ba trong quy trình thực hiện POC là gì? Đó chính là xây dựng và triển khai giải pháp bằng cách sử dụng dữ liệu đào tạo.
Xây dựng giải pháp POC
Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ kiểm tra độ chính xác ban đầu của mô hình. Độ chính xác này sẽ quyết định việc đào tạo hay điều chỉnh sâu hơn các ý tưởng và phương pháp thử nghiệm đó.
Bước cuối cùng trong quy trình thực hiện POC là mở rộng quy mô. Để đảm bảo cho việc mở rộng POC thành công, doanh nghiệp phải chú ý đến các vấn đề quan trọng. Đầu tiên là mở rộng năng lực suy luận, cơ sở vật chất. Tiếp đó là điều tiết và tối ưu hoá các giải pháp POC. Cuối cùng là mở rộng viễn cảnh công ty và lên kế hoạch vận hành, quản lý.
POC hiện nay được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, mảng của đời sống xã hội. Dưới đây là một số lĩnh vực điển hình mà bạn có thể nhận thấy rõ nhất khả năng của POC.
POC được các công ty sử dụng thường xuyên, đặc biệt là trong giai đoạn thành lập. Lý do là bởi Proof of Concept giúp họ đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng kinh doanh. POC sẽ thực hiện một loạt các công đoạn cần thiết để nghiên cứu thị trường.
Ứng dụng của POC trong thử nghiệm thị trường
Cụ thể là phân tích thị trường, tổng hợp nghiên cứu để đưa ra các đánh giá, tìm hiểu đối thủ và thử nghiệm phản ứng của thị trường. POC sẽ tối ưu hoá các vấn đề liên quan và hạn chế đến mức tối đa rủi ro trong quy trình đưa sản phẩm vào thị trường
Các công ty luôn phải nghiên cứu tạo ra sản phẩm có tính mới. Tuy nhiên, để biết sản phẩm mới có phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng không, các doanh nghiệp cần dùng POC để kiểm tra. Điểm đặc biệt của POC trong kinh doanh đó là cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm miễn phí. Trải qua nghiên cứu phản hồi khách hàng, bạn sẽ biết được nên làm gì để tối ưu sản phẩm.
POC được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghệ phát triển phần mềm để đánh giá chất lượng đầu ra của sản phẩm. Giúp các nhà sản xuất đưa ra phản hồi cuối cùng về tính năng được bổ sung hay cập nhật.
Ứng dụng của POC trong phát triển phần mềm
Sử dụng POC trong IT có thể phân tích và phát hiện lỗi sai cần khắc phục trước khi thương mại hoá sản phẩm. Phát triển phần mềm cũng có đầy đủ các research và bằng chứng để khẳng định sản phẩm của bạn vượt trội hơn. POC là công cụ hữu ích tạo ra nhiều phần mềm có chất lượng tốt khi bạn phát triển ngành.
POC có những ưu điểm vượt trội và vai trò quan trọng trong các mặt khác nhau của đời sống. Qua bài viết trên, Bizfly đã giúp bạn giải đáp POC là gì và quy trình thực hiện cũng như các đóng góp của nó. Từ đó triển khai POC với những sản phẩm dự tính trong tương lai thành công và hiệu quả.