Saas là gì? Ưu và nhược điểm của mô hình Saas đối với người dùng

Thủy Nguyễn 14/10/2022

SaaS và điện toán đám mây hiện nay đang được xem là xu hướng dẫn đầu toàn cầu với khả năng đáp ứng nhu cầu duy trì phần mềm, ứng dụng của họ trên nền tảng web. Vậy cụ thể, SaaS là gì? Bài viết mà Bizfly chia sẻ dưới đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc của bạn đồng thời cung cấp thêm một số thông tin cơ bản sau đây.

Saas là gì?

SaaS (Software-as-a-Service) là một dạng điện toán đám mây hay phần mềm dạng dịch vụ phổ biến được định nghĩa là mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm mà theo đó nhà cung cấp sẽ không bán các loại phần mềm một cách trực tiếp. Ngược lại, họ sẽ tiến hành lập trình phần mềm, duy trì hoạt động của phần mềm trên nền tảng web và bán các dịch vụ dựa trên phần mềm đó.

Khi khách hàng muốn sử dụng các tính năng hay dịch vụ của phần mềm, họ chỉ cần truy cập từ xa vào website có chứa phần mềm đó và chi trả các loại chi phí theo gói định kỳ mà họ lựa chọn.

Saas là gì

Saas là gì?

Ưu điểm của mô hình Saas

Mô hình SaaS mang đến cho người dùng những ưu điểm chính như sau:

Tiết kiệm chi phí

Mô hình SaaS giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí về tiền bạc, thời gian, nhân lực, chi phí cơ hội và chi phí chuyển đổi. Với mô hình SaaS, bạn không cần phải tiến hành bất kỳ cài đặt hay vận hành các phần mềm nào trên hệ thống của doanh nghiệp. Điều này giúp tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn có liên quan đến việc lắp đặt phần cứng, mua giấy phép phần mềm hay xây dựng cơ sở dữ liệu mới.

Bên cạnh đó, mô hình SaaS cũng không đòi hỏi bạn phải chi trả thêm các chi phí hỗ trợ và bảo trì định kỳ các phần mềm.

Dễ dàng sử dụng ở mọi nơi

Vì SaaS được các nhà cung cấp triển khai dịch vụ thông qua mạng internet nên người dùng có thể dễ dàng truy cập vào phần mềm mọi lúc mọi nơi từ bất kỳ thiết bị hay trình duyệt nào miễn là có kết nối mạng internet. Khi sử dụng SaaS, bạn sẽ không cần phải đến văn phòng hay mở chiếc máy tính được cài đặt sẵn phần mềm để sử dụng được phần mềm đó. 

Ưu điểm của mô hình Saas

Ưu điểm của mô hình Saas

Dễ dàng mở rộng quy mô

Sử dụng SaaS, bạn có thể gia tăng số lượng tài khoản người dùng hoặc tích hợp thêm các phần mềm mới lên gấp hai hoặc gấp ba mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến cơ sở dữ liệu hay cơ sở hạ tầng có sẵn của doanh nghiệp. 

Khả năng tích hợp lớn

Thực tế, người dùng thường có nhu cầu rất lớn trong việc trao đổi thông tin qua lại giữa các phần mềm với nhau để hệ thống được quy trình hoá và tiết kiệm được tối đa công sức và thời gian thực hiện công việc. Và mô hình SaaS được các nhà cung cấp phát triển khả năng tích hợp và tối ưu hệ thống API. Điều này cho phép các dữi liệu được đồng nhất và có thể trao đổi qua lại giữa các ứng dụng đến từ nhiều bên cung cấp khác nhau.

Hỗ trợ việc sử dụng và lưu trữ thông tin

Với SaaS, toàn bộ thông tin và dữ liệu của doanh nghiệp sẽ được lưu trữ trên đám mây và mọi sự thay đổi sẽ được cập nhật và lưu trữ một cách nhanh chóng, kịp thời. Do đó, nếu hệ thống gặp phải rủi ro như một máy tính bị mã hoá thì nó cũng không phải là vấn đề khó khăn. Chỉ với một vài thao tác cơ nảm, các bản sao lưu được lưu trữ trên đám mây sẽ nhanh chóng được cập nhật lại trên máy tính.

Có thể bạn quan tâm: Số hóa doanh nghiệp là gì? Lợi ích và một số lưu ý khi số hóa công ty

Nhược điểm của mô hình Saas

Bên cạnh những ưu điểm lớn thì mô hình SaaS cũng không thể tránh khỏi một vài hạn chế như sau:

Khả năng bảo mật của hệ thống

Vì tập trung quá nhiều vào tính gọn nhẹ, sự linh hoạt, dễ dàng triển khai mà SaaS lại lộ ra điểm yếu là vấn đề bảo mật. Khi sử dụng SaaS, các server của phần mềm sẽ không được đặt tại các doanh nghiệp mà được đặt ở bên phía nhà cung cấp trong khi các dữ liệu đều được lưu trữ trực tiếp trên đám mây. Điều này gây ra cảm giác không an toàn, người dùng có cảm giác lo sợ thông tin bị đánh cắp hoặc bị rò rỉ.

Nhược điểm của mô hình Saas

Nhược điểm của mô hình Saas

Bắt buộc phải có kết nối internet

Để có thể đăng nhập và sử dụng SaaS, người dùng bắt buộc phải có kết nối internet. Khi điều kiện này không được đáp ứng như các thiết bị không có kết nối internet hay địa điểm internet không khả dụng như trên máy bay thì việc sử dụng SaaS sẽ bị gián đoạn. 

Một số phần mềm Saas phổ biến hiện nay

Nhận rõ những ưu, nhược điểm của SaaS, bạn có thể tham khảo thêm về một số phần mềm SaaS phổ biến hiện nay, đó là:

  • Các ứng dụng của Google bao gồm Calendar cho việc xem lịch, sắp xếp lịch trình, Gmail cho việc gửi, nhận email, Docs, Sheets, Slides cho việc tạo, sửa các tài liệu, Drive cho việc lưu trữ tài liệu,... là các mô hình SaaS phổ biến và thông dụng nhất hiện nay.
  • Một số phần mềm quản lý SaaS phổ biến có thể kể đến như là Microsoft, Oracle Slack, ServiceNow, Amazon Web Services, Dropbox, IBM, Misa, Mailchimp, Salesforce,...

Việc hiểu rõ SaaS là gì cũng như những ưu, nhược điểm của SaaS là cách để bạn vận dụng SaaS trở nên trơn chu và nhận được nhiều lợi ích lợi nhuận từ việc bán dịch vụ dựa vào phần mềm trên trình duyệt web. Hy vọng, với những thông tin mà Bizfly mang đến sẽ phần nào hữu ích đối với công việc của bạn

Bạn đã sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp BizCRM chưa?
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Bizfly thông báo lịch nghỉ lễ 30/04 và 01/05/2024 Bizfly News

Xung đột giữa Sale và Marketing nay đã được hóa giải nhờ chọn đúng giải pháp này Chuyên mục Sự kiện

Những chính sách và quy định mới của Bizfly về sử dụng dịch vụ BizMail (Update 01/03/2024) Bizfly News

"SMART EDU" - Giải pháp thúc đẩy tuyển sinh và tương tác học viên toàn diện Báo chí

Khách hàng chia sẻ trải nghiệm với sản phẩm BizShop Bizfly News

"Bước vào thế giới sản phẩm BizShop - Hướng dẫn sử dụng từ A_Z" Bizfly News

Tại sao 81% Doanh nghiệp nước ngoài sử dụng CRM? Kiến thức về CRM

BizCRM - Giải pháp giúp tăng trưởng doanh thu trong thời đại số cho doanh nghiệp Kiến thức về CRM

Doanh nghiệp thay đổi như thế nào trước và sau khi triển khai phần mềm CRM? Kiến thức về CRM

9 dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp cần CRM để quản lý khách hàng Kiến thức về CRM

Quản lý doanh nghiệp là gì? Quy trình và phương pháp quản lý hiệu quả Quản trị

Top 10 chỉ số đo lường hiệu quả Marketing chính xác nhất hiện nay Marketing

Phân tích thị trường là gì? Tầm quan trọng và các bước phân tích thị trường Marketing

Chatbot là gì? Lý do nên dùng Chatbot trong kinh doanh Kiến thức về Chatbot

Leads là gì? Bí quyết thu hút và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng Bán hàng

CRM là gì? Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng cho doanh nghiệp Kiến thức về CRM

8 cách quản lý data khách hàng thông minh và tối ưu cho doanh nghiệp Quản trị

Quy trình xây dựng hệ thống chatbot hiệu quả với 5 bước Kiến thức về Chatbot

Các bước xây dựng kịch bản email marketing giới thiệu doanh nghiệp Kiến thức Email Marketing

Cách tạo chatbot cho fanpage Facebook đơn giản, hiệu quả Kiến thức về Chatbot

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly