Tất tần tật về Storytelling trong Email Marketing và cách sử dụng hiệu quả

Đỗ Minh Đức 05/06/2024

Khi kết hơp đúng cách, storytelling có thể biến một email tầm thường thành một email hấp dẫn và đáng nhớ, giúp bạn nổi bật giữa vô vàn đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Nhưng làm thế nào để đưa câu chuyện vào trong email, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Bizfly.

Storytelling trong Email Marketing là gì?

Storytelling trong Email Marketing là quá trình biến những thông tin hữu ích thành dạng tường thuật để truyền đạt, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của bạn đến với khách hàng.

Kể chuyện không chỉ là gửi một đoạn văn bản dài với ngôn ngữ sáng tạo, đó là một kỹ thuật tiếp thị nội dung nhằm thu hút sự chú ý, khơi gợi cảm xúc, tạo ra một trải nghiệm độc đáo,  kích thích sự tò mò và thúc đẩy đối tượng mục tiêu thực hiện một hành động cụ thể. 

Storytelling trong Email Marketing là gì?
Storytelling trong Email Marketing là gì?

Tại sao nên sử dụng storytelling trong Email Marketing?

Khi kết hợp storytelling trong email, doanh nghiệp sẽ nhận được một số lợi ích như sau:

Tăng mức độ tương tác và tỷ lệ mở

Khi nhận được một email được viết cẩn thận và kể một câu chuyện hấp dẫn, khách hàng thường sẽ có nhiều động lực để đọc, chia sẻ và tương tác với thương hiệu thông qua các hành động như nhấp vào các liên kết, chia sẻ trên mạng xã hội, mua hàng,..

Chẳng hạn, một tổ chức phi lợi nhuận có thể sử dụng storytelling để chia sẻ câu chuyện về cách họ đã tạo ra tác động tích cực trong cộng đồng. Điều này có thể kích thích sự đồng cảm từ phía người nhận, làm cho họ cảm thấy họ là một phần của một điều gì đó có ý nghĩa.

Cải thiện tỷ lệ mở, tỷ lệ tương tác nhờ storytelling 
Cải thiện tỷ lệ mở, tỷ lệ tương tác nhờ storytelling 

Thu hút khách hàng 

Theo một nghiên cứu của Headstream, 55% người dùng cho biết họ có khả năng cao sẽ mua sản phẩm nếu họ yêu thích câu chuyện của thương hiệu. Trong số này, 44% sẽ chia sẻ câu chuyện và có khoảng 15% khách hàng sẽ đưa ra quyết định mua ngay lập tức. 

Điều này chỉ ra rằng một câu chuyện hấp dẫn, có khả năng kích thích cảm xúc, giúp khách hàng cảm thấy kết nối mạnh mẽ hơn với thương hiệu của bạn.

Một ví dụ về một thương hiệu thành công sử dụng storytelling trong Email Marketing là Airbnb. Thông qua việc chia sẻ những câu chuyện về trải nghiệm du lịch độc đáo và thú vị, thương hiệu này tạo ra cho khách hàng cảm giác phiêu lưu và hứng thú. 

Những câu chuyện này kích thích sự mong đợi và khao khát khám phá của khách hàng, thúc đẩy họ đăng ký đặt chỗ qua nền tảng của Airbnb.

Tạo dấu ấn về thương hiệu trong tâm trí khách hàng

Việc gói gọn thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải trong một câu chuyện sẽ khiến chúng trở nên thu hút người đọc và đáng nhớ hơn. Storytelling tạo ra những tác động mạnh mẽ hơn so với email tiêu chuẩn.

Những cuộc khảo sát cho thấy, một sự kiện có khả năng được ghi nhớ cao hơn khoảng 22 lần nếu chúng là một phần của câu chuyện.

Storytelling tạo ấn tượng tốt hơn với khách hàng
Storytelling tạo ấn tượng tốt hơn với khách hàng

Tạo sự khác biệt cho thương hiệu

Để phân biệt thương hiệu của bạn với hàng ngàn đối thủ trên thị trường, việc sử dụng storytelling trong tiếp thị là một cách khá hiệu quả. Bạn có thể thỏa sức thể hiện sứ mệnh, niềm tin hay cá tính thương hiệu thông qua câu chuyện của mình. 

Nhờ đó, thương hiệu có thể định vị điểm khác biệt với đối thủ cạnh tranh bằng một bản sắc riêng biệt và đáng nhớ.

Các loại email sử dụng storytelling

Email chào mừng

Đối với khách hàng mới, email chào mừng sẽ là công cụ tạo ra những ấn tượng đầu về thương hiệu. Bạn có thể kết hợp câu chuyện về nguồn gốc công ty hay người sáng lập,... trong email chào mừng và đó là một cách tuyệt vời để giới thiệu bản thân với khách hàng.

Ví dụ, Away - một công ty bán lẻ vali trực tuyến và cung cấp dịch vụ du lịch đã sử dụng storytelling trong email chào mừng của mình. Ở phần giới thiệu, Away nói về thương hiệu của họ và phần sau đó là câu chuyện giải thích tại sao sảm phẩm của họ lại là duy nhất.

Email quảng cáo

Để làm nổi bật các sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu, bạn có thể tạo ra một câu chuyện nhấn mạnh vào lợi ích mà chúng mang lại hoặc cách sản phẩm, dịch vụ giúp khách hàng giải quyết vấn đề như thế nào. 

Ví dụ về một email quảng cáo của Hội Chữ thập đỏ Canada. Họ đã sử dụng storytelling để chia sẻ câu chuyện về một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ cho những người dân tị nạn Syria. Bằng cách kết nối với cảm xúc của khách hàng thông qua câu chuyện, email này đã thành công trong việc quảng bá cho tổ chức phi lợi nhuận.

Email nuôi dưỡng khách hàng

Loại email này sẽ xuất hiện trong suốt quá trình chuyển đổi khách hàng từ khách hàng tiềm năng cho đến khách hàng thực sự. Kết hợp câu chuyện trong chuỗi email này là hoàn toàn hiệu quả trong việc thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi.

Bạn có thể lựa chọn kể một câu chuyện về những giá trị mà thương hiệu đem lại cho người dùng, từ đó khơi gợi sự tin tưởng và kích thích hành vi mua. 

Một thương hiệu điển hình đã sử dụng loại email này đó chính là Freelancer. Họ nhấn mạnh những nỗi đau và mong muốn của khách hàng, từ đó chỉ ra cách dịch vụ của họ giải quyết những vấn đề này.

Email cột mốc

Sử dụng email cột mốc kết hợp với các câu chuyện để email trở nên gần gũi và thu hút hơn.

  • Thứ nhất, bạn có thể tạo ra một câu chuyện về chặng đường phát triển của thương hiệu nếu email này để kỷ niệm cho một cột mốc về thời gian nào đó. Chẳng hạn như câu chuyện về hành trình để trở thành thương hiệu dẫn đầu sau 40 năm thành lập.
JetBlue với email kỉ niệm một năm thương hiệu gắn kết với khách hàng
JetBlue với email kỉ niệm một năm thương hiệu gắn kết với khách hàng
  • Thứ hai, hãy tri ân khách hàng của bạn khi họ có thể đạt được một cột mốc quan trọng nào đó. Một câu chuyện về các giai đoạn gắn bó giữa khách hàng và thương hiệu là hoàn toàn phù hợp để làm nổi bật khoảnh khắc này.

Ví dụ điển hình về thương hiệu Uber với email ca ngợi hành động đẹp của một tài xế thuộc thương hiệu này. Uber đã kể một câu chuyện hoàn toàn có thật như một cách để tri ân và thu hút khách hàng. 

Các yếu tố thiết yếu của một chuỗi email kể chuyện

Một nhân vật

Một nhân vật hoặc linh vật sẽ là yếu tố trung tâm nhằm kích thích trí tưởng tượng của khách hàng, thu hút người đọc và tạo ra một câu chuyện mang ý nghĩa.

Hãy liên tưởng đến chân dung khách hàng mục tiêu và dựa vào đó để tạo ra những đặc điểm, tính cách của nhân vật. Đừng quên thêm một số chi tiết làm tăng sự hấp dẫn, sống động và độc đáo.

Câu chuyện xoay quanh nhân vật Ettore Sottsass
Câu chuyện xoay quanh nhân vật Ettore Sottsass

Câu chuyện đằng sau nhân vật

Sau khi hoàn thành việc tạo hình, đã đến lúc tạo ra một câu chuyện đằng sau nhân vật đó. Cốt lõi của câu chuyện có thể dựa trên những tính cách, nhu cầu hay vấn đề mà người dùng mong muốn sẽ được giải quyết khi tìm đến thương hiệu. Nhìn chung, câu chuyện nên thể hiện những giá trị, lợi ích mà người dùng nhận được.

Câu chuyện về người dân ở các quốc gia kém phát triển không được tiếp cận với nước sạch nhằm thu hút nguồn tài trợ
Câu chuyện về người dân ở các quốc gia kém phát triển không được tiếp cận với nước sạch nhằm thu hút nguồn tài trợ

Cuộc hành trình

Đã đến lúc giải quyết những vấn đề mà nhân vật gặp phải. Hãy chứng tỏ rằng khách hàng tìm ra giải pháp bằng cách khám phá các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Để câu chuyện càng có sức thuyết phục, một mẹo hay là hãy đề cập đến những giải pháp khác nhưng không hiệu quả hoặc bổ sung thêm nhiều chi tiết, số liệu, sự kiện thực tế,… thay vì những quảng cáo trực tiếp mang tính thúc ép.

Món quà đặc biệt dành cho khách hàng

Bạn có thể cung cấp những ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng để câu chuyện vẫn hấp dẫn đến tận câu cuối cùng. Một số ví dụ về ưu đãi như: Giảm giá chào mừng, nhận ưu đãi tặng voucher, khoá học,...

Xem thêm: Visual Storytelling là gì? Cách thực hiện Visual Storytelling trong Marketing

Câu chuyện nào nên đưa vào chiến dịch Email Marketing?

Có rất nhiều cách định hướng câu chuyện khác nhau được sử dụng trong các chiến dịch Email Marketing. Dưới đây là một số định hướng bạn có thể tham khảo.

Khai thác về nguồn gốc

Đây là cách kể chuyện giúp cá nhân hoá thương hiệu của bạn rõ ràng nhất. Hãy chỉ ra điều gì đã thúc đẩy bạn thành lập công ty và thương hiệu, thời điểm hình thành, người sáng lập hay các cột mốc thành tựu ra sao,...

Câu chuyện này nhằm thể hiện giá trị thương hiệu, đồng thời giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ về Nerd Fitness - một thương hiệu thể hình đã kể câu chuyện về người sáng lập Steve Kamb trong email của họ. Trong đó, anh ấy đã nói về bản thân, những điều trở thành động lực để thành lập Nerd Fitness và sự phát triển thành công của thương hiệu cho đến thời điểm hiện tại.

Dựa trên câu chuyện thành công

Theo dõi con đường đi đến thành công của ai đó luôn là nguồn cảm hứng và động lực thúc đẩy hành động mạnh mẽ. Đó là lý do tại sao câu chuyện thành công thường xuyên được lựa chọn xuất hiện trong các mẫu email tiếp thị.

Bạn có thể lựa chọn kể câu chuyện của một cá nhân, một thương hiệu hay đặc biệt hơn là của một khách hàng đã thành công như thế nào khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Eight Sleep với câu chuyện thành công được chứng thực bởi chính khách hàng

Eight Sleep với câu chuyện thành công được chứng thực bởi chính khách hàng

Câu chuyện đằng sau hậu trường

Nắm được nguyên vật liệu hay quy trình sản xuất sẽ giúp tăng niềm tin của khách hàng vào thương hiệu, kích thích ý định mua. Ngoài ra, việc cung cấp cho khách hàng cái nhìn từ bên trong phần nào thể hiện lợi thế cạnh tranh và những giá trị mà doanh nghiệp cung cấp.

Ví dụ: Trong đợt quảng bá qua email cho sản phẩm đồng hồ Avigator Multi-Scale, thương hiệu đồng hồ nam Jack Mason đã cho phép người đọc trải nghiệm quy trình tạo ra một chiếc đồng hồ hoàn chỉnh thông qua câu chuyện thương hiệu của mình.

Xây dựng câu chuyện trong Email Marketing như thế nào?

Hiểu đối tượng mục tiêu

Để khai thác thành công hiệu quả của storytelling trong email, trước hết doanh nghiệp cần tìm hiểu về mong muốn, nhu cầu và nguyện vọng của đối tượng mục tiêu. 

Qua những tìm hiểu trên, doanh nghiệp có thể tạo ra những câu chuyện phù hợp với trải nghiệm và cảm xúc của khách hàng, đồng thời giải quyết nhu cầu của họ. 

Khai thác Email Marketing phải dựa trên đối tượng mục tiêu
Khai thác Email Marketing phải dựa trên đối tượng mục tiêu

Sử dụng con người để kể lại câu chuyện

Các nhân vật sẽ là nền tảng của mọi câu chuyện. Việc tiếp xúc với những nhân vật quen thuộc là con người sẽ nhanh chóng tạo ra "mối quan hệ cận xã hội". 

Hiểu một cách đơn giản, đó là sự gần gũi mà chúng ta cảm nhận được với một người nổi tiếng, nhân vật hư cấu, người làm podcast,... mặc dù chưa bao giờ tương tác với họ. 

Vì vậy, hãy sử dụng nhân vật là con người trong câu chuyện của bạn, ví dụ như chính khách hàng hay những người nổi tiếng có liên quan,... Mọi người đều muốn mua hàng qua những người thân thuộc, không phải từ những thực thể vô danh không có sự kết nối. 

Yếu tố con người giúp câu chuyện gần gũi hơn
Yếu tố con người giúp câu chuyện gần gũi hơn

Tạo một mạch tường thuật hấp dẫn

Các yếu tố của câu chuyện có thể bao gồm phần mở đầu, diễn biến, chuỗi hành động, hướng giải quyết và kết thúc. Hãy sắp xếp những tình tiết thật hợp lý và logic. 

Đừng quên tìm hiểu thêm những kỹ năng như kết hợp từ ngữ, xây dựng tình huống,... nhằm khơi gợi sự tò mò và thuyết phục khiến khách hàng tự nguyện thực hiện những hành vi mong muốn.

Tăng sức hấp dẫn của câu chuyện

Thay vì lời nói, hãy kết hợp sử dụng thêm những từ ngữ liên quan đến giác quan để người đọc dễ dàng hình dung, tưởng tượng một cách sinh động các tình huống hay cảm giác mà không cần thực sự trải qua điều đó.

Thêm những yếu tố hài hước trong câu chuyện cũng có thể khiến email được ưa thích hơn. Tình tiết hài hước đơn giản có thể chỉ là việc bạn đưa ra mối tương quan giữa những điều không liên quan hoặc một lời nhận xét dí dỏm. 

Ngoài ra, hãy tích cực lồng ghép những cuộc đàm thoại, sử dụng những cụm từ cảm thán hay từ tượng thanh,... để giúp câu chuyện của bạn thực tế, gần gũi hơn.

Cuối cùng là một cái kết hấp dẫn tạo sự tò mò hoặc thôi thúc khách hàng hành động. Hãy thêm một câu kết lôi cuốn và ngay sau đó đưa ra tùy chọn nhận email mới bằng cách nhấp vào liên kết hoặc nút.

Cá nhân hóa

Cá nhân hóa là một yếu tố quan trọng và bắt buộc để có một chiến dịch tiếp thị qua email hiệu quả. Khi kết hợp với storytelling, nó lại càng có tác động mạnh mẽ hơn tới khách hàng.

Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải biết cách tận dụng dữ liệu về nhân khẩu, hành vi, tâm lý, sở thích,... của khách hàng để tạo nên những câu chuyện mang tính cá nhân, gây ấn tượng với từng người nhận.

Nếu bạn đem lại cho đối tượng mục tiêu một trải nghiệm phù hợp, họ sẽ cảm thấy được thấu hiểu và có giá trị. Từ đó, thúc đẩy sự kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, cải thiện mức độ tương tác và tỷ lệ chuyển đổi.

Câu chuyện được cá nhân hoá đến từng khách hàng
Câu chuyện được cá nhân hoá đến từng khách hàng

Mẹo cải thiện chiến lược storytelling trong Email Marketing

Phân tích dữ liệu khách hàng

Sử dụng những dữ liệu trong Email Marketing như tỷ lệ tương tác, chuyển đổi,... để xác định xem điều mà khách hàng thực sự quan tâm là gì, nội dung nào sẽ tác động hiệu quả và nội dung nào không. Những dữ liệu này sẽ định hướng những nỗ lực kể chuyện của bạn.

Thử nghiệm các định dạng khác nhau

Đừng ngại thử nghiệm các định dạng, cách thức kể chuyện khác nhau trong hoạt động tiếp thị qua email của bạn. 

Ví dụ như bạn sử dụng nhiều hình ảnh, video hơn để truyền đạt câu chuyện, thêm các yếu tố tương tác trước đây chưa từng xuất hiện trong câu chuyện như những từ ngữ cảm thán, một câu đùa hài hước,... Những điều này có thể khiến câu chuyện trở nên mới mẻ, thu hút và đáng nhớ.

Hình ảnh, video sống động giúp thu hút khách hàng
Hình ảnh, video sống động giúp thu hút khách hàng

Tận dụng phản hồi khách hàng

Ý kiến phản hồi của khách hàng là yếu tố quan trọng giúp đánh giá hiệu quả chiến lược của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những phương án điều chỉnh phù hợp.

Hãy lắng nghe, thu thập phản hồi từ các cuộc khảo sát, phương tiện truyền thông hay chính những email trả lời của khách hàng,... và sử dụng nó như một thước đo nỗ lực kể chuyện.

Phù hợp với thương hiệu

Một câu chuyện rời rạc, không sát với định hướng của doanh nghiệp sẽ khiến khách hàng khó liên tưởng đến thương hiệu, không tạo được ấn tượng trong tâm trí khách hàng.

Do đó, điều đặc biệt quan trọng doanh nghiệp cần chú ý đó là mọi câu chuyện phải luôn phù hợp với những giá trị, thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải. 

Hợp tác

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể kết hợp với đối tác để cùng nhau tạo ra những câu chuyện hấp dẫn, gây được tiếng vang với đối tượng mục tiêu. Việc hợp tác này giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu cho cả hai bên, mở rộng tệp khách hàng tiềm năng và tăng tỷ lệ tiếp cận email,...

Hợp tác cùng có lợi cho các bên liên quan
Hợp tác cùng có lợi cho các bên liên quan

Luôn cập nhật

Các xu hướng marketing luôn thay đổi và biến động không ngừng. Do đó, cần liên tục cập nhật những phương pháp kể chuyện mới và hiệu quả nhất được sử dụng trong các chiến dịch tiếp thị email.

Ngoài ra, hãy tham gia các sự kiện trong ngành, duy trì kết nối với chuyên gia tiếp thị. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ luôn nắm bắt được thực trạng, không bị tụt lại phía sau hoặc tốt hơn nữa là dẫn đầu xu hướng.

Bằng cách khai thác sức mạnh của storytelling, doanh nghiệp có thể kết nối, đến gần hơn với khách hàng mục tiêu của mình. Mong rằng những thông tin về storytelling trong Email Marketing mà Bizfly cung cấp trên đây sẽ có ích cho các bạn. 

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly