5 nhóm chỉ tiêu KPI cần theo dõi khi tối ưu hoá ASO

Thủy Nguyễn 31/05/2023

Trong quá trình tối ưu hóa app trên cửa hàng ứng dụng ASO (App Store Optimization), ngoài việc đưa ra các mục tiêu và kế hoạch tối ưu, doanh nghiệp cũng cần quan tâm, theo dõi các chỉ số đo lường nhằm đánh giá hiệu quả để có những điều chỉnh kế hoạch kịp thời.

Trong bài viết này, Bizlfy sẽ chia sẻ cho bạn 5 nhóm chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả công việc KPI (Key Performance Indicator) trong tối ưu hóa ASO, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và đưa ra kế hoạch phát triển phù hợp.

Xác định mục tiêu xuyên suốt

SEO / ASO đều quan trọng như nhau ở bất kỳ giai đoạn nào của chu kỳ phát triển sản phẩm. Do đó, nó cần được đo lường nhằm đảm bảo mức tăng trưởng tự nhiên ổn định của ứng dụng.

Ở giai đoạn ban đầu, chiến lược ASO xoay quanh mục tiêu chính là thúc đẩy lượt cài đặt không phải trả tiền và giảm chi phí chuyển đổi người dùng, bằng cách cải thiện khả năng hiển thị và khả năng khám phá trên cửa hàng ứng dụng.

Ở các giai đoạn sản phẩm sau này, chiến lược ASO nhằm duy trì sự tăng trưởng, giữ vị trí top đầu trong bảng xếp hạng và tìm kiếm trên cửa hàng ứng dụng, hiệu suất so với sự cạnh tranh, cải thiện chuyển đổi, tỷ lệ giữ chân và phản hồi của người dùng.

Xác định mục tiêu xuyên suốt khi tối ưu hóa ASO

Xác định mục tiêu xuyên suốt khi tối ưu hóa ASO

Dưới đây là các mục tiêu chính trong chiến lược app marketing nhằm xác định KPI cho ASO. Bạn có thể dựa vào đó để đo lường và cải thiện việc tối ưu hóa ASO.

Mục tiêu 1: Khả năng hiển thị trên các cửa hàng ứng dụng

Mục tiêu đầu tiên của tối ưu hóa ASO là cải thiện khả năng hiển thị của các ứng dụng/trò chơi dành cho mobile app trên các cửa hàng ứng dụng. Ngoài ra, nó còn cải thiện khả năng tìm kiếm và ứng dụng nổi bật, đồng thời nhận được nhiều lượt cài đặt ứng dụng hơn.

KPI liên quan đến giai đoạn này có thể được đo lường bằng bất kỳ công cụ ASO nào bao gồm:

  • Xếp hạng từ khóa: Vị trí trong kết quả tìm kiếm đối với các từ khóa mục tiêu và danh sách kết hợp từ khóa của bạn.
  • Bảng xếp hạng từ khóa: Các vị trí trong bảng xếp hạng đối với ứng dụng miễn phí, trả phí hoặc ứng dụng có tổng doanh thu cao nhất.
  • Xếp hạng danh mục: Vị trí của ứng dụng/trò chơi trong danh mục của nó (Ví dụ: danh mục trò chơi, âm nhạc hoặc giáo dục,vv...).
  • Ứng dụng tương tự/có liên quan: Có bao nhiêu ứng dụng đang liên kết với ứng dụng của bạn? Lưu lượng truy cập ứng dụng có cao hay không?
  • Điểm nổi bật của ứng dụng: Ứng dụng/trò chơi có được nổi bật trên trang chính của cửa hàng ứng dụng hay không.

Các số liệu trên là cần thiết để hiểu và đo lường khả năng hiển thị cũng như khả năng tìm kiếm trên các cửa hàng. Bạn cần theo dõi các chỉ số KPI này hàng ngày, hàng tháng đối với từng quốc gia và so sánh thứ hạng này với các đối thủ cạnh tranh, nhằm hình thành cơ sở cho chiến lược tối ưu ASO.

Theo dõi và đo lường các chỉ số KPI liên quan đến khả năng hiển thị cũng như khả năng tìm kiếm trên các cửa hàng nhằm tạo cơ sở cho chiến lược ASO

Theo dõi và đo lường các chỉ số KPI liên quan đến khả năng hiển thị cũng như khả năng tìm kiếm trên các cửa hàng nhằm tạo cơ sở cho chiến lược ASO

Mục tiêu 2: Tỷ lệ chuyển đổi của trang sản phẩm

Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi app là mục tiêu quan trọng thứ hai sau việc tăng khả năng hiển thị. Khi người dùng tiếp cận với ứng dụng, điều quan trọng là bạn cần tạo ấn tượng đầu tiên về ứng dụng và thúc đẩy họ cài đặt ứng dụng - đây là lúc vai trò của tỷ lệ chuyển đổi được phát huy.

Tỷ lệ chuyển đổi sẽ bị tác động bởi các yếu tố ASO khác nhau:

  • On-metadata: Tên ứng dụng (Tiêu đề), mô tả, biểu tượng, ảnh chụp màn hình, hình ảnh nổi bật và bản xem trước video.
  • Off-metadata: Số lượt tải xuống, xếp hạng và đánh giá của người dùng.

Trong kênh chuyển đổi mà người dùng đi qua, đây là 2 chỉ số KPI mà bạn cần ghi nhớ:

  • Tỷ lệ nhấp (CTR) hoặc Tỷ lệ xem qua (TTR): Tỷ lệ phần trăm người dùng tiếp cận với ứng dụng và nhấn vào trang để xem sản phẩm của cửa hàng. Điều này chủ yếu bị ảnh hưởng bởi tên ứng dụng và biểu tượng.
  • Tỷ lệ chuyển đổi thành cài đặt (CR): Tỷ lệ phần trăm khách truy cập trang sản phẩm đã tải xuống ứng dụng.

Cả TTR và CR đều là những phần quan trọng trong kênh chuyển đổi trên danh sách cửa hàng ứng dụng mà bạn cần tối ưu. Bạn phải đảm bảo trong số tất cả những người dùng có thể tìm thấy ứng dụng của bạn trên cửa hàng, tỷ lệ phần trăm sẽ quan tâm, tương tác với trang sản phẩm và tải xuống đạt mức tối đa.

Theo dõi KPI liên quan đến tỷ lệ chuyển đổi của trang sản phẩm như CTR, TTR, CR...

Theo dõi KPI liên quan đến tỷ lệ chuyển đổi của trang sản phẩm như CTR, TTR, CR...

Để phân tích chính xác và cải thiện các chỉ số chuyển đổi, bạn cần theo dõi các chỉ số và tiến hành thử nghiệm với các yếu tố trong danh sách của mình bằng các công cụ A/B testing. Trong quá trình A/B test, bạn sẽ xây dựng 2 phiên bản của việc tối ưu hóa và so sánh với nhau để xác định phiên bản hoạt động tốt nhất (thường thì nó yêu cầu một chút thu hút người dùng trả phí để hướng lưu lượng truy cập đến cả hai các phiên bản).

Một số công cụ A/B testing như: Split Metrics, Test Nest hoặc Google Experiments (có sẵn cho các nhà phát triển ứng dụng Android trong Google Play Console).

Xem thêm: 6 cách giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cho app

Mục tiêu 3: Tăng trưởng trên di động

Có nhiều cách khác nhau để đo lường sự phát triển của ứng dụng trên mobile. Sự tăng trưởng chính đối với ASO là số lượng và tốc độ cài đặt, trong toàn bộ chiến lược App Marketing, mức tăng trưởng có thể còn nhiều hơn.

Một trong những mục tiêu chính của tối ưu hóa ASO là thúc đẩy tăng trưởng tự nhiên, vì vậy số lượt cài đặt ứng dụng đóng một vai trò khá quan trọng. Lượt cài đặt là KPI cơ bản để theo dõi trong bảng điều khiển dành cho nhà phát triển trên cửa hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đang thực hiện tiếp thị trả phí, bạn muốn tách lưu lượng truy cập không phải trả phí khỏi lưu lượng truy cập trả phí, bạn có thể sử dụng các công cụ như AppsFlyer hoặc Adjust.

Ngoài ra còn có chỉ số đo lường lượng truy cập tự nhiên và trả phí bằng organic uplift. Chỉ số này được đo bằng tỷ lệ phần trăm lượt cài đặt tự nhiên và lượt cài đặt trả phí dẫn đến eCPI người dùng thấp hơn khi chuyển đổi.

Một số liệu quan trọng nữa để phân tích mức độ tăng trưởng là số lượng người dùng đang hoạt động. KPI chính để đo lường trong trường hợp này là người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) và Người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) . Để đo lường những điều đó, nhà phát triển có thể sử dụng các công cụ như Google Analytics hoặc Mixpanel cũng như các công cụ phân tích nâng cao khác.

Mục tiêu 4: Phản hồi của người dùng

Phản hồi của người dùng là yếu tố cực kỳ quan trọng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Trong ASO, chúng giữ vai trò chính là:

  • Thứ nhất, dựa vào những phản hồi của người dùng để thuật toán xếp hạng tìm kiếm và hiển thị tới người dùng.
  • Thứ hai, chúng có ảnh hưởng lớn đến quyết định tải xuống của người dùng và thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi.

Bạn càng có nhiều xếp hạng bài đánh giá và cảm nhận tổng thể của người dùng càng tốt thì chúng sẽ có tác động lớn hơn đối với thứ hạng và khả năng hiển thị tổng thể của ứng dụng. Đổi lại, nhiều đánh giá tiêu cực có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ chuyển đổi của trang sản phẩm và dẫn đến ít lượt cài đặt hơn. Do đó, đừng bao giờ bỏ mặc người dùng của bạn cố gắng giải quyết các vấn đề họ gặp phải và luôn trả lời các bài đánh giá tiêu cực.

Phản hồi của người dùng là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp không nên bỏ qua

Phản hồi của người dùng là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp không nên bỏ qua

Có một số công cụ được thiết kế để theo dõi và giám sát phản hồi của người dùng, ví dụ như Appbot.

Mục tiêu 5: Kiếm tiền từ ứng dụng

Mục tiêu cuối cùng đối với các nhà phát triển ứng dụng di động là kiếm tiền thành công từ các sản phẩm của họ. Dưới đây là một số KPI đã được sử dụng để đo lường doanh thu:

  • Doanh thu trung bình/mỗi người dùng (ARPU - Average Revenue Per User): Được tính bằng tổng doanh thu chia cho số lượng người dùng.
  • Giá trị lâu dài (LTV - Lifetime Value): Dự đoán về lợi nhuận ròng trong tương lai cho một người dùng cụ thể.
  • Doanh thu: Tổng số tiền thu nhập được tạo bằng Google AdMob, Facebook FAN, IAP, đăng ký,...

Muốn kiếm tiền hiệu quả từ ứng dụng mobile, chất lượng của người dùng phải quan trọng hơn số lượng lượt cài đặt. Người dùng trả nhiều tiền hơn sẽ có giá trị hơn so với người dùng chỉ thử cài và gỡ cài đặt. Tại thời điểm này, mục tiêu là tối ưu hóa chiến lược kiếm tiền, lắng nghe người dùng và đáp ứng nhu cầu của họ là chìa khóa dẫn đến nguồn doanh thu ổn định.

Đo lường các chỉ số KPI về khả năng gia tăng doanh thu của ứng dụng

Đo lường các chỉ số KPI về khả năng gia tăng doanh thu của ứng dụng

Một số công cụ phân tích và thông tin ứng dụng giúp tính toán và theo dõi ARPU và LTV như: AppsFlyer, Game Analytics hay Kochawa.

Trên đây, Bizfly đã chia sẻ cho bạn 5 nhóm chỉ tiêu KPI cần theo dõi khi tối ưu hoá ASO. Hy vọng những thông tin hữu ích chúng tôi đã cung cấp trên sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ và có những đánh giá phù hợp về các nhóm chỉ tiêu khi lập KPI khi tối ưu hoá ASO.

Doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế giao diện ứng dụng, tích hợp tính năng, làm lại app, hoặc cần tư vấn các giải pháp mobile app marketing. Hãy liên hệ với Bizfly App qua hotline 1900 63 64 65 để được hỗ trợ miễn phí.

Bizfly App tặng ngay gói tối ưu ASO cho khách hàng đăng ký thành công dịch vụ mobile app qua website, giúp tăng khả năng hiển thị và cài đặt ứng dụng trên App Store, gia tăng chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Chi tiết xem tại: Thiết kế app mobile chuyên nghiệp theo yêu cầu

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly