BOD là gì? Vai trò, trách nhiệm của Board of Directors trong doanh nghiệp

Thủy Nguyễn 10/05/2024

BOD đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều hành công ty. Vậy BOD là gì? Qua bài viết này, Bizfly sẽ giới thiệu cho bạn khái niệm về Board of Directors cũng như vai trò và trách nhiệm của BOD trong điều hành doanh nghiệp. 

BOD là gì?

BOD (Board of Directors) là một nhóm tập hợp các nhà lãnh đạo cấp cao cùng đảm nhận vai trò điều hành hoạt động trong doanh nghiệp. Ở một số quốc gia, BOD được gọi là ban giám đốc. Tuy nhiên, cũng có một vài nơi gọi BOD là hội đồng quản trị. Do đó, việc bạn hiểu BOD là ban giám đốc hay hội đồng quản trị đều không sai.

Những người nằm trong nhóm Board of Directors thường có vai trò đưa ra những quyết định mang tính chiến lược sau cùng. Họ thường xuyên phải tham gia vào các cuộc họp định kỳ để cùng thống nhất các chính sách cho doanh nghiệp cũng như giám sát vận hành, tình hình tài chính của tổ chức.

BOD là gì?
BOD là gì?

BOD gồm những ai?

Theo cơ cấu, BOD sẽ bao gồm các thành viên chủ chốt và các thành viên quan trọng khác. Cụ thể:

  • Chủ tịch - Chairman

Đây là người có vai trò quan trọng, giữ chức vụ và quyền lực cao nhất trong doanh nghiệp. Tuỳ vào quy mô của đơn vị mà chủ tịch sẽ đảm nhận thêm các vị trí khác như giám đốc điều hành... Họ cũng là nhân vật đứng đầu trong hội đồng quản trị công ty.

  • Ban giám đốc đối nội

Ban này sẽ tập hợp một nhóm các giám đốc bộ phận. Họ sẽ đảm nhận các vị trí, vai trò khác nhau nhằm đảm bảo doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả, không mắc phải những sai sót ngoài tầm kiểm soát. Ví dụ, giám đốc hành chính nhân sự, giám đốc tài chính...

  • Ban giám đốc đối ngoại

Đúng như tên gọi, những người nằm trong nhóm giám đốc đối ngoại sẽ đảm nhận vị trí điều hành, quản lý các công việc liên quan trực tiếp đến đối ngoại. Thường họ sẽ là các bộ phận phải gặp gỡ khách hàng, đối tác hoặc thực hiện các chiến dịch marketing - quảng cáo...

Tuỳ vào quy mô của doanh nghiệp mà số lượng thành viên trong ban giám đốc đối ngoại sẽ nhiều, ít khác nhau. Một số vị trí giám đốc được liệt vào nhóm này như: Giám đốc Marketing, giám đốc kinh doanh, giám đốc vận hành...

Vai trò, trách nhiệm của Board of Directors trong doanh nghiệp

Sau khi nắm được BOD là gì thì việc hiểu được vai trò của Ban điều hành rất quan trọng đối với hoạt động và sự phát triển của một doanh nghiệp. Cụ thể, vai trò của BOD bao gồm: 

  • Giám sát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trên nhiều phòng ban, bộ phận.
  • Đảm bảo các hoạt động kiểm toán được thực hiện đầy đủ và hiệu quả.
  • Đưa ra quyết định về mục tiêu, định hướng, chiến lược và kế hoạch cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của toàn doanh nghiệp.
  • Thiết lập và xây dựng một hệ thống quản lý toàn diện cho doanh nghiệp.
  • Lên lịch họp thường xuyên giữa các thành viên BOD để cập nhật và thảo luận về tình hình của công ty một cách kịp thời và toàn diện hơn.
  • Thiết lập sứ mệnh và tầm nhìn cho doanh nghiệp để hướng đến và đạt được uy tín, sự tin cậy trên thị trường, đồng thời đảm bảo doanh nghiệp luôn đi đúng hướng và không lạc khỏi các mục tiêu ban đầu.
  • Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao bởi các cổ đông và bảo vệ quyền lợi của các cổ đông hoặc nhà đầu tư trong doanh nghiệp.
  • Tìm kiếm và đào tạo nhân tài, cũng như nâng cao năng lực của nhân viên để thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Vai trò của BOD trong doanh nghiệp
Vai trò của BOD trong doanh nghiệp

Ngoài ra, trong doanh nghiệp trách nhiệm của Ban điều hành (BOD) không chỉ là quản lý mà còn xác định hướng phát triển chiến lược. Đồng thời đảm bảo sự bền vững của tổ chức trong tương lai. Cụ thể: 

  • Lên kế hoạch và điều hành tổ chức chiến lược

BOD tham gia vào việc xác định chiến lược tổ chức, đề ra các mục tiêu cụ thể và phương hướng phát triển. Ngoài ra, BOD cần đảm bảo rằng các quyết định được đưa ra phù hợp với mục tiêu dài hạn của tổ chức và mang lại giá trị cho cổ đông và nhân viên.

  • Bảo vệ tài sản và giám sát tài chính

BOD có trách nhiệm giám sát tài sản và tình hình thu chi của tổ chức, đảm bảo tài sản được bảo vệ và sử dụng hiệu quả. Họ cần phải kiểm tra và xác minh thông tin tài chính để đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 

  • Đánh giá năng lực và tuyển chọn thành viên cho BOD

Ngoài ra, BOD cần đánh giá năng lực của từng thành viên, đảm bảo rằng họ có đủ kiến thức và kỹ năng để đóng góp vào quá trình ra quyết định của tổ chức. 

  • Đánh giá và lựa chọn giám đốc điều hành tiềm năng

Cuối cùng, BOD cần đánh giá hiệu suất của giám đốc điều hành hiện tại và tìm kiếm người kế nhiệm tiềm năng. Đồng thời cần đảm bảo rằng người đứng đầu tổ doanh nghiệp có khả năng lãnh đạo, quản lý và phát triển doanh nghiệp theo hướng bền vững.

Trách nhiệm của BOD trong doanh nghiệp

Tố chất cần có của các thành viên BOD

Vì BOD là vị trí đầu não, quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Vậy nên để trở thành một thành viên BOD xuất sắc, các cá nhân cần có những tố chất: 

Khả năng lãnh đạo

BOD có vai trò lãnh đạo và định hướng tổ chức. Do đó, các thành viên BOD phải có kỹ năng lãnh đạo, khả năng truyền cảm hứng, truyền đạt rõ ràng và đưa ra quyết định sáng suốt đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế nhiều thách thức.

Tầm nhìn chiến lược

BOD chịu trách nhiệm thiết lập các mục tiêu dài hạn cho tổ chức. Các thành viên Board of Directors cần có khả năng đánh giá các xu hướng thị trường, dự đoán những thay đổi trong tương lai và định hình một lộ trình rõ ràng để đạt được mục đích của tổ chức.

Biết sử dụng nhân tài

Họ cần có khả năng thu hút và duy trì một đội ngũ quản lý hiệu quả. Các thành viên BOD cần có khả năng nhận biết nhân tài và tạo ra một môi trường làm việc giúp nhân viên có thể làm việc và cống hiến hết mình.

Tố chất cần có của BOD
Tố chất cần có của BOD

BOD được bổ nhiệm và miễn nhiệm theo cơ chế nào?

Bổ nhiệm

Tuỳ vào quy định của từng đơn vị, doanh nghiệp mà Board of Directors sẽ được bổ nhiệm theo những cách khác nhau. Thông thường, quy trình bổ nhiệm BOD sẽ đi theo trình tự cơ bản sau:

Đầu tiên xác định số lượng mà BOD đang còn thiếu dựa trên quy định của công ty và pháp luật hiện hành.

Thứ hai, ban điều hành BOD họp bàn và đề cử các ứng viên phù hợp. Tiêu chí để lựa chọn thường dựa trên kinh nghiệm, năng lực và đạo đức làm việc cũng như đóng góp cho công ty (nếu là nguồn nhân lực sẵn có).

Ví dụ, doanh nghiệp đang thiếu vị trí giám đốc marketing, bộ phận liên quan sẽ tiến hành xét duyệt các ứng cử viên tiềm năng có sẵn hoặc tìm kiếm ứng viên có năng lực bên ngoài. 

Thứ ba, các thành viên ban điều hành đưa ra biểu quyết để lựa chọn ứng viên phù hợp nhất. 

Miễn nhiệm BOD

Trong trường hợp thành viên Board of Directors vi phạm nghiêm trọng quy định của doanh nghiệp, pháp luật sẽ bị kỷ luật và miễn nhiệm chức vụ. Một số vi phạm khiến thành viên BOD bị miễn nhiệm như:

  • Sai phạm trong công việc gây ra ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích, uy tín công ty
  • Có các hành vi gian lận hoặc vướng phải cáo buộc liên quan đến pháp luật
  • Có hành vi thông đồng, gian lận ảnh hưởng tính minh bạch, chính xác của các cuộc bỏ phiếu trong BOD
  • Lạm dụng chức quyền, chống đối lại tổ chức, doanh nghiệp

Trên đây là những thông tin cơ bản về khái niệm "BOD là gì?" cũng như vai trò, trách nhiệm của BOD trong một doanh nghiệp. Việc hiểu rõ vai trò của BOD sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và đạt được mục tiêu kinh doanh một cách bền vững. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về chủ đề này, hãy liên hệ Bizfly để được giải đáp ngay nhé!

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly