Giám đốc kinh doanh đóng vai trò không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Vị trí này làm cầu nối để kết nối và vận hành các bộ phận trong quá trình kinh doanh. Cùng Bizfly tìm hiểu ngay bài viết sau để hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của giám đốc kinh doanh cần thực hiện.
Giám đốc kinh doanh tên tiếng Anh là Chief Customer Officer viết tắt là CCO. Đây là người đứng đầu và quản lý bộ phận kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Người giữ chức vụ này sẽ chịu trách nhiệm điều, hành, chỉ đạo đưa ra chiến lược kinh doanh để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu liên quan tới lợi nhuận, doanh số và đóng góp vào sự phát triển chung.
Các CCO thường là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng, nhiều năm kinh nghiệm và quan trọng hơn là phải có khả năng lãnh đạo, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định. Bên cạnh đó, một Giám đốc kinh doanh giỏi sẽ thành thạo kỹ năng phân tích cũng như dự báo hướng đi của thị trường.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có vị trí giám đốc kinh doanh. Người này có trách nhiệm phải báo cáo công việc cho CEO hoặc BOD (Ban giám đốc).
Giám đốc kinh doanh đóng vai trò là người dẫn đầu trong các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Dưới đây là các vai trò chủ chốt của giám đốc kinh doanh:
Giám đốc kinh doanh sẽ là người “đầu tàu” chịu trách nhiệm xác định và xây dựng các chính sách cho việc kinh doanh của doanh nghiệp. Việc vạch ra hướng đi và mục tiêu rõ ràng giúp các nhân sự dễ dàng hành động và thực hiện theo.
Với vai trò chủ chốt trong hoạt động kinh doanh, giám đốc có thể đàm phán, trao đổi với các bên liên quan, các nhà cung cấp để đàm phán hợp đồng và đem về phần lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp mình.
Vai trò không thể thiếu của giám đốc kinh doanh là xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng của doanh nghiệp. Bằng cách duy trì liên lạc với các khách hàng VIP, đối tác quan trọng cần giám đốc đứng ra làm việc.
Đồng thời đưa ra các chính sách hỗ trợ, hậu mãi hợp lý để cấp dưới thực hiện theo. Đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng để công việc kinh doanh ổn định, bền vững.
Là người đưa ra các quyết định quan trọng, chịu trách nhiệm giám sát cấp dưới, các báo cáo phân tích hoạt động tài chính, xu hướng bán hàng, giám đốc sẽ xác định được doanh nghiệp có đang kinh doanh hiệu quả hay không. Nhằm đưa ra quyết định, sự thay đổi kịp thời cải thiện hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Chẳng hạn như, khi giám đốc nhận thấy các bộ phận đang tích lũy lãng phí nguồn cung cấp và thiết bị không cần thiết, vì vậy giám đốc có thể quyết định cắt giảm những khoản chi tiêu này để tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Chức vụ quản lý kinh doanh này nhằm thúc đẩy và phát triển doanh số trong mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, một số yêu cầu không thể thiếu ở giám đốc kinh doanh như:
Để có thể ứng tuyển vào vị trí giám đốc kinh doanh, giữ vai trò phát triển các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp, các ứng viên cần có trình độ học vấn tốt, bằng cử nhân, thậm chí là thạc sĩ, tiến sĩ trong các lĩnh vực như: Kinh tế, quản trị kinh doanh, marketing, MBA,...
Để trở thành một người lãnh đạo trong doanh nghiệp, đặc biệt là giám đốc kinh doanh, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm từ 10 đến 15 năm trong việc quản lý và lãnh đạo nhân sự cũng như sự am hiểu về chuyền ngành và các khía cạnh của kinh doanh như: Thị trường, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm, người tiêu dùng,...
Mức kinh nghiệm này có thể linh động thay đổi theo tùy từng quy mô doanh nghiệp và khả năng làm việc thực tế của ứng viên.
Bên cạnh trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc được yêu cầu khắt khe thì một số kỹ năng mềm cũng rất quan trọng bổ trợ cho giám đốc kinh doanh trong quá trình làm việc như:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng tổ chức
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
- Tầm nhìn chiến lược, tư duy phân tích
Với vai trò quan trọng và yêu cầu khắt khe thì công việc của một giám đốc kinh doanh cần thực hiện là:
CCO là người đứng đầu trong bộ phận kinh doanh, quản lý nhân sự toàn bộ trong nhóm kinh doanh, marketing, quan hệ khách hàng hay PR,...
Giữ vai trò đào tạo, gắn kết toàn bộ nhân sự, quản lý công việc theo tháng, theo quý và đưa ra quyết định về các hoạt động của doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển và hoàn thành mục tiêu chung.
Nhằm đạt được hiệu quả trong kinh doanh, giám đốc sẽ chịu trách nhiệm định hướng và lên kế hoạch tổng thể cho doanh nghiệp mình như: Xu hướng thị trường, mong muốn khách hàng, nghiên cứu đối thủ,...
Giám đốc kinh doanh cần xây dựng chiến lược sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp. Đồng thời, đảm bảo rằng sản phẩm/dịch vụ đó mang lại giá trị cho khách hàng và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Để khách hàng tiếp cận được sản phẩm/dịch vụ của đơn vị mình hiệu quả thì giám đốc kinh doanh cần xây dựng một chiến lược bán hàng phù hợp thông qua việc: Nghiên cứu khách hàng, thiết lập mục tiêu bán hàng, đưa ra chiến lược giá cả, quyết định các kênh bán hàng,...
Doanh nghiệp cần có một chiến lược marketing phù hợp để thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, đồng thời giữ chân khách hàng hiện có.
Lúc này, giám đốc kinh doanh cần phối hợp với các bộ phận liên quan như: Bộ phận bán hàng, bộ phận phát triển sản phẩm, bộ phận chăm sóc khách hàng,... để hoàn thành công việc.
Giám đốc kinh doanh là người đầu tàu trong quá trình định hướng tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược cho doanh nghiệp mình. Vì vậy, xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu đẹp, uy tín, chuyên nghiệp trong mắt khách hàng và các đối tác là công việc quan trọng của giám đốc kinh doanh.
Với vai trò và các yêu cầu như bên trên dành cho một giám đốc kinh doanh, chức vụ này có khá nhiều công việc phải làm và đi kèm với nhiều áp lực. Vì vậy, mức lương của vị trí CCO khá cao so với mặt bằng chung trên thị trường. Cụ thể, bạn hãy tham khảo thu nhập trung bình của CCO qua khảo sát của chúng tôi:
Hy vọng qua bài viết trên của Bizfly, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về chức vụ giám đốc kinh doanh cũng như vai trò và công việc của nó trong mỗi doanh nghiệp. Hãy truy cập vào website của chúng tôi để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích.