7 bước xây dựng chiến lược Content Marketing thành công từ A đến Z

Thủy Nguyễn 26/07/2022

Xây dựng chiến lược Content Marketing không còn là công việc mới đối với những người đang làm trong ngành truyền thông và marketing. Tuy nhiên để áp dụng thành công vào hoạt trộng truyền thông của doanh nghiệp thì không phải là điều dễ dàng.

Các chuyên gia Bizfly sẽ đưa ra những thông tin kiến thức về cách xây dựng chiến lược Content Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tối ưu hóa kế hoạch truyền thông của mình. Bạn đọc tham khảo bài viết sau.

Hiểu rõ về khái niệm chiến lược Content Marketing

Content Marketing hiểu một cách đơn giản là quá trình mà doanh nghiệp xây dựng nội dung chất lượng, có tính nhất quán trong một thời gian dài để nhằm mục đích tiếp cận, kết nối và duy trì mối quan hệ với khách hàng mục tiêu hay một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Mục đích của Content Marketing chính là thu hút, thúc đẩy khách hàng quan tâm, yêu thích và lựa chọn sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Hiểu rõ về khái niệm chiến lược Content Marketing

Hiểu rõ về khái niệm chiến lược Content Marketing

Vì vậy, chiến lược Content Marketing được hiểu là một kế hoạch, lộ trình triển khai nội dung từ việc lên ý tưởng, triển khai và quản trị để nâng cao khả năng giữ chân khách hàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp. Chiến lược Content Marketing sẽ đề cập và nhấn mạnh đến mục tiêu, tầm nhìn, phong cách diễn đạt hay phương thức quản trị… 

Đọc thêm: 11 kỹ năng viết content đỉnh cao giúp bạn rèn luyện mỗi ngày

Lợi ích của việc xây dựng chiến lược Content Marketing

Việc xây dựng một chiến lược Content Marketing sẽ mang đến những giá trị to lớn cho doanh nghiệp như sau:

Cải thiện hiệu suất: 

Nếu không có một chiến lược Content Marketing cụ thể, doanh nghiệp sẽ không biết được nên bắt đầu từ đâu, cách triển khai cũng như quản lý như thế nào cho hiệu quả. Khi đã có một chiến lược triển khai tổng thể, việc xây dựng ý tưởng, mục tiêu, chủ đề, nguồn cảm hứng hay phân chia công việc sẽ trở nên phù hợp và rõ ràng hơn.

Cải thiện tính nhất quán

Một chiến dịch Content Marketing thường sẽ bao gồm các chiến lược truyền thông về thương hiệu của doanh nghiệp. Để đảm bảo tính nhất quán trong quá trình triển khai, xây dựng chiến lược Content Marketing là điều cần thiết mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm. Tính nhất quán sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, đề cao lòng trung thành với tầm nhìn, sứ mệnh hay các giá trị cốt lõi của tổ chức.

Dễ dàng nhắm đối tượng

Hiểu được độc giả của mình là ai, nội dung của mình sẽ nhắm đến đối tượng nào sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, thu hút được những khách hàng mục tiêu cho sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Mỗi một đối tượng khách hàng sẽ có những nội dung phù hợp khác nhau để có thể tác động vào nhu cầu của họ, xây dựng chiến lược Content Marketing sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành việc này một cách hiệu quả.

Nâng cao hình ảnh thương hiệu

Cùng với mục đích nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng, một chiến lược Content Marketing sẽ giúp doanh nghiệp phát triển hình ảnh thương hiệu của mình trong mắt của khách hàng. Chiến lược này sẽ định hình phương hướng, phong cách và nâng cao hình ảnh thương hiệu nhanh chóng, hiệu quả.

Đọc thêm: Quảng bá thương hiệu là gì và 9 phương pháp tối ưu cho doanh nghiệp

Quy trình 7 bước xây dựng chiến lược Content Marketing hoàn hảo

Theo các chuyên gia Marketing đánh giá, không có một quy trình chung nào cho việc xây dựng chiến lược Content Marketing bởi mỗi một loại hình doanh nghiệp sẽ cần có những thách thức, mục tiêu và cách thức triển khai khác nhau. Tuy nhiên, mọi người có thể tham khảo qua quy trình 7 bước cơ bản dưới đây bởi đây đều là những thành phần cơ bản để tạo lên một chiến lược Content Marketing hiệu quả.

Quy trình 7 bước xây dựng chiến lược Content Marketing hoàn hảo

Quy trình 7 bước xây dựng chiến lược Content Marketing hoàn hảo

Bước 1: Xác định mục tiêu

Bước đầu tiên khi xây dựng một chiến lược Content Marketing đó chính là phải xác định được mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ triển khai là gì, làm thế nào để biết được việc triển khai đã thành công hay thất bại…

Thông thường, mục tiêu của một tổ chức khi sử dụng Content Marketing sẽ liên quan đến việc gia tăng doanh số bán hàng, doanh thu kinh doanh, nâng cao nhận thức về thương hiệu, xây dựng lòng trung thành của khách hàng hay hỗ trợ giải quyết vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Các mục tiêu này thường không cố định và có thể thay đổi theo thời gian dựa theo nhu cầu hay các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Bước 2: Xây dựng bộ chỉ số đo lường

Một mục tiêu khả thi là một mục tiêu cụ thể và có khả năng đo lường được. Điều này có nghĩa là khi thiết lập chiến lược Content Marketing, doanh nghiệp cần xây dựng bộ chỉ số để đo lường hiệu quả thực hiện.

Ví dụ, với mục tiêu nâng cao hình ảnh thương hiệu thì chỉ số đo lường tính hiệu quả có thể là lượt truy cập, lượt tương tác, chia sẻ, xem…hay với mục tiêu là nâng cao khả năng đăng ký email thì chỉ số đo lường của công việc này sẽ là số lượng người đng ký email. 

Để đảm bảo tính thiết thực của mục tiêu đề ra, mọi người có thể sử dụng nguyên tắc SMART sau khi đã thiết lập được mục tiêu và chỉ số đo lường hiệu quả công việc.

Bước 3: Xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Một chiến lược Content Marketing thành công phải hướng đến đúng đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp cần. Tuy nhiên, việc phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu thường không đơn giản cần thời gian nghiên cứu, khảo sát hay thu thập ý kiến của khách hàng để từ đó tìm ra đặc điểm chung, các yếu tố nhắm mục tiêu để hiểu rõ hơn về đối tượng của mình.

Xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Ở bước này, để xác định được khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả, mọi người cần các thông tin như nghề nghiệp, vị trí địa lý, độ tuổi, giới tính, thu nhập, tính cách hay các vấn đề, nỗi đau..Và để có những thông tin này, doanh nghiệp cần tiến hành các nghiên cứu, khảo sát hay sử dụng các nền tảng mạng xã hội…

Bước 4: Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Việc phân tích đối thủ là cơ hội để doanh nghiệp xem xét về những ý tưởng nội dung mà mình triển khai có bị sao chép, đánh cắp hay không. Ngoài ra, dựa vào phân tích chiến lược của đối thủ, doanh nghiệp cũng sẽ hiểu rõ hơn về thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược cũng như tâm lý của khách hàng.

Bước 5: Đánh giá nội dung đã triển khai

Sau khi đã nghiên cứu, phân tích được mục tiêu, khách hàng và đối thủ, bước tiếp theo trong xây dựng chiến lược Content Marketing doanh nghiệp cần phải đánh giá lại những chiến lược nội dung mà mình đã triển khai để xác định lại tính khả thi, chi phí, nguồn lực hay mức độ thành công của dự án từ đó có phương án chỉnh sửa, thay đổi và tối ưu.

Bước 6: Đưa ra ý tưởng nội dung thu hút

Đây là bước mà doanh nghiệp sẽ triển khai sáng tạo ra các nội dung chất lượng, sáng tạo để phục vụ cho mục tiêu mà mình đưa ra. Khi xây dựng nội dung, mọi người cần lưu ý phân loại từng nhóm nội dung theo từng giai đoạn cụ thể.

Bước 7: Lựa chọn hình thức triển khai nội dung

Một chiến lược Content Marketing có thể được triển khai theo nhiều hình thức khác nhau và trên nhiều kênh truyền thông khác nhau. Tùy thuộc vào mục tiêu và lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức triển khai sao cho khả năng tiếp cận và thu hút khách hàng được nâng cao.

Lựa chọn hình thức triển khai nội dung

 Lựa chọn hình thức triển khai nội dung

Sau đây là một vài hình thức triển khai nội dung cơ bản mà mọi người có thể tham khảo:

  • Nội dung dạng Blogs: Đây được xem là hình thức triển khai nội dung cơ bản và phổ biến nhất nhằm mục đích thu hút khách hàng thường xuyên ghé thăm các trang web để tìm kiếm thông tin.
  • Nội dung dạng Ebooks: Ebooks (sách điện tử) là dạng nội dung được xuất bản dưới dạng file PDF cho phép người đọc tải về và xem lại sau mà không cần phải truy cập website hay cần mạng internet. 
  • Nội dung dạng Infographics: Đây được xem là một hình thức triển khai nội dung nhận được rất nhiều sự thu hút của khách hàng khi tiếp cận thông tin trên mạng internet. 
  • Nội dung dạng Video: Video càng ngày càng trở nên phổ biến trên môi trường internet và mạng xã hội, trở thành công cụ được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng. Đây là công cụ có khả năng thúc đẩy khách hàng vô cùng mạnh mẽ và được người dùng quan tâm, chia sẻ một cách nhanh chóng.

Triển khai và đánh giá hiệu quả

Đây là bước cuối cùng trong xây dựng chiến lược Content Marketing, doanh nghiệp cần triển khai và đo lường hiệu quả về độ hiệu quả mà chiến dịch mang lại từ đó có sự thay đổi, bổ sung hay nâng cấp để làm sao đạt kết quả tốt nhất cho tổ chức.

Như vậy, nội dung bài viết về cách xây dựng chiến lược Content Marketing hiệu quả mang lại lợi ích cao cho doanh nghiệp đã được các chuyên gia của Bizfly chia sẻ xong. Hy vọng thông qua kiến thức bên trên, mọi người đã có cái nhìn rõ ràng hơn về cách làm thế nào để có thể tạo ra được một chiến lược triển khai content Marketing thật hiệu quả từ đó mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp.

Đọc thêm bài viết "Infographic là gì? Lợi ích và cách tạo Infographic" để triển khai nội dung thu hút, chiếm trọn sự quan tâm của người đọc

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly