Chiến lược phân phối rộng rãi: các loại hình và quy trình xây dựng chiến lược

Đỗ Minh Đức 15/12/2023

Chiến lược phân phối rộng rãi (chiến lược phân phối rộng khắp) giúp khả năng thâm nhập thị trường của doanh nghiệp trở nên khả thi và đạt hiệu quả hơn, chiến lược độc đáo này thường được sử dụng khi doanh nghiệp muốn tận dụng nhiều kênh phân phối cùng một lúc. Cùng Bizfly tìm hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm và quy trình xây dựng chiến lược phân phối rộng rãi qua bài viết dưới đây. 

Chiến lược phân phối rộng rãi là gì?

Chiến lược phân phối rộng rãi là chiến lược mà các nhà sản xuất, doanh nghiệp sử dụng để phân phối, tiếp thị và quảng bá các dịch vụ/sản phẩm đến nhiều khách hàng thông qua các siêu thị, đại lý, cửa hàng bán buôn, bán lẻ,... 

Mục tiêu của chiến lược này nhằm tăng sự nhận diện thương hiệu, mở rộng thị trường, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng để nâng cao doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Chiến lược phân phối rộng rãi là chiến lược mà các nhà sản xuất, doanh nghiệp sử dụng để phân phối, tiếp thị sản phẩm qua nhiều kênh trung gian

Chiến lược phân phối rộng khắp là chiến lược sử dụng để phân phối, tiếp thị sản phẩm qua nhiều kênh trung gian. 

Các loại hình của chiến lược phân phối rộng rãi

Hiện nay, chiến lược phân phối rộng rãi được chia thành hai loại chính như sau:

  • Phân phối rộng rãi toàn cầu: Là một chiến lược phân phối mà doanh nghiệp sẽ tiếp cận và phân phối sản phẩm/dịch vụ của mình trên phạm vi toàn cầu mà không bị giới hạn bất cứ khu vực cụ thể nào. Chiến lược này cho phép các doanh nghiệp tiếp cận một lượng khách hàng tiềm năng lớn, từ giúp doanh nghiệp nâng cao doanh thu và lợi nhuận. 
  • Phân phối rộng rãi khu vực: Là một chiến lược phân phối mà doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc tiếp cận sản phẩm/dịch vụ của mình trên một khu vực nhất định. Với hình thức phân phối này, giúp doanh nghiệp tập trung tất cả nguồn lực của mình vào một khu vực nhất định, giúp doanh nghiệp nắm bắt và hiểu rõ hơn về đặc thù thị trường và nhu cầu tiêu dùng của khu vực, từ đó đem lại khả năng cạnh tranh hiệu quả cho doanh nghiệp.

Chiến lược phân phối rộng rãi có thể được phân loại dựa theo các yếu tố khác như:  

  • Số lượng kênh phân phối: Chiến lược phân phối rộng rãi có thể sử dụng một hoặc nhiều kênh phân phối.
  • Số lượng nhà phân phối: Chiến lược phân phối rộng rãi có thể sử dụng một hoặc nhiều nhà phân phối cho mỗi kênh phân phối.
  • Độ sâu của phân phối: Chiến lược phân phối rộng rãi có thể phân phối sản phẩm đến tất cả các loại cửa hàng, hoặc chỉ phân phối đến một số loại cửa hàng nhất định.

Một số loại hình của chiến lược phân phối rộng rãi

Một số loại hình của chiến lược phân phối rộng rãi

Ưu điểm và hạn chế của chiến lược 

Phân phối rộng rãi được biết đến với nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó chiến lược này vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Cùng tìm hiểu rõ hơn về các ưu điểm và hạn chế này ngay sau đây. 

Ưu điểm 

  • Tiếp cận khách hàng ở phạm vi rộng: Với chiến lược phân phối rộng rãi này, đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tiếp cận được một lượng lớn khách hàng, gia tăng cơ hội chuyển đổi, thúc đẩy hành vi mua hàng, nang cao doanh số bán hàng.
  • Nhận diện thương hiệu tốt: Với chiến lược phân phối này, khách hàng sẽ tiếp cận thường xuyên với sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó nâng cao khả năng nhận diện, tạo dựng lòng tin và sự uy tín đối với các người tiêu dùng. 
  • Tối ưu hóa chi phí: Phân phối rộng rãi sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí marketing, tìm đơn vị phân phối qua đó tối ưu lợi nhuận lớn nhất về cho doanh nghiệp. 
  • Cạnh tranh hiệu quả: Sự xuất hiện rộng rãi của các sản phẩm trên thị trường giúp nâng cao hiệu quả cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường nhằm giành được vị thế đứng đầu thị trường. 

Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược phân phối rộng rãi

Ưu điểm và nhược điểm của chiến lược phân phối rộng rãi 

Hạn chế 

  • Khó khăn trong quá trình kiểm soát: Quản lý một số lượng lớn kênh phân phối có thể gây mất kiểm soát và khó khăn trong công việc duy trì chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm khi tung ra thị trường. 
  • Cạnh tranh nội bộ: Khi có quá nhiều các nhà phân phối thì vấn đề xung đột, cạnh tranh nội bộ là không thể tránh khỏi. Cạnh tranh về số lượng hàng hóa, quyền lợi phân phối,... 
  • Rủi ro về hàng tồn kho: Đối với những doanh nghiệp không quản lý chặt tình trạng hàng tồn kho của các nhà phân phối, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng gây mất uy tín cho thương hiệu doanh nghiệp.
  • Vấn nạn hàng giả hàng nhái: Khi sử dụng chiến lược phân phối rộng rãi bên cạnh việc tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng thì việc làm giả, làm nhái sản phẩm cũng là vấn đề cần lưu tâm. Lúc này, các nhà sản xuất, doanh nghiệp cần có những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn tình trạng này như sử dụng tem độc quyền, bao bì độc quyền,...

Quy trình xây dựng chiến lược phân phối rộng rãi

Chiến lược phân phối rộng khắp thường được áp dụng cho các hàng hóa/sản phẩm thông thường, có nhu cầu tiêu dùng cao như: thực phẩm, đồ gia dụng, mỹ phẩm, quần áo,... Vì vậy các doanh nghiệp cần xây dựng một quy trình chiến lược phân phân phối rộng rãi tối ưu, hiệu quả. Doanh nghiệp có thể tham khảo thực hiện theo quy trình sau:

Xây dựng một quy trình chiến lược phân phân phối rộng rãi tối ưu, hiệu quả

Xây dựng một quy trình chiến lược phân phân phối rộng rãi tối ưu, hiệu quả

Bước 1: Nghiên cứu và phân tích thị trường 

Việc đầu tiên trong quy trình xây dựng chiến lược phân phối rộng rãi để doanh nghiệp có thể hiểu rõ về khách hàng tiềm năng, đặc điểm thị trường, và các kênh phân phối hiện có. Điều này bao gồm việc doanh nghiệp cần phải tìm hiểu về loại sản phẩm, đối tượng khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc phân phối sản phẩm. 

Bước 2: Xác định mục tiêu phân phối

Dựa trên nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu phân phối cho mình. Các mục tiêu có thể bao gồm như: tăng doanh số bán hàng, tăng khả năng tiếp cận sản phẩm với khách hàng, tăng nhận thức về sản phẩm với người tiêu dùng hay gia tăng thị phần. Qua đó giúp doanh nghiệp làm rõ được mục tiêu phân phối và triển khai một cách hiệu quả. 

Nghiên cứu, phân tích và xác định mục tiêu phân phối

Nghiên cứu, phân tích và xác định mục tiêu phân phối

Bước 3: Lựa chọn kênh phân phối

Doanh nghiệp cần lựa chọn kênh phân phối phù hợp với mục tiêu, nhu cầu thị trường, và khả năng của mình. Các kênh phân phối doanh nghiệp có thể lựa chọn bao gồm: kênh bán lẻ, kênh bán hàng trực tuyến, đại lý, nhà phân phối bán buôn và nhiều hình thức phân phối khác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xem xét thêm các yếu tố như tính hiệu quả, tiếp cận khách hàng, chi phí, và khả năng kiểm soát trong quá trình chọn kênh phân phối.

Bước 4: Xây dựng mạng lưới phân phối

Bạn cần xây dựng mạng lưới phân phối để đảm bảo rằng sản phẩm của bạn được đưa đến khách hàng một cách hiệu quả. Điều này bao gồm việc xác định và thiết lập các mối quan hệ với các đối tác phân phối, như đại lý, nhà bán lẻ, nhà phân phối, hoặc các đối tác liên kết khác. Các yếu tố cần chú trọng như: độ tin cậy, khả năng phân phối, khả năng cung ứng của các đối tác.

Bước 5: Quản lý và tối ưu hóa mạng lưới phân phối

Sau khi xây dựng mạng lưới phân phối, bạn cần quản lý và tối ưu hóa nó để đảm bảo rằng sản phẩm của bạn được phân phối một cách hiệu quả. Điều này bao gồm việc theo dõi hiệu suất của các kênh phân phối, tối ưu hóa quy trình và hệ thống vận chuyển, quản lý quan hệ với các đối tác phân phối, và thực hiện các cải tiến liên tục để nâng cao hiệu quả phân phối.

Bước 6: Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh chiến lược

Cuối cùng, bạn cần đánh giá hiệu quả của chiến lược phân phối và điều chỉnh nếu cần. Điều này có thể bao gồm việc đánh giá các chỉ số khả năng tiếp cận sản phẩm, hiệu suất phân phối, như doanh số bán hàng, khối lượng tiêu thụ, lợi nhuận, và đánh giá phản hồi từ khách hàng. Dựa trên đánh giá này, bạn có thể điều chỉnh chiến lược phân phối, thay đổi kênh phân phối, tăng cường quy trình phân phối, hoặc thực hiện các biện pháp khác để nâng cao hiệu quả của mô hình phân phối.

Lưu ý khi lựa chọn chiến lược phân phối rộng rãi

Khi doanh nghiệp quyết định lựa chọn chiến lược phân phối rộng rãi để phân phối sản phẩm, hãy lưu ý những điều quan trọng sau:

Một số lưu ý khi lựa chọn chiến lược phân phối rộng rãi

Một số lưu ý khi lựa chọn chiến lược phân phối rộng rãi

  • Nghiên cứu thị trường là chìa khóa để nắm được nhu cầu và hành vi của khách hàng. Hãy xác định tệp khách hàng mục tiêu và thị trường mà doanh nghiệp muốn hướng tới. 
  • Quản lý chặt chẽ vấn đề hàng tồn kho để xử lý và giải quyết tránh tình trạng không bán được hàng và lưu kho gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
  • Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp, quy trình kiểm soát sản phẩm cũng cần được duy trì chặt chẽ. Sử dụng công nghệ và hệ thống thông tin để quản lý và theo dõi hiệu suất chiến lược phân phối là thiết yếu.
  • Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà phân phối cần được xây dựng và duy trì một cách tích cực.Các chính sách, hợp đồng quyền lợi cần phải rõ ràng, minh bạch. Hỗ trợ và tương tác tốt để cả hai bên có thể tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả. 
  • Cuối cùng, hãy theo dõi và đánh giá chiến lược phân phối rộng rãi xem có phù hợp với mục tiêu kinh  doanh của doanh nghiệp hay không để điều chỉnh chiến lược và đạt được kết quả tốt nhất trên thị trường. 

Với thị trường kinh doanh như hiện nay, chiến lược phân phối rộng rãi đã trở thành một chiến lược quan trọng và góp phần vào sự thành công của mỗi doanh nghiệp, mang khách hàng tiếp cận gần hơn với sản phẩm và nhận diện thương hiệu tốt hơn. Qua bài viết trên, Bizfly tin rằng bạn và doanh nghiệp sẽ đưa ra được quyết định có sử dụng chiến lược phân phối rộng rãi trong chiến lược kinh doanh hay không. 

Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly