Tối đa hoa lợi nhuận và doanh thu bán hàng là đích đến cuối cùng mà doanh nghiệp nào cũng cần hướng đến khi tham gia hoạt động kinh doanh. Một doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận tốt sẽ chứng tỏ doanh nghiệp đó đang hoạt động hiệu quả và có khả năng phát triển trong tương lai.
Trong nội dung bài viết hôm nay, Bizfly sẽ làm rõ cho mọi người khái niệm về doanh thu, tầm quan trọng cũng như cách để gia tăng doanh thu hiệu quả.
Doanh thu được hiểu là toàn bộ các khoảng tiền mà doanh nghiệp đạt được thông qua quá trình giao dịch, mua bán, trao đổi hàng hóa hay các hoạt động đem lại lợi ích khác. Từ chỉ số doanh thu thực tế, chúng ta có thể xây dựng bảng báo cáo doanh thu cho một cá nhân hay tổ chức nào đó.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14: “Doanh thu là tổng giá trị những lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động kinh doanh, sản xuất thông thường và hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm gia tăng vốn chủ sở hữu (không tính khoản vốn góp của chủ sở hữu)”.
Doanh thu là một chỉ số vô cùng quan trọng phản ánh tình trạng hoạt động kinh doanh của một đơn vị trong một thời điểm nhất định. Khi nhìn vào chỉ số doanh thu này, mọi người sẽ biết được doanh nghiệp có đang hoạt động tốt hay không và doanh thu của doanh nghiệp đến từ những hoạt động nào.
Thông thường, các khoản doanh thu của doanh nghiệp đến từ các hoạt động như sau:
Doanh thu là tất cả giá trị doanh nghiệp đạt được thông qua hoạt động kinh doanh
Có rất nhiều người thường xuyên nhầm lẫn giữa khái niệm doanh thu, thu nhập và dòng tiền bởi chúng đều có đặc điểm chung là khoản thu nhập mà doanh nghiệp đạt được thông qua kinh doanh. Tuy nhiên, các khái niệm này là hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy, mọi người có thể tìm hiểu điểm khác nhau của chúng với nội dung dưới đây.
Như mọi người đã biết thì doanh thu chính là khoản tiền mà một cá nhân hay tổ chức đạt được thông qua hoạt động kinh doanh của mình trong khoảng thời gian nhất định. Trong khi đó thì thu nhập chính là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và chi phí hàng hóa. Có nghĩa là, thu nhập là mức giá trị thực, khoản tiền doanh nghiệp nhận về sau khi đã loại bỏ đi các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho việc mua và sản xuất hàng hóa.
Về công thức tính thì với doanh thu, doanh nghiệp sẽ phải dựa trên tổng giá trị của sản phẩm hay dịch vụ bán ra rồi sau đó nhân với đơn giá và cộng với các khoản phụ thu khác. Trong đó thì thu nhập sẽ lấy tất cả các khoản hợp đồng sản phẩm, dịch vụ hoặc số lượng khách hàng rồi nhân với giá dịch vụ.
Nếu doanh thu là khoản tiền doanh nghiệp có được khi kinh doanh thì dòng tiền lại là những khoản tiền có sẵn, bao gồm cả những khoản tiền bên ngoài hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Dựa vào chỉ số doanh thu thì doanh nghiệp có thể triển khai các hoạt động bán hàng cũng như tiếp thị hiệu quả còn dòng tiền chỉ là một chỉ số thanh khoản và quản lý tiền tệ.
Doanh thu là một chỉ số quan trọng đối với doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Nếu không có doanh thu, doanh nghiệp sẽ không thể chi trả chi phí cho hoạt động kinh doanh, vận hành doanh nghiệp hay nguồn vốn cho kỳ kinh doanh tiếp theo.
Khi doanh nghiệp đã đạt được nguồn doanh thu đều đặn dẫn đến tốc độ luân chuyển nguồn vốn cũng được gia tăng từ đó giúp giá trị thanh khoản của doanh nghiệp được đảm bảo tạo điều kiện cho việc tái đầu tư, quay vòng vốn nhanh. Ngoài ra thì doanh thu còn là cơ sở để doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình trên thị trường khi tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng và lượng hàng hóa bán ra tăng trưởng tốt hơn.
Doanh thu có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của một doanh nghiệp
Để tính doanh thu bán hàng, bạn cần chia ra làm 2 loại là doanh thu thuần và tổng doanh thu. Trong đó:
Tổng doanh thu: Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ. Tổng doanh thu được tính dựa theo công thức = sản lượng x giá bán.
Doanh thu thuần: Là số tiền thực được sử dụng để đo lường hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Từ chỉ số doanh thu thuần, doanh nghiệp sẽ biết được tỷ lệ lãi lỗ của công ty từ hoạt động bán hàng là bao nhiêu.
Để tối đa hóa lợi nhuận hiệu quả không phải chuyện đơn giản, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có các chiến lược bán hàng và marketing phù hợp.
Khách hàng chính là những người sẽ mua sắm sản phẩm, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp từ đó tạo ra doanh thu cho tổ chức. Vì vậy, việc quan trọng doanh nghiệp cần phải thực hiện đó là xác định rõ ràng khách hàng của mình là ai, mong muốn, sở thích của họ là như thế nào từ đó có được phương án tiếp cận một cách hiệu quả.
Thông thường, doanh thu đến từ hoạt động bán hàng sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Vì vậy để tăng trưởng doanh thu hiệu quả, doanh nghiệp cần đẩy mạnh trong hoạt động bán hàng như tối ưu quy trình bán hàng, nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên, gia tăng chất lượng sản phẩm, cẩn thận trong khi đóng gói, giao hàng nhanh chóng…Tất cả điều này sẽ giúp gia tăng sự hài lòng của khách hàng từ đó khiến họ mua sắm, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
Để bán hàng hiệu quả, không thể thiếu những lời đánh giá hay phàn nàn của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp nắm bắt được những thiếu sót từ khâu sản xuất đến thành phẩm và tiếp thị đến tay khách hàng từ đó kịp thời khắc phục hiệu quả.
Thu thập phản hồi khách hàng giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh của tổ chức
Để tăng doanh thu bán hàng không thể thiếu việc gia tăng giá trị trung bình trên một đơn hàng của khách hàng. Giá trị của đơn hàng càng cao thì số tiền mà doanh nghiệp thu về càng lớn, vì vậy doanh nghiệp đừng bỏ qua phương pháp hiệu quả này. Muốn gia tăng giá trị trung bình trên một đơn hàng, doanh nghiệp có thể sử dụng các cách như sau: Cung cấp mã giảm giá, tặng gói ưu đãi kèm theo, tặng voucher, làm thẻ thành viên, miễn phí vận chuyển…
Nhân viên kinh doanh là người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng đồng thời có tác động vô cùng lớn đến quyết định mua sắm của khách hàng. Một nhân viên kinh doanh với thái độ làm việc chuyên nghiệp, niềm nở sẽ tạo ra cho khách hàng cảm giác thân thiết, vui vẻ từ đó dễ dàng thực hiện việc mua hàng nhiều hơn.
Dù đi trước hay đi sau thì bất kể một doanh nghiệp nào cũng sẽ có đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình trên thị trường. Việc nghiên cứu, phân tích đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt điểm mạnh, điểm yếu, của mình so với đối thủ từ đó đưa ra được phương án phát triển sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng tốt hơn.
Doanh thu không chỉ là một chỉ số để phản ánh mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp mà nó còn khẳng định vị thế trên thị trường. Một doanh nghiệp chỉ có thể phát triển thành công nếu như có kế hoạch tăng trưởng doanh thu bền vững và hiệu quả. Với kiến thức trên đây đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về khái niệm doanh thu là gì và các cách để tăng trưởng doanh thu hiệu quả.
Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp