Gross margin - Tỷ suất lợi nhuận gộp: Công thức & Cách tính GPM chi tiết

Nhật Lệ 30/04/2024

Lợi nhuận luôn là yếu tố được nhà đầu tư xem xét để đánh giá khả năng sinh lợi cho doanh nghiệp. Trong đó, Gross Margin (Biên lợi nhuận gộp) là chỉ số đầu tiên dùng để đánh giá khả năng đó của doanh nghiệp. Vậy hiểu tỷ suất lợi nhuận gộp như thế nào? Cách tính ra sao? Yếu tố nào sẽ tác động đến chỉ số này? Bài viết này sẽ cùng bạn đi tìm kiếm câu trả lời nhé! 

Gross Margin là gì? 

Gross Margin còn gọi là Gross Profit Margin (viết là GPM) là tỷ suất lợi nhuận gộp cho biết với mỗi đồng doanh thu tạo ra thì doanh nghiệp thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi giá vốn sản xuất.  

Định nghĩa Gross Margin là gì? 
Định nghĩa Gross Margin là gì? 

Chỉ số này rất quan trọng trong việc đánh giá khả năng cạnh tranh của thị trường, Gross Margin cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng tạo ra được lợi nhuận cao từ các hoạt động sản xuất, bán hàng. Ngược lại, tỷ suất lợi nhuận thấp thì doanh nghiệp sẽ có thể gặp khó khăn trong kinh doanh. 

Vai trò của Gross Margin 

Biên lợi nhuận gộp sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết các vấn đề sau đây: 

  • Nhận định hiệu quả hoạt động 

Qua chỉ số Gross Margin, nhà quản lý có thể nhận định được doanh thu của công ty có ổn định hay không. Ngoài ra, chỉ số này cũng dùng để so sánh trong nội bộ doanh nghiệp để xem xét các yếu tố tiềm năng phát triển, khả năng lợi nhuận có thể đáp ứng được các yêu kinh doanh không. 

  • Chọn lọc các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn

Gross margin sẽ hỗ trợ doanh nghiệp so sánh với đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực. Từ đó có thể xác định được vị thế của mình trên thị trường. Mặt khác, từ các chỉ số này, khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, ngân hàng sẽ đưa ra mức tỷ suất lợi nhuận dựa theo từng loại hình, quy mô kinh doanh của đơn vị.

 

Vai trò của Gross Margin - Tỷ suất lợi nhuận gộp
Vai trò của Gross Margin - Tỷ suất lợi nhuận gộp

Công thức tính Gross Margin  

Cách tính chỉ số Gross margin dựa theo công thức sau:

Gross margin = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần x 100%

Với: 

  • Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng - Các khoản giảm trừ
  • Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn sản phẩm đã bán

Ví dụ minh họa cách tính Gross Margin như sau: 

Kết quả kinh doanh của công ty A (6T.2023): 

  • DOANH THU THUẦN: 27,788,261 (A)
  • GIÁ VỐN HÀNG BÁN:14,619,31 (B)

Khi đó, GROSS PROFIT (LỢI NHUẬN GỘP) = 27,788,261 - 14,619,31= 13,168,948 (C)

Áp dụng công thức tính GROSS MARGIN trên đây ta được:

GROSS MARGIN = (C) : (A)  x 100% = 13,168,948 / 27,788,261 x 100% = 47.39%

Như vậy, biên lợi nhuận gộp của công ty A trong 6 tháng đầu năm 2023 là 47.39%

Công thức tính Gross Margin và ví dụ minh họa
Công thức tính Gross Margin và ví dụ minh họa

Gross Margin bao nhiêu là tốt nhất? 

Để đánh giá chỉ tiêu Gross Margin bạn cần phải căn cứ vào từng trường hợp của mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành nghề. Hãy dựa vào 3 giai đoạn sau đây để xem chỉ số Gross Margin của bạn có thực sự tốt hay chưa: 

  • Gross Margin đạt mức ổn định qua các thời kỳ

Hầu như các doanh nghiệp đều có thể duy trì Gross Margin ổn định qua các thời kỳ, trừ khi có sự thay đổi lớn về mô hình kinh doanh. Nếu đang phân tích một doanh nghiệp nhưng thấy tỷ suất biên lợi nhuận trong lịch sử từ khoảng 20-25% nhưng đột nhiên giảm xuống 10% thì cần phải xem xét kỹ các yếu tố tiềm ẩn như chi phí nguyên vật liệu tăng, dây chuyền sản xuất bị gián đoạn, gian lận trong báo cáo,....

Ngược lại, nếu Gross Margin tăng đột biến cũng có thể do một vài lý do chính đáng như sự tăng trưởng ấn tượng từ một dòng sản phẩm hay do doanh nghiệp phục hồi sau khủng hoảng. 

  • Gross Margin biến động theo chiều tăng qua các thời kỳ

Gross Margin tăng qua các thời kỳ chắc chắn là tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp, bởi nó phản ánh được những tiến bộ trong quá trình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, đặc biệt là tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 

  • Gross Margin cao hơn so với trung bình toàn ngành

Gross Margin thấp chưa thể khẳng định một doanh nghiệp hoạt động kém. Quan trọng là bạn phải biết so sánh chỉ tiêu này với các công ty trong cùng ngành hoạt động thay vì so sánh giữa các ngành khác nhau.

Gross Margin cao hơn so với trung bình toàn ngành
Gross Margin cao hơn so với trung bình toàn ngành

Yếu tố tác động đến Gross Margin 

Các yếu tố sau đây sẽ tác động trực tiếp đến Gross Margin mà doanh nghiệp cần lưu ý: 

Hiệu quả của quá trình sản xuất

GPM luôn được tính bằng lợi nhuận gộp và doanh thu. Vì vậy, nếu cải thiện được hiệu quả của quá trình sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí sản xuất và tăng sản lượng sản phẩm, lợi nhuận gộp tăng kéo theo Gross Margin tăng theo. Nhưng ngược lại, nếu hiệu quả sản xuất kém, chi phí sản xuất lại tăng mà sản lượng thấp sẽ khiến lợi nhuận gộp giảm kéo theo GPM giảm. 

Doanh thu của việc bán hàng 

Công ty có doanh số bán hàng cao, chi phí sản xuất không tăng thì lợi nhuận gộp sẽ tăng kéo theo Gross Margin tăng. Song, nếu doanh thu giảm mà doanh nghiệp có khả năng tối ưu được giá vốn bán hàng thì biên lợi nhuận sẽ không bị giảm theo. Trong trường hợp doanh thu không đủ để tra cho chi phí đầu vào thì Gross Margin cũng vô nghĩa.

Khi định giá, bạn cần tính toán kỹ chi phí sản xuất - kinh doanh & lợi nhuận mong muốn. Nếu tối ưu được vốn đồng thời bán được hàng nhưng định giá kém sẽ khiến cho Gross Margin thấp. Việc định giá sản phẩm thấp hơn với chi phí sản xuất, khiến cho biên độ lợi nhuận giảm. Ngược lại, nếu công ty định giá sản phẩm quá cao, khách hàng không thể mua hàng khiến cho doanh thu giảm thì Gross Margin cũng giảm. 

Chiến lược định giá cho sản phẩm
Chiến lược định giá cho sản phẩm

Quản lý mức độ rủi ro hiệu quả

Quản lý mức độ rủi ro để xác định, quản lý các rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu công ty có biện pháp quản lý rủi ro tốt, giảm thiểu được các rủi ro tiềm ẩn, giúp giảm chi phí phát sinh thì sẽ giúp biên độ lợi nhuận tăng.

Làm sao để tăng tỷ suất lợi nhuận gộp?

Việc tăng tỷ suất lợi nhuận gộp không phải là vấn đề quá khó, chỉ cần doanh nghiệp nắm được một vài phương pháp sau đây: 

Cắt giảm chi phí sản xuất phù hợp

Khi doanh nghiệp đang phát triển, bạn có thể đặt hàng với số lượng lớn, thỏa thuận các điều khoản thanh toán tốt nhất với nhà cung cấp để có thể giảm bớt chi phí sản xuất. Hơn nữa, nếu chuyển sang sử dụng các nguyên liệu thô với giá thành rẻ hơn để giảm giá vốn hàng hóa có khả năng cho tỷ suất lợi nhuận gộp. 

Tuy nhiên bạn phải cân nhắc với việc cắt giảm chi phí, vì nếu giảm quá nhiều sẽ khiến cho quá trình sản xuất gặp nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chất lượng và doanh thu. 

Cắt giảm chi phí sản xuất phù hợp
Cắt giảm chi phí sản xuất phù hợp

Tăng giá thành sản phẩm

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, lạm phát như hiện nay, các doanh nghiệp có lợi nhuận bị thu hẹp nếu không có lựa chọn nào khác thì vẫn cân nhắc đến việc tăng giá sản phẩm. Khi tăng giá phải theo dõi giá thành mà đối thủ mình cung cấp có phù hợp hay không. Hãy tăng giá dần dần và có sự thông báo trước đến khách hàng để họ cảm nhận được sự tôn trọng và thoải mái hơn. 

Biên lợi nhuận gộp (Gross Margin) và những thông tin hữu ích mà Bizfly chia sẻ trên đây đã giúp cho bạn hiểu được rõ hơn trong quá trình vận dụng vào doanh nghiệp. Mong rằng thông tin trên thật hữu ích và phục vụ cho việc nghiên cứu của bạn về sau! 

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly